Thái Cực quyền do Trung Quốc xin công nhận riêng cũng như hai dự án “Tiễn thuyền vương – nghi lễ và thực tiễn gắn bó bền vững với người và biển liên quan” do Trung Quốc và Ma-lai-xi-a phối hợp xin công nhận, mới đây được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Di sản văn hóa phi vật thể là hình thức thể hiện văn hóa cổ truyền gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của người dân, được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII đến nay, văn hóa cổ truyền của Trung Quốc được coi trọng hơn bao giờ hết, đã bước vào thời kỳ bảo tồn và phát triển tốt nhất.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình coi trọng việc kế thừa và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, khi khảo sát tại Nội Mông, Tổng Bí thư Tập Cận Bình chuyện trò thân mật với người kế thừa Di sản văn hóa phi vật thể sử thi dân tộc “Gesser”; trong chuyến điều tra, nghiên cứu tại tỉnh Tứ Xuyên, đồng chí đã mua giày vải thủ công của người kế thừa di sản văn hóa phi vật thể Lại Thục Phương; khi xuống cơ sở ở Từ Châu, tỉnh Giang Tô, đồng chí đã bỏ tiền mua túi thơm Đông y do người kế thừa di sản văn hóa phi vật thể Vương Tú Anh tự tay làm….Khen ngợi di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, Tổng Bí thư Tập Cận Bình bằng lời nói và hành động đã bày tỏ thái độ kiên định của Trung ương Đảng đối với việc bảo tồn và kế thừa di sản văn hóa phi vật thể.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình nêu rõ: “Văn hóa cổ truyền xuất sắc là cái gốc cho sự kế thừa và phát triển của một nước, một dân tộc, nếu đánh mất thì sẽ cắt đứt mạch máu tinh thần. Chúng ta cần kết hợp hữu cơ, chặt chẽ việc tôn vinh văn hóa cổ truyền xuất sắc với phát triển văn hóa hiện thực, phát triển trong kế thừa, kế thừa trong phát triển”.