Mẫn Linh

Cầu vồng Hữu nghị: Trung Quốc và Việt Nam chung tay bảo tồn vượn Cao Vít

24-08-2020 15:13:54(GMT+08:00)
Chia sẻ:

“Dãy núi nhấp nhô kéo dài này là con tàu Noah trên hành tinh này của vượn Cao Vít phương Đông”. Ông Dương Giang, Giám đốc Trung tâm Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên vượn Cao Vít phương Đông Bang Lượng cấp quốc gia Trung Quốc đã chia sẻ như vậy khi trả lời phỏng vấn mới đây. Ông cho biết, số lượng vượn Cao Vít phương Đông còn ít hơn gấu trúc Trung Quốc. Trong chương trình hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu hai nước Trung Quốc và Việt Nam chung sức bảo tồn vượn Cao Vít phương Đông.

Trung Quốc và Việt Nam chung tay bảo tồn vượn Cao Vít_fororder_1

Dưới sự hướng dẫn của ông Dương Giang, phóng viên đi vào khu bảo tồn thiên nhiên vượn Cao Vít phương Đông ở thôn Bang Lượng, thị xã Nhâm Trang, thành phố cấp huyện Tịnh Tây, Bách Sắc, Quảng Tây, Trung Quốc. Nơi đây dãy núi chập chùng, rừng cây rậm rạp, chim hót ve kêu. Khu bảo tồn nằm ở vùng biên giới Trung – Việt, giáp ranh với Khu bảo tồn vượn Cao Vít ở huyện Trùng Khánh, Việt Nam.

Trung Quốc và Việt Nam chung tay bảo tồn vượn Cao Vít_fororder_2

Ông Dương Giang làm việc gần chục năm tại khu bảo tồn hiểu rõ đặc tính của vượn Cao Vít phương Đông như lòng bàn tay. Ông Dương Giang nói với phóng viên rằng, điều thu hút mọi người nhất ở vượn Cao Vít phương Đông là âm thanh “hót” của chúng, bởi vậy được các chuyên gia tôn vinh là “ca sĩ” trong giới động vật. “Tiếng hát” của chúng lúc thì du dương, lúc thì ngân vang. Âm thanh khác nhau có ý nghĩa khác nhau, một số là nói chuyện giữa các thành viên trong gia đình, gọi bạn bè, một số là tuyên bố lãnh địa, cảnh báo “hàng xóm” “không nên đi vào địa bàn của mình”. Vượn Cao Vít đã thành lập gia đình thường “phu xướng phụ tuỳ” (chồng hót trước, vợ hót sau), tiếng hót của chúng có thể nghe thấy dù cách xa vài cây số.

Ông Dương Giang cho biết, vượn Cao Vít phương Đông không những là “ca sĩ ô-pê-ra”, mà còn là “diễn viễn xiếc”, dựa vào đôi cánh tay thay phiên lắc lư, vượn Cao Vít hoạt động trên tàng cây, đi lại thoải mái. Vượn Cao Vít phương Đông cả đời không xuống đất, ăn ở đều trên cây hết.

Trung Quốc và Việt Nam chung tay bảo tồn vượn Cao Vít_fororder_3

Tuy nhiên, tinh linh trên trái đất này từng bị các chuyên gia về động vật coi là tuyệt chủng tại Trung Quốc từ thập niên 50 của thế kỷ trước. Tháng 5/2006, trong một lần điều tra về loài chim tại vùng biên giới Trung –Việt, Giáo sư sinh vật học Đại học Quảng Tây Chu Phóng phát hiện dấu tích của vượn Cao Vít phương Đông, mới khiến loài giống này một lần nữa lọt vào tầm mắt của người Trung Quốc.

Ông Dương Giang nói với phóng viên rằng, “Năm 2002, tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam một lần nữa phát hiện loài giống này. Năm 2006, Việt Nam đã thành lập khu bảo tồn vượn Cao Vít phương Đông Trùng Khánh, Trung Quốc cũng thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh vào năm 2009, năm 2013, khu bảo tồn Bang Lượng được nâng cấp thành khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia”.

Trung Quốc và Việt Nam chung tay bảo tồn vượn Cao Vít_fororder_4

Nơi sinh sống của vượn Cao Vít phương Đông nằm giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Ông Dương Giang cho biết, nhằm bảo tồn loài giống có nguy cơ tuyệt chủng này, năm 2011, Sở Lâm nghiệp khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng, Việt Nam đã ký “Bản ghi nhớ hợp tác bảo tồn xuyên biên giới loài và sinh cảnh vượn Cao Vít phương Đông Trung Quốc – Việt Nam”, hai bên cứ hai năm tổ chức một phiên họp chung để bàn thảo các vấn đề liên quan đến việc bảo tồn; khu bảo tồn hai nước hàng năm đều tổ chức hai cuộc gặp ở cột mốc biên giới, trao đổi thông tin bảo tồn, xây dựng biện pháp bảo tồn, thực hiện chung sức bảo tồn; nhân viên bảo vệ rừng hai nước cũng thành lập đội tuần tra chung, thông qua thường xuyên tuần tra để tăng thêm cường độ tấn công hành vi phạm pháp, phạm tội.

Tại cột mốc biên giới số 778 ở vùng biên giới Trung – Việt, ông Dương Giang chỉ vào hướng thôn làng Việt Nam ở dưới chân núi, nói: “Nhân viên bảo vệ rừng của chúng tôi thường xuyên xuống chân núi giao lưu với các nhân viên bảo vệ rừng Việt Nam, và thường xuyên mời họ đến giao lưu”.

Ban đầu phát hiện lại vượn Cao Vít phương Đông, ở Trung Quốc chỉ có 3 đàn với 21 con. Qua hơn 10 năm chung sức bảo tồn, Trung Quốc và Việt Nam khiến số lượng loài giống này có phần gia tăng. Nhằm làm rõ tình hình đàn vượn Cao Vít phương Đông mới nhất hiện nay, tháng 11/2018, Trung Quốc và Việt Nam cùng lúc triển khai điều tra về quần thể đàn vượn này. Sau cuộc điều tra dã ngoại vất vả hơn chục ngày, các nhân viên điều tra hai nước đã công bố số liệu điều tra mới nhất, đó là quần thể đàn vượn Cao Vít phương Đông cuối cùng trên thế giới có số lượng khoảng 122-134 con. Trên lãnh thổ Trung Quốc cả thảy có khoảng 5 đàn với 30 con.

Trung Quốc và Việt Nam chung tay bảo tồn vượn Cao Vít_fororder_5

Ông Dương Giang cho biết, họ yêu cầu tất cả cán bộ, việc đầu tiên sau khi tới khu bảo tồn làm việc là phải vào vùng núi tìm hiểu hình tình thực địa, nhân tiện gửi lời chào tới vượn Cao Vít. Cùng với sự coi trọng và đầu tư của nhà nước Trung Quốc đối với công tác bảo tồn sinh thái, cường độ bảo tồn vượn Cao Vít phương Đông dần được tăng cường. Mặc dù công việc ở khu bảo tồn rất vất vả, nhưng anh Lâm Dũng Kiên thuộc thế hệ 9X vẫn lựa chọn đến đây làm việc. Theo anh, giao tiếp với vượn Cao Vít rất thú vị, anh hàng tháng có tới nửa tháng phải làm việc trên núi.

Non xanh không già, tiếng hót của vượn Cao Vít vẫn như xưa. Sự canh giữ của Chính phủ và nhân dân hai nước Trung – Việt khiến vượn Cao Vít phương Đông được sống lại ở tuyệt cảnh, hợp tác giữa hai nước đang tiếp tục. Ngày 10/1 năm nay, Hội thảo về Trung Quốc và Việt Nam phối hợp bảo tồn vượn Cao Vít phương Đông xuyên biên giới diễn ra ở cột mốc số 784 bên phía Trung Quốc. Người làm công tác bảo tồn Trung Quốc và Việt Nam ngồi lại với nhau bàn thảo tương lai bảo tồn vượn Cao Vít.

 

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập