Kiều Quân

Đi lên cuộc sống khá giả trong tiếng hát: Vượt 1500 ki-lô-mét học nghề nấu ăn

16-08-2020 21:02:30(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Một cặp vợ chồng Trung Quốc bình thường, vượt hơn 1500 ki-lô-mét, từ miền núi của tỉnh Tứ Xuyên đến tỉnh Quảng Đông để học nghề nấu ăn. Tại Học viện đầu bếp của Học viện Kỹ thuật nghề Thuận Đức, Quảng Đông, Trung Quốc, một buổi học đào tạo nấu ăn sắp kết thúc, các học viên đã ghi chép đầy đủ các công thức nấu ăn bằng điện thoại di động thông minh của mình. Các món ngon như “Cá hấp”, “Tôm cay”, “Bánh nhân thịt tươi”, v.v, trong thời gian nửa tháng, học viên Lư Ngọc Hiền đã học được cách chế biến 70 món. Quê của chị Hiền ở xã Đức Khê, huyện Kim Dương, châu Tự trị dân tộc Di Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, đến đây học nghề nấu ăn, chị Hiền và các bạn học của chị đã vượt hơn 1500 ki-lô-mét, đi ô-tô trong hai ngày hai đêm.

Đi lên cuộc sống khá giả trong tiếng hát: Vượt 1500 ki-lô-mét học nghề nấu ăn_fororder_A1169

Phối hợp hỗ trợ xóa đói giảm nghèo giữa miền Đông và miền Tây, là sự tìm tòi hỗ trợ xóa đói giảm nghèo độc đáo của Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, tiếp thêm sức sống bừng bừng cho việc hoàn thành xây dựng xã hội khá giả toàn diện. Thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông kết nghĩa hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho Châu tự trị dân tộc Di Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Năm 2018, quận Thuận Đức, thành phố Phật Sơn dựa vào ưu thế của mình, mở “Lớp đào tạo nghề nấu ăn hỗ trợ xóa đói gảm nghèo chính xác”. Hai năm qua, đã có hơn 300 người theo học, nắm được một nghề trong tay.

Viện trưởng Học viện đầu bếp Trần Kiện đã tổ chức một buổi khai giảng đặc biệt cho các học viên tại nhà ăn của trường, đây cũng là lần thứ 9 Viện trưởng Trần Kiện chào đón các học viên đến từ vùng núi Lương Sơn. Viện trưởng Trần Kiện cho biết, “Chúng tôi đến Lương Sơn, đến tận nhà dạy nghề, tuyển nhận thanh niên nghèo khó và hộ nghèo đã lập hồ sơ ở địa phương, mời họ đến Thuận Đức đào tạo, đây là lớp đào tạo nghề hoàn toàn miễn phí, học toàn thời gian”.

Đi lên cuộc sống khá giả trong tiếng hát: Vượt 1500 ki-lô-mét học nghề nấu ăn_fororder_A1170

Bản đăng ký học nghề nấu ăn của chị Lư Ngọc Hiền là do chồng của chị là anh Vương Vinh Hổ giúp chị điền cho, hai vợ chồng đang kinh doanh một nhà hàng nhỏ chỉ có ba chiếc bàn bên bờ sông Kim Sa ở quê hương. Anh Vương Vinh Hổ là học viên của lớp đào tạo nghề nấu ăn năm ngoái, chị Hiền còn nhớ rất rõ, sau khi chồng của chị trở về quê từ Quảng Đông, thì bắt đầu bận rộn, chị Hiền nói rằng : “Sau khi anh kết thúc khóa đào tạo về quê, chúng tôi đã trang trí lại nhà bếp, các món ăn như cá giòn, tôm cay do anh chế biến, đều nhận được sự yêu thích rộng rãi của thực khách”.

Trong lớp đào tạo nghề nấu ăn của chị Hiền có 30 học viên, học viên trẻ nhất chỉ có 18 tuổi, lớn nhất là 49 tuổi, trong đó có 5 hộ nghèo đã lập hồ sơ. Tính tình của chị Hiền hơi ít nói, nhưng chị nhớ rất rõ về sự thay đổi của chồng chị sau khi tham gia lớp đào tạo của năm ngoái, chị luôn khích lệ bản thân cố gắng học tập tại đây. Vợ chồng chị ngày nào cũng gọi điện cho nhau, chuyện trò về con cái, về công việc kinh doanh của nhà hàng. Họ lấy nhau đã 18 năm, từng làm ruộng, đánh cá, làm thợ mỏ, cho đến hiện nay đã nắm được một nghề trong tay, mở được nhà hàng.

Chị Hiền nói rằng, doanh thu của nhà hàng hiện đã vượt 10 nghìn Nhân dân tệ/tháng, mặc dù giao thông ở quê hiện vẫn không thuận tiện lắm, nhưng so với cuộc sống trước đây, chị thấy càng có niềm tin hơn. Tuyến đường cao tốc ven sông đang trong xây dựng chính chạy qua nhà của chị Hiền, sau khi thông xe vào năm 2022, món tủ “Cá sinh thái sông Kim Sa” của nhà hàng vợ chồng chị chắc sẽ chào đón càng nhiều khách hàng đến từ khắp nơi.

Biên tập viên:Kiều Quân
Lựa chọn phương thức đăng nhập