Năm nay là năm quyết thắng xây dựng xã hội khá giả toàn diện, công kiên thoát nghèo. Trong lòng người dân Trung Quốc, thế nào là cuộc sống khá giả? Làm thế nào để thực hiện xã hội khá giả toàn diện? Tại thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, thành phố trung tâm của vùng châu thổ sông Trường Giang, đông đảo người dân Tô Châu với ngành nghề khác nhau và thời đại khác nhau đã kể lại “cuộc sống khá giả” trong đôi mắt và đáy lòng của họ. Tại thành phố nổi tiếng về văn hoá lịch sử và ở khu vực xung quanh này, người dân càng chú trọng “cuộc sống khá giả” giàu tinh thần phong phú hơn. Văn hoá phồn vinh hơn, xã hội hài hoà hơn là niềm mong ước về “cuộc sống khác giả” của họ. Trong chương trình Trung Quốc ngày nay kỳ này, Sảnh Hoa xin mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu nội dung chi tiết:
Khu phố văn hoá lịch sử ở đường Bình Giang, thành phố Tô Châu, tại Nhà Bảo tàng Côn Khúc. Ở đây đang biểu diễn mang đặc sắc lâm viên “Phù sinh lục ký”, hàng ngày, du khách nhộn nhịp. Ông Chu là một “người Tô Châu gốc” năm nay 41 tuổi.
“Hiện nay, cuộc sống chúng tôi ngày càng giàu có, nên những điều mà chúng tôi theo đuổi ngày càng cao nhã, ngày càng giàu nội hàm văn hoá”.
Là “người Tô Châu thế hệ mới”, cô Lý “thế hệ 9X” cũng bày tỏ niềm mong ước như vậy. Chị nói với phóng viên rằng, hồi học cấp II, chị lần đầu tiên nghe thấy cụm từ cuộc sống “khá giả”, lúc đó, chị Lý thấy “cuộc sống khá giả” là có thể được ăn uống thỏa thích. Hiện nay, chị Lý đã có sự hiểu biết hoàn toàn mới đối với cuộc sống “khá giả”.
“Tôi cho rằng, cuộc sống khá giả là trong khi đáp ứng nhu cầu ấm no, còn phải đáp ứng về mặt tinh thần. Là người Tô Châu mới, tôi thấy phát triển xây dựng văn minh tinh thần Tô Châu khá tốt, khá nhiều người thích văn nghệ, thí dụ đến tham quan các hiệu sách hot trên mạng, đi vẽ tranh trên đường Bình Giang”.
Thành phố như vậy, còn các thị trấn hay thôn làng thì sao? Tại làng Vĩnh Liên, thị trấn Nam Phong ở Tô Châu từng là nơi có diện tích nhỏ, dân số ít, kinh tế lạc hậu. Trong tiến trình cải cách mở cửa, làng Vĩnh Liên đã nắm bắt cơ hội phát triển, hiện đã trở thành một trong những làng hành chính với diện tích rộng nhất, dân số đông nhất, thực lực kinh tế mạnh nhất. Khi gặp phóng viên, cụ Trương Chí Minh, cư dân làng Vĩnh Liên năm nay 75 tuổi đang nghỉ mát trong đình nghỉ mát. Ông nói:
“Vui quá!Cuộc sống ngày càng tốt lên, không lo ăn, không lo mặc, không lo ở. Ngày trước tôi làm công vất vả tại Nhà máy sản xuất thiết bị nông nghiệp. Lúc đó làm việc vất vả, cũng ăn không no, nhà cửa không tốt. Hiện nay không cần làm việc, có ăn, có mặc, có ở, cái gì cũng không lo”.
Cụ Trương Chí Minh rất hài lòng nói với phóng viên rằng, hàng tháng, ngoài lương hưu ra, còn có nhận 900 Nhân dân tệ sinh hoạt phí do làng cấp, cụ giới thiệu cuộc sống mình bằng câu nói thịnh hành trên mạng là “Chất lượng cuộc sống tốt thật”.
Làng Vĩnh Liên có một phòng họp dành cho 260 đại biểu bà con dân làng sử dụng khi tổ chức đại hội và bàn bạc quyết sách.
Ông Tường Chí Tân - Phó Bí thư Chi bộ Hợp tác xã kinh tế cổ phần làng Vĩnh Liên cho biết:
“Mỗi lần khi chúng tôi họp ở bên này là để bà con cơ sở nhìn thấy và cảm nhận được. Có nghĩa là gì? Chính là chúng tôi áp dụng biện pháp hiện đại hoá. Thí dụ khi họp, đại biểu chung cư có thể phát biểu và giao lưu vào bất cứ lúc nào, ở đây bao gồm lời phát biểu trên đài Chủ tịch cũng có thể phát sóng trực tiếp đến mỗi Ti-vi của người dân trong làng”.
Được biết, làng Vĩnh Liên đã thực hiện tổng doanh thu 75 tỷ Nhân dân tệ vào năm 2019, lợi nhuận và thuế đạt 5,6 tỷ Nhân dân tệ; thu nhập bình quân đầu người lên tới 58 nghìn Nhân dân tệ, gấp ba lần so với mức thu nhập bình quân đầu người của bà con nông thôn cả tỉnh Giang Tô.
Dân làng Lục Vệ Hồng cho biết, người dân trong làng cảm thấy mức sống đã đạt cuộc sống “khá giả”, mọi người càng chú trọng cuộc sống tinh thần phong phú.
“Chúng tôi ở đây có thư viện 24/24 giờ, chúng tôi có sân tập luyện sức khỏe, đường bách bộ, những điều này đã khiến đời sống chúng tôi phong phú hơn. Đến buổi tối, chúng tôi nhảy múa trên quảng trường. Chúng tôi còn có trung tâm văn hoá, tổ chức biểu diễn kịch bất định kỳ, tôi cảm thấy rất hài lòng”.
Trên đường Bình Giang, trong làng Vĩnh Liên, niềm mong ước theo đuổi cuộc sống khá giả của người dân thành thị và nông thôn chính là hình ảnh thu nhỏ của rất nhiều địa phương ở miền Đông, Trung Quốc theo đuổi cuộc sống khá giả. Người dân nơi đây cố gắng thực hiện phát triển kinh tế tốt hơn, cũng cố gắng tạo nên cuộc sống văn hoá phồn vinh hơn, xã hội hài hoà hơn.