Theo quan niệm Trung y, dược phẩm và thực phẩm cùng chung một nguồn gốc, rất nhiều thực phẩm và dược phẩm có phần tương thông, và rất nhiều thực phẩm thường gặp hàng ngày chính là một loại dược tài, vừa có giá trị dinh dưỡng, vừa có thể phòng chống bệnh tật, giúp ích cho sức khỏe.
Thăng dương trừ tuệ bài độc khử thấp: gừng ngâm giấm
Trung y cho rằng, gừng tươi là thực phẩm giúp tăng dương khí, xưa nay có cách nói “đàn ông không thể thiếu gừng nội trong trăm ngày”. “Thần nông bản thảo kinh” coi gừng là một loại dược tài, có công dụng hoạt huyết, khử hàn, trừ thấp, toát mồ hôi, kiện vị ngừa nôn, trừ tinh hôi, tiêu chủng v.v Dân gian có câu, “nhà có gừng, bệnh nhỏ không lo”, “mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng, không cần thầy thuốc kê đơn”.
Chế biến gừng ngâm giấm
Một chiếc vò gốm sứ hoặc vò thủy tinh có nắp đậy kín
Gừng 2500g, giấm (trắng hoặc đen) 1000g, đường đỏ 500g
Quá trình chế biến:
Một, gừng rửa sạch và phơi khô ráo nước gọt vỏ thái thành miếng mỏng.
Hai, đường đỏ giã nát cho vào vò và đổ giấm vào, khuấy đều đến khi đường tan vào giấm.
Ba, cho gừng vào ngâm ngập nước giấm.
Bốn, đậy kín 21 ngày, nhớ cứ bảy ngày mở nắp cho thoáng khí, nếu là ngâm bằng vò muối dưa thì không ngừng mở nắp thoáng khí, đảm bảo miệng vò có đủ nước cách ly không khí là được.
Thời gian chế biến và sử dụng
Một, ngày đầu tiên trong Tam phục hàng năm chế biến tốt nhất, cũng có thể điều chỉnh theo đặc điểm của tiết khí hàng năm.
Hai, ngoài mùa thu ra, ba mùa xuân, hạ, đông đều có thể sử dụng.
Lưu ý:
Toàn bộ quá trình chế biến đừng để dính dầu hay nước.
Khi lấy gừng từ vò cũng nên sử dụng đũa sạch.
Công dụng của gừng ngâm giấm:
Một, dẫn sự ôn nhiệt của vị cam vào kinh gan, tỳ. Giúp nhanh chóng bài tiết độc tố tích trữ trong gan ra ngoài.
Hai, có thể ấm tỳ, tiêu thực, khiến thấp, đục, chất chứa trong cơ thể có thể bài tiết ra qua đại tiểu tiện.
Ba, có thể thăng dương trừ tuệ. Làm dương khí thăng, tuệ khí giáng, bài tiết ra ngoài qua đại tiểu tiện.
Bốn, có thể giải quyết vấn đề lỗ chân lông thường bị bịt kín của người hiện đại do thường sử dụng máy điều hòa, bài tiết ra ngoài những chất chứa, ứ đọng, hàn, thủy, thấp trong cơ thể, thông qua gừng ngâm giấm đường một thăng một giáng, một trầm một nổi, khôi phục khả năng tự cân bằng của cơ thể.
Canh bí đao râu ngô
Râu ngô, thần khí khử thấp tuyệt đối không sợ phạm sai lầm
Ngô được xem là một món ăn được nhiều người ưa chuộng, nhưng khi nấu ngô chúng ta thường vặt sạch râu ngô trên thân ngô. Thực ra, râu ngô trông không ra gì lại là một thứ dược tài rất giá trị.
Trung y cho rằng, râu ngô, tính vị cam bình, quy kinh bàng quang, can, đảm, có thể lợi thủy tiêu chủng, lợi thấp thoái hoàng.
Còn bí đao chúng ta thường ăn, thực ra cũng không bình thường. Bí đao vị cam, tính hàn, có công hiệu thanh nhiệt giải thử, hộ thận lợi niệu, giảm mỡ máu, giảm béo. Bí đao cùng với râu ngô chính là một món ăn khử thấp tốt trong mùa hè.
Nguyên liệu: bí đao 250, râu ngô 5g, gừng tươi 5 lát
Bước một, bí đao rửa sạch thái thành miếng nhỏ, râu ngô rửa sạch
Hai, cho bí đao và râu ngô vào nồi, thêm nước vừa phải, cho thêm gừng tươi, vặn lửa to đợi nước sôi sau đó vặn nhỏ lửa đun thêm năm phút, chờ khi nước canh thành màu vàng thì tắt lửa.
Lưu ý, khi nấu canh bí đao không cần gọt vỏ. Bí đao và râu ngô nấu cùng lúc, có thể thanh nhiệt giải thử, lợi niệu. Nhất là vào những ngày trời mưa lâm râm, uống một bát canh bí đao râu ngô ấm, ra ít mồ hôi, thoải mái cả người.
Món ăn bổ khí: Cháo kê hoàng kỳ
Có một câu chuyện: Một cụ ông hơn 90 tuổi đi cùng cháu trai hơn 50 tuổi, trông giống hai anh em. Cụ ông làm thế nào có thể trẻ như vậy? Hóa ra ông cụ kiên trì ăn cháo kê nấu bằng nước hoàng kỳ và kỳ tử.
Cháo kê hoàng kỳ
Chuẩn bị hoàng kỳ 15g, kỳ tử 12g, gạo kê khoảng 50g.
Cho hoàng kỳ và 2000ml nước vào nồi vặn lửa to nấu sôi, sau đó vặn nhỏ lửa nấu nửa tiếng đồng hồ, vớt hoàng kỳ ra cho vào kê và kỳ tử đun 20-25 phút, thời gian đun càng lâu càng tốt.
Công hiệu:
Cháo kê hoàng kỳ bổ khí hành khí, rất thích hợp nhóm người thức đêm khôi phục năng lượng, là món ăn tốt bổ khí.