Tỉnh Chiết Giang là nơi ra đời và đi đầu thực hiện quan điểm “non xanh nước biếc chính là rừng vàng biển bạc” của Tổng Bí thư Tập Cận Bình. Trong thư mừng, Tổng Bí thư đã cho biết,
Trung Quốc coi trọng cao độ bảo vệ môi trường sinh thái, giương cao quan điểm quan trọng “non xanh nước biếc chính là rừng vàng biển bạc”, hướng dẫn người dân chung sống hài hoà với thiên nhiên, đưa xây dựng văn minh sinh thái vào bố cục tổng thể phát triển đất nước, dốc sức xây dựng Trung Quốc tươi đẹp, thu được tiến bộ rõ rệt.
Hiện nay toàn thế giới đang đứng trước thách thức cam go như ô nhiễm môi trường, thay đổi khí hậu, đa dạng hoá sinh vật giảm. Quan điểm “non xanh nước biếc chính là rừng vàng biển bạc” của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, đã cung cấp hướng dẫn tư tưởng và lý luận cho xây dựng văn minh sinh thái Trung Quốc trong thời đại mới, đóng góp trí tuệ Trung Quốc và phương án Trung Quốc cho phát triển bền vững toàn cầu.
Tháng 9/2013, ổng Bí thư Tập Cận Bình cho biết, “chúng ta vừa muốn có non xanh nước biếc, cũng muốn có rừng vàng biển bạc. Thà cần non xanh nước biếc còn hơn rừng vàng biển bạc, hơn nữa non xanh nước biếc chính là rừng vàng biển bạc. Chúng ta tuyệt đối không được hy sinh môi trường sinh thái để đổi lấy phát triển nhất thời kinh tế”.
Chọn non xanh nước biếc hay rừng vàng biển bạc? Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã nói rõ mối quan hệ biện chứng trong đó.
Bộ trưởng Tài nguyên thiên niên và môi trường Lào Sô-mát Phô-se-na cho biết, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã nêu ra biện pháp giải quyết mâu thuẫn phát triển khó điều hòa này bằng phương thức đơn giản và dễ hiểu, Lào nên lấy đó làm quan điểm phát triển của mình.
Giáo viên tiếng Trung người Ai Cập Na-se Ab-đel A-le cho biết, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã nhắc đến quan điểm “non xanh nước biếc chính là rừng vàng biển bạc”, cho thấy sự coi trọng cao độ của Tổng Bí thư đối với bảo vệ môi trường, quan điểm này đã tổng kết trí tuệ Trung Quốc, là quan điểm phát triển đáng học tập.
Từ khi Đại hội 18, Trung Quốc giương cao quan điểm này, đã thu được thành tựu được cả thế giới ghi nhận trong xây dựng văn minh sinh thái trong khi thúc đẩy phát triển kinh tế chất lượng cao:
Thiết thực thúc đẩy công kiên phòng trị ô nhiễm. Trung Quốc đã bắt đầu cuộc chiến bảo vệ bầu trời xanh, trải qua nỗ lực gian khổ, Trung Quốc đã trở thành nước trị lý ô nhiễm không khí với tốc độ nhanh nhất.
Tháng 11/2019, Bộ Môi trường Sinh thái Trung Quốc tuyên bố, Trung Quốc đã đạt được mục tiêu giảm khí thải các-bon 40%-45% trong năm 2020 so với năm 2005.
Giám đốc Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc An-đéc-xen cho biết, quan điểm “non xanh nước biếc chính là rừng vàng biển bạc” đã giải thích quan điểm chung sống hài hoà giữa con người và thiên nhiên một cách sinh động, Trung Quốc đã đã đóng góp to lớn trong công tác bảo vệ môi trường, cải thiện môi trường đất, nước và không khí từng bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Trong hợp tác đối ngoại, Trung Quốc tích cực thực hiện quan điểm phát triển xanh.
Khi xây dựng dự án đường sắt tại Kê-ni-a, kỹ sư Trung Quốc đã bảo vệ thành công rừng ngập mặn địa phương, đồng thời bảo đảm động vật hoang dã đi qua đường sắt một cách tự do.
Khi triển khai dự án tại bến cảng Xri Lan-ka, Trung Quốc đã cải tạo thành công một bến cảng dùng điện thay thế cho dầu, là bến cảng xanh quy mô lớn nhất Nam Á.
Khi xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Đảo Ba-li, kỹ sư Trung Quốc đã áp dụng kỹ thuật bảo vệ môi trường tiên tiến để phòng chống ô nhiễm, cung cấp 40% điện lực cho toàn đảo, đồng thời giữ nguyên sinh thái thiên nhiên cho cá heo xung quanh.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển công nghiệp và tăng trưởng kinh tế Mê-hi-cô cho biết, Trung Quốc đặt quan điểm sinh thái vào vị trí hạt nhân chiến lược phát triển, tầm nhìn chiến lược này đã khiến Trung Quốc dẫn đầu thế giới về mặt trị lý sinh thái toàn cầu.
Kỹ thuật trồng Hòa thảo của Trung Quốc đã được quảng bá đến hơn 100 nước và vùng lãnh thổ, Trung Quốc đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho xây dựng “Trường Thành xanh” của châu Phi, hiện nay Trung Quốc đang chia sẻ kinh nghiệm trị lý sinh thái cho càng nhiều nước.
Thành tựu to lớn trong công tác xây dựng văn minh sinh thái của Trung Quốc đã cho phép quan điểm văn minh sinh thái Trung Quốc “non xanh nước biếc chính là rừng vàng biển bạc” nhận được sự đồng thuận rộng khắp và ca ngợi cao độ của cộng đồng quốc tế.
Năm 2013, Hội nghị Hội đồng Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đã thông qua dự thảo quyết định quảng bá quan điểm văn minh sinh thái của Trung Quốc.
Năm 2016, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đã ra báo cáo “Non xanh nước biếc chính là rừng vàng biển bạc: Chiến lược và hành động về văn minh sinh thái của Trung Quốc”.
Năm 2018, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc Ác-him Xtây-nơ đã đến Chiết Giang khảo sát, ông hết sức ca ngợi quan điểm phát triển của Trung Quốc gồm quan điểm “non xanh nước biếc chính là rừng vàng biển bạc”. Ông cho biết, chúng ta mong chia sẻ kinh nghiệm này cho cả thế giới, để khuyến khích các nước cải thiện môi trường sinh thái.
Quan điểm “non xanh nước biếc chính là rừng vàng biển bạc” đang cho phép các nước trên thế giới hiểu biết sâu sắc hơn về công tác xây dựng văn minh sinh thái Trung Quốc trong thời đại mới, đồng thời kích thích các nước triển khai hợp tác sinh thái với Trung Quốc.
Bộ trưởng Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên và môi trường Lào Sô-mát Phô-se-na cho biết, “Lào và Trung Quốc núi liền núi, sông liền sông, Lào mong hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc về khai thác và trị lý sông Lan Thương – Mê Công và kiểm nghiệm chất lượng nước”.
Tổng Biên tập “Báo Diễn đàn Qatar” cho biết, Trung Quốc đã thu được thành quả trị lý sa mạc to lớn được thế giới công nhận, không gian hợp tác giữa Ca-ta và Trung Quốc là rất lớn.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển công nghiệp và tăng trưởng kinh tế Mê-hi-cô cho biết, quan điểm “non xanh nước biếc chính là rừng vàng biển bạc” là quan điểm không biên giới, cung cấp bài học cho phát triển xanh của các nước Nam Mỹ và châu Phi.
Hướng tới tương lai, Trung Quốc nguyện cùng các nước bảo vệ quê hướng trái đất mà nhân loại cùng chung sống, đóng góp tích cực cho xây dựng thế giới tươi đẹp, xây dựng Cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại.