La Thành

Biểu tượng cảm xúc về phòng chống dịch COVID-19, truyền đi tình yêu thương bằng ngón tay

06-03-2020 17:37:03(GMT+08:00)
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_timg (2)

图片默认标题_fororder_timg (5)

Mấy hôm trước, bạn Nghiêm nhận được một biểu tượng cảm xúc qua Wechat, biểu tượng cảm xúc này với hoạt hình Khổng Tử mi bạc râu dài đang nhắm mắt, nắm bàn tay lại như đang luyện công, cùng với động tác ngẩng đầu lên và cúi đầu xuống, trên đầu xuất hiện tín hiệu WIFI màu xanh, bên cạnh còn hiện lên dòng chữ tiếng Trung tạm dịch là “gặp bạn bè qua mạng”. Bạn Nghiêm rất vui: “Biểu tượng cảm xúc này dí dỏm thật, hóa ra là nhắc nhở mọi người không tổ chức tụ tập”

Trong thời gian phòng chống dịch COVID-19, rất nhiều biểu tượng cảm xúc trở nên nóng hổi trên mạng. Các danh nhân thời cổ như Khổng Tử, Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh v.v hiện ra với nhân vật hoạt hình, giới thiệu kiến thức y tế với mọi người, các học sinh sinh viên thế hệ sinh sau năm 1995, thậm chí sau năm 2005 cũng tới tấp sáng tác biểu tượng cảm xúc. Chỉ cần bấm nhẹ một cái, biểu tượng cảm xúc nho nhỏ sẽ truyền đi kiến thức phòng chống dịch bệnh và tình thương yêu qua ngón tay.

Biểu tượng cảm xúc Wechat là đội quân chủ lực tuyên truyền phổ biến kiến thức phòng chống dịch bệnh

Biểu tượng cảm xúc mà bạn Nghiêm nhận được mang tên “Tam tự kinh về phòng chống dịch bệnh”, do thầy trò Học viện Công nghệ Mỹ thuật Sơn Đông cùng thiết kế. Trong gói biểu tượng cảm xúc, Khổng Tử hoàn toàn thay đổi hình ảnh nghiêm túc vốn là thánh nhân trong lòng mọi người, trở thành “ông già râu bạc” dí dỏm. Trong biểu tượng cảm xúc “diệt khuẩn tiêu độc”, Khổng Tử đeo khẩu trang, đang phun thuốc diệt khuẩn; trong biểu tượng cảm xúc “tập thể dục”, Khổng Tử vén tay áo trở thành người đàn ông cơ bắp đang tập tạ.

Vậy, tại sao lựa chọn Khổng Tử để thiết kế biểu tượng cảm xúc? Thầy Trương Quang Soái, chỉ đạo ê-kíp thiết kế cho biết: “Trước hết, chủ đề sáng tác phòng chống dịch bệnh là một việc tương đối nghiêm túc, nhân vật được lựa chọn phải có uy tín, đáng tin cậy, sức kêu gọi và dễ phân biệt; thứ đến, Khổng Tử là nhà giáo dục nổi tiếng thế giới, lấy hình ảnh của ông để phổ biến kiến thức phòng chống dịch bệnh cho mọi người là rất thích hợp.”

Sau khi xác định nhân vật, các thầy trò lại tham khảo hình vẽ Khổng Tử ở các thời kỳ, chỉnh lại nhiều lần xoay quanh đặc trưng thiết kế biểu tượng, kết cấu hình ảnh hoạt hình và tỷ lệ hình ảnh, cuối cùng hoàn thành hình ảnh Khổng Tử với nhân vật hoạt hình. Thầy Soái cho biết: “Hình ảnh thiết kế cuối cùng của Khổng Tử ra mắt với hình ảnh bậc tiền bối trí tuệ, và xử lý một cách phô trương đối với râu và lông mi, tăng thêm ‘tiên khí’, trong khi đó hình ảnh hoạt hình cũng trở nên thân thiện hơn. Đồng thời, lựa chọn nghi thức chắp tay làm động tác tiêu chuẩn, là nghệ thuật hóa cách thể hiện trang phục.”

图片默认标题_fororder_timg

图片默认标题_fororder_timg (3)

Người nêu ra ý tưởng sáng tác thêm “Tam tự kinh” ở bên Khổng Tử hình ảnh hoạt hình là ông Phan Lỗ Sinh, Tổng Giám đốc Nghệ thuật biểu tượng cảm xúc, Viện trưởng Học viện Công nghệ Mỹ thuật Sơn Đông, ông cho biết: “’Tam Tự Kinh’ là giáo trình vỡ lòng truyền thống, dễ hiểu, mượn hình thức ngôn ngữ này, dễ đọc và quảng bá nhanh.”

Ông Phan Lỗ Sinh cho biết: “Gói biểu tượng cảm xúc ‘Tam tự kinh về phòng chóng dịch bệnh’ là lần thử nghiệm kết hợp văn hóa truyền thống xuất sắc với thiết kế phương tiện kỹ thuật số và tuyên truyền kiến thức phòng chống dịch bệnh, để danh nhân văn hóa lịch sử phổ biến kiến thức phòng chống dịch bệnh. Chúng tôi còn khai thác một gói biểu tượng cảm xúc khác mang tên ‘Những điều cụ Chung nói’, lấy hình ảnh của viện sĩ Chung Nam Sơn làm nhân vật chính, nhằm phổ biến kiến thức phòng chống dịch bệnh qua nhân vật hàng đầu trong lĩnh vực y học. Ngoài ra, còn có gói biểu tượng cảm xúc ‘Lôi thần chữa bệnh truyền nhiễm, Hỏa thần chống dịch bệnh’ lấy đề tài từ hình ảnh Lôi thần và Hỏa thần thời cổ. Tác phẩm nghệ thuật phương tiện truyền thông mới như biểu tượng cảm xúc có tính sử dụng rất mạnh, đồng thời có thể phản ánh thực tế một cách nhanh chóng kịp thời, là đội quân chủ lực tuyên truyền phòng chống dịch bệnh”

Ngoài Khổng Tử ra, các bậc thánh nhân thời cổ được thêm vào gói biểu tượng cảm xúc phòng chống dịch bệnh còn có Phạm Lãi, Trương Hoành, Gia Cát Lượng, Trương Trọng Cảnh. “4 danh nhân văn hóa lịch sử này rất nổi tiếng ở thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam, được tôn vinh là ‘Bốn Thánh nhân Nam Dương’, đầu phố cuối ngõ đều có rất nhiều nội dung giới thiệu và tuyên truyền về các thánh nhân trên.” Bà Vương Tiếu Hà, Tổng Giám đốc Đài Phương tiện truyền thống mới Chính trị Tập đoàn Truyền thông Báo Nam Dương cho biết, việc triển khai tuyên truyền chủ đề dựa vào danh nhân địa phương không những có thể nâng cao độ tin cậy, mà còn có sức thân thiện, tạo nên sự đồng thuận của người dân địa phương.

Không ngoài dự kiến, “Gói biểu tượng cảm xúc 4 thánh nhân Nam Dương về phòng chống dịch bệnh” phát hành trên mạng ngày 9/2 đã nhận được sự hoan nghênh rộng khắp của người dân địa phương. Cư dân mạng đánh giá viết: “Rất tốt! Kết hợp văn hóa địa phương với tình hình dịch bệnh hiện nay, ý tưởng sáng tác mới mẻ, hình ảnh thời thượng, bấm like!” “Tư cách của mấy thánh nhân rất phù hợp nội dung tuyên truyền, ý tưởng sáng tác tuyệt vời.”

Nhìn kỹ gói biểu tượng cảm xúc này, đúng như cư dân mạng nói. Phạm Lãi nhắc nhở mọi người “mua sắm theo nhu cầu thực tế”, Trương Trọng Cảnh khuyên chúng ta “thường xuyên rửa tay”, “đeo khẩu trang”, lời nói của Gia Cát Lượng là “không tổ chức liên hoan”, “không ra khỏi nhà”, Trương Hoành tay cầm hỗn thiên nghi kêu gọi “không tin tin đồn”.

图片默认标题_fororder_timg (8)

图片默认标题_fororder_55e736d12f2eb9388b2b07d0d634ad33e5dd6f2d

Biểu tượng cảm xúc trở thành trợ lý nhỏ của cộng đồng phòng chống dịch bệnh

Trong các con ngõ ở quận Tây Thành thành phố Bắc Kinh, thường hay bắt gặp một nhóm người, họ trong bộ áo gi-lê màu đỏ, cánh tay đeo băng đỏ, đội mũ đỏ, nghiêm chỉnh kiểm tra và giữ gìn trật tự an ninh, đôi khi còn chỉ đường cho du khách không biết đường, họ là những người tình nguyện bình yên được gọi là “Bác gái Tây Thành”.

Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 lần này, cộng đồng khu chung cư là tuyến đầu phối hợp phòng chòng dịch bệnh, cũng là phòng tuyến hiệu quả nhất ngăn chặn dịch bệnh truyền vào và phòng chống lây lan trong cộng đồng. Các bác gái Tây Thành tích cực phục vụ mọi người trong ngày thường, đã chuyển sang trò chuyện trên Wechat, biến thành nhân vật hoạt hình, truyền lời nhắc nhở ấm áp cho mọi người qua hình thức gửi biểu tượng cảm xúc. Nhằm vào đặc điểm phòng chống dịch bệnh của cộng đồng, đã đưa ra “Gói biểu tượng cảm xúc bác gái Tây Thành chống dịch bệnh”

Sau khi đưa lên mạng, gói biểu tượng cảm xúc đã nhánh chóng phổ biến trong cộng đồng khu chung cư ở quận Tây Thành, biểu tượng cảm xúc “bác gái Tây Thành” đội mũ đỏ nhỏ, để tóc quăn từng câu một dặn mọi người phải “tích cực phối hợp đo thân nhiệt”, “làm tốt đăng ký thông tin càng yên tâm” thông qua nhóm Wechat, các bác gái Tây Thành không phục vụ mọi người trên đường phố như ngày thường, nhưng trong nhóm Wechat, họ vẫn tiếp tục phát huy vai trò láng giềng hỗ trợ lẫn nhau, phối hợp phòng chống dịch bệnh.

Ông Trương Triết Vũ cho biêt: “Bác gái Tây Thành” hiện đã trở thành một IP, hình ảnh hoạt hình của họ xuất hiện trong trò chuyện Wechat của nhóm cộng đồng chung cư và láng giềng, có thể nhắc nhở các bạn từ các nơi khác về đến Bắc Kinh đăng ký kịp thời thông tin, cũng có thể nhắc nhở người dân tích cực phối hợp công tác phòng chống dịch bệnh, phương thức tuyên truyền này không những thuận tiện và hiệu quả, mà cũng sinh động và dí dỏm.”

图片默认标题_fororder_timg (7)

Tham gia sáng tác gói biểu tượng cảm xúc chống dịch lần này, ngoài các bác gái Tây Thành ra, còn có các tình nguyên viên quận Hải Điện.

Bạn Vương Bằng là sinh viên năm thứ 4 Học viện Công nghiệp hóa chất Dầu mỏ Bắc Kinh, cũng là một tình nguyện viên của Tổ chức công ích Tịch Dương Tái Thần. Nghỉ Đông năm nay, khác với những năm trước, mùng 9 Tết Nguyên Đán, bạn Bằng vội vàng mở máy vi tính và bận rộn công việc, không phải viết luận văn, mà bạn muốn sáng tác một gói biểu tượng cảm xúc về phòng chống dịch bệnh, để đóng góp một phần nho phòng chống dịch bệnh.

Bạn Bằng cho biết: “Nhận thấy những người công tác trong khu chung cư mỗi ngày trực mười mấy tiếng đồng hồ vì sức khỏe của người dân, nhất là trong những ngày gió tuyết, họ vẫn kiên trì công việc, trực và tuần tra, đi vào nhà kiểm tra, tôi hết sức cảm phục họ. Tôi muốn thông qua một chút cố gắng của mình, kêu gọi mọi người tham gia phòng chống dịch bệnh, không ra khỏi nhà, không tụ tập liên hoan, không gây loạn.”

Hiện nay, “Gói biểu tượng cảm xúc phòng chống dịch bệnh” do khu phố Hoa Viên sáng tác đã lên mạng. Gói biểu tượng cảm xúc này gồm có 8 hình ảnh nhân vật, 18 biểu tượng cảm xúc, về hình ảnh nhân vật gồm các độ tuổi, vừa có trẻ em, vừa có người đứng tuổi. Mỗi nhân vật hoạt hình sinh động đều đeo khẩu trang, nêu bật đề nghị với các dòng chữ “từ chối tụ tập”, “kiên trì ở nhà sẽ được mọi người khen”, “thấy ảnh như gặp mặt” v.v.

Sau khi quảng bá trong nhóm Wechat của 26 khu chung cư trong khu phố, người dân khu chung cư gửi biểu tượng cảm xúc bằng ngón tay cũng trở thành “người tuyên truyền phòng chống dịch bệnh”. Ông Tống Như Nghĩa ở khu chung cư cho biêt: “Ảnh biểu tượng mà tôi vừa đổi trong Wechat là biểu tượng thứ 3, rất giống ảnh thật của tôi.” Bà Thi Sảnh Sảnh, nhân viên cộng đồng cho biết: “Khi trò chuyện với bạn bè, không cần gõ chữ, gửi một biểu tượng cảm xúc là có thể gửi lời hỏi thăm ‘thấy ảnh như gặp mặt’.”

Biên tập viên:La Thành
Lựa chọn phương thức đăng nhập