Mới đây, bộ phim “Nhà máy Mỹ” (American Factory) kể về câu chuyện Công ty Thủy tinh Phúc Diệu Trung Quốc(Fuyao Glass) mở nhà máy tại Mỹ đã đoạt giải Oscar về phim tài liệu xuất sắc nhất, nhận được sự quan tâm của các giới. Trong tiết mục “Tuần san văn hóa” hôm nay, La Thành xin chia sẻ Câu chuyện Trung Quốc đằng sau phim tài liệu “Nhà máy Mỹ” đoạt giải Oscar.
Về việc bộ phim đầu tay sau khi chuyển sang lĩnh vực truyền hình giải trí đoạt giải thưởng lớn, cựu Tổng thống Mỹ Ô-ba-ma ngay lập tức đã bày tỏ vui mừng trên tài khoản mạng xã hội viết: Chúc mừng hai đạo diễn Steven Bognar và Julia Reichert xây dựng bộ phim “Nhà máy Mỹ”, kể về một câu chuyện cảm động, thể hiện kinh tế bấp bênh tác động mạnh mẽ đối với nhân loại.” Vợ chồng cựu tổng thống Mỹ thành lập Công ty Higher Ground Productions vào năm 2018, dự định hợp tác với dịch vụ truyền hình trực tuyến Netflix và đưa ra 7 bộ phim trong xê-ri của hãng này, ông Ô-ba-ma viết: “Rất vui nhận thấy hai đạo diễn tài hoa, thẳng thắn và hiền lành đã đoạt giải Oscar với bộ phim đầu tiên trong xê-ri phim của hãng Higher Ground Productions”.
Từ tháng 2/2015 đến tháng 12/2017, bộ phim tài liệu “Nhà máy Mỹ” trải qua thời gian 3 năm, thời lượng quay hình hơn 1200 giờ, kể về câu chuyện Công ty Thủy tinh Phúc Diệu Trung Quốc mở nhà máy tại Mỹ và mang lại việc làm cho địa phương, nói lên hoàn cảnh khó khăn kinh tế của Mỹ trong “lĩnh vực rỉ sét”, phản ánh khoảng cách văn hóa giữa hai nước Trung-Mỹ.
Để ê-kíp làm phim Mỹ quay phim một cách công khai và minh bạch
“Cảm ơn ông Tào Đức Vượng!” tại lễ trao giải cùng ngày, đạo diễn Steven Bognar và Julia Reichert đã gửi lời cảm ơn bằng tiếng Trung khi nhận giải thưởng.
Khi trả lời phỏng vấn, ông Tào Đức Vượng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Công nghiệp Thủy tinh Phúc Diệu cho biết: “Ban đầu rất ít người ủng hộ việc quay phim ở nhà máy, vì ê-kíp Mỹ yêu cầu công khai triệt để về mọi mặt. Khi ký hợp đồng, người dựng phim nói vói tôi rằng, ông Vượng, chúng tôi làm phim tài liệu, không thể tùy tiện cắt bớt hình quay, hơn nữa, biên tập phim là quyền tự do của chúng tôi, nội dung công chiếu cuối cùng sẽ do chúng tôi quyết định. Tôi nói với họ, công việc chúng tôi làm mà các bạn đã quay được đều có thể công chiếu, nhưng các bạn đừng bôi nhọ tôi. Họ đã cười và nói, ông phải tin tưởng chúng tôi, sẽ không có chuyện đó đâu.”
“Ê-kíp làm phim vào nhà máy quay phim công khai, vừa có mặt tốt, cũng sẽ bộc lộ những bất cập đòi hỏi chúng tôi phải cải thiện.” Ông Tào Đức Vượng nêu ví dụ, như chế độ điểm danh buổi sáng của nhà máy Trung Quốc ở huyện Phúc Thanh, tỉnh Phúc Kiến của Công ty Phúc Diệu. “Tôi không biết họ đã quay hình vào lúc nào, hồi đó thực sự có quy định điểm danh báo số, hiện đã không còn.” Ông Tào Đức Vượng cho biết, chế độ điểm danh buổi sáng lúc đó trên thực tế là: khi đến giờ làm, giám đốc nhà máy sẽ họp với các trưởng phòng sản xuất, thông báo các yêu cầu như hôm nay sẽ làm việc gì, làm cho khách hàng nào, có yêu cầu đặc biệt gì v.v. vì xe hơi trên phạm vi toàn cầu chia thành 4 dòng xe, hôm qua làm dòng xe châu Âu, hôm nay làm dòng xe Mỹ, đòi hỏi khác nhau. Chế độ điểm danh còn có một vai trò là kiểm tra trưởng phòng sản xuất đã chuẩn bị sẵn tinh thần làm việc hay chưa.
“Nhưng đến ngày quay phim, trong khi điểm danh nhân viên báo số 1,2,3,4, đã gây cảm giác như quản lý quân sự hóa. Nhưng không sao, tôi đã hứa với các bạn, đã ghi hình thì để lại.” Ông Tào Đức Vượng nói: “Đến cuối tháng 8, đạo diễn đưa bản phim nghiệm thu cho tôi xem và hỏi ý kiến, tôi không có ý kiến gì, các nội dung đã quay hình theo thỏa thuận đều có thể công chiếu.”
“Từ việc quay phim tài liệu đến việc quản lý nhà máy ở Mỹ, tôi cảm thấy vấn đề lớn nhất giữa hai nước Trung-Mỹ, là sự trao đổi và hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên chưa đủ.”Ông Tào Đức Vượng nói, người Mỹ thích cách nói thẳng, theo đuổi phương thức công khai, minh bạch để bảo vệ quyền công bằng, công chính của họ, các doanh nghiệp vốn Trung Quốc phải học và thích ứng điều này.
“Rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ở Mỹ dứt khoát phải giải quyết vấn đề này, đừng nên giấu giếm, tự cho mình thông minh.” Ông Tào Đức Vượng giới thiệu kinh nghiệm, “ví dụ, khi triển khai dự án tôi sẽ trao đổi với các nhân viên Mỹ, công việc này chúng ta sẽ làm như vậy trong giai đoạn này, bước tiếp theo sẽ làm như thế nào, nếu như làm theo cách làm của bạn không đủ thời gian, chúng ta có thể hoàn thành trong thời gian bao lâu. Đối với những việc không làm nổi, tôi sẽ cho các nhân viên biết đang tồn tại vấn đề gì, bạn dành một ít thời gian cho tôi, tôi sẽ giải quyết đúng theo kế hoạch.”
Xung đột về bất đồng văn hóa được hòa nhập trong phát triển
“Nhật báo màn bạc” Mỹ từng bình luận câu chuyện Trung Quốc trong bộ phim tài liệu “Nhà máy Mỹ” do người Mỹ xây dựng, “là nhận xét đối với xung đột văn hóa và kinh tế quan trọng nhất của thời đại chúng ta.”
Trong phim tài liệu, nhân viên Trung Quốc cho rằng các đồng nghiệp Mỹ làm việc chậm, nhân viên Mỹ lại phàn nàn Công ty Trung Quốc có kỷ luật nghiêm khắc, công việc khô khan, đằng sau doanh thu không đạt mục tiêu, đã thể hiện bất đồng về đòi hỏi của nhân viên hai nước, cũng như hai bên hòa nhập về mô hình quản lý doanh nghiệp
Mâu thuẫn và xung đột trong bối cảnh văn hóa khác nhau đang từng bước hòa nhập cùng với sự phát triển của doanh nghiệp. “Thời kỳ đầu mở nhà máy, các công nhân tuyển được có tuổi hơi cao, nhân viên xuất sắc không muốn đến nhà máy nhỏ chúng tôi.” Ông Tào Đức Vượng cho biết, cùng với sự nâng cao về danh tiếng và phúc lợi tiền lương của công ty Phúc Diệu ở địa phương, 6 tháng cuối năm 2018, số nhân viên tốt nghiệp đại học tăng dần, tỷ lệ nhân viên tốt nghiệp đại học hiện nay chiếm khoảng 50%. Điều thu hút các nhân viên không chỉ có nhà máy sạch đẹp và trình độ tự động hóa cao, mà còn gồm có cảm giác danh dự mạnh mẽ.
“Tôi thường nói với các nhân viên Mỹ, ý nghĩa các bạn ở nhà máy không chỉ đơn thuận là một công việc, mà còn phục vụ an ninh ngành nghề của đất nước các bạn.” Ông Tào Đức Vượng cho biết, một chiếc xe ô-tô thiếu một mảnh thủy tinh sẽ không thể xuất xưởng, Đông và Tây bán cầu chênh lệch 12 giờ, giờ làm việc khác nhau sẽ nảy sinh vấn đề cung ứng. Chúng tôi mở nhà máy ở Mỹ đã đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng của ngành xe hơi Mỹ.
“Số nhân viên Mỹ có tố chất cao sau khi hiểu rõ tôi muốn làm gì, muốn làm thế nào, một khi bắt tay làm việc sẽ nhanh hơn nhân viên Trung Quốc.” Ông Tào Đức Vượng cho biết, năm 2017, nhà máy Mỹ bắt đầu có lãi, lợi nhuận tăng lên từng năm, lợi nhuận của năm 2019 khoảng hàng chục triệu USD.
Về quản lý và văn hóa doanh nghiệp, Nhà máy Mỹ Phúc Diệu cũng đang tiến lên theo tiêu chuẩn Mỹ. “Chúng tôi đã thành lập Ban tư vấn tiền lương và phúc lợi nhân viên, mục đích là để nhân viên nêu ý kiến, góp ý cho làm thế nào có thể làm việc tốt hơn, qua đó tăng cường trao đổi giữa nhân viên và người quản lý. Ngoài ra, chúng tôi mỗi tuần có một ngày mở, nhà máy mở cửa với người dân thành phố, sau khi tham quan song nhà máy đẹp đẽ, hoan nghênh các phụ huynh đưa con đến làm việc.”
“Kinh tế Trung-Mỹ có tính bổ sung lẫn nhau rất mạnh, đối với hai bên mà nói, nước bạn là đối tác kinh tế thương mại có lợi nhất thế giới. Sâu sắc hợp tác kinh tế thương mại Trung-Mỹ, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của hai nước nói riêng, và phồn thịnh của cả thế giới nói chung.”
Ông Tào Đức Vượng cho biết, hiện nay, chịu tác động của dịch viêm phổi do chủng vi-rút cô-rô-na mới, kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng tạm thời, nhưng xu thế có tính bền bỉ, xoay chuyển, phát triển theo hướng tốt của kinh tế Trung Quốc sẽ không thay đổi, có thể cung cấp thị trường rộng lớn và điểm tựa vững chắc cho kinh tế thế giới.