Mọi người luôn sẵn sàng dùng bộ mặt năm mới phủ lên ký ức năm cũ, về các điều tốt hay xấu trong năm cũ, đều nên vẽ lên một dấu chấm, mở ra chặng đường mới. Sau đây xin điểm lại 10 sự kiện văn hóa Trung Quốc năm 2019, coi như vẽ lên một dấu chấm cho năm vừa qua.
Một, điện ảnh Trung Quốc giành được thành tích ngoạn mục.
Điện ảnh Trung Quốc thể hiện xuất sắc trong năm 2019. Chẳng hạn, phim “Lưu lạc địa cầu” công chiếu vào dịp Tết Nguyên đán 2019 đã mở ra “năm đầu tiên cho phim khoa học viễn tưởng Trung Quốc”, là phim ăn khách thứ 4 trên toàn cầu; phim “Na Tra: Ma đồng giáng thế” công chiếu vào dịp nghỉ hè đã chứng thực “phim hoạt hình Trung Quốc trỗi dậy”, lập kỷ lục mới về doanh thu phòng vé của phim hoạt hình Trung Quốc; 3 bộ phim dòng chính “Tôi và Tổ quốc tôi”, “Cơ trưởng Trung Quốc” và “Nhà leo núi” công chiếu vào dịp Quốc khánh đã đột phá mức doanh thu phòng vé 5 tỷ Nhân dân tệ...
Những phim nói trên có một đặc trưng chung, đó là được sáng tác dựa trên cơ sở văn hóa truyền thống Trung Quốc và giá trị quan hiện đại, khơi gợi sự đồng cảm của khán giả, khiến phim vừa hấp dẫn vừa hoàn chỉnh.
Hai, Việc liệu Lý Tử Thất có phải là “xuất khẩu văn hóa” hay không gây tranh cãi.
Cô nàng Lý Tử Thất, chủ nhân của loạt video nấu ăn phiên bản cổ trang gây sốt cộng đồng mạng trong và ngoài nước: Một là, những video về cuộc sống thôn quê ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc do Lý Tử Thất đăng trên mạng đã thu hút lượng lớn người hâm mộ trong nước; Hai là, Lý Tử Thất được lượng lớn cư dân mạng ủng hộ trên nhiều trang mạng xã hội nước ngoài, trở thành một tấm “danh thiếp mới” đại diện cho nền văn hóa Trung Quốc. Việc Lý Tử Thất gây sốt cộng đồng mạng nước ngoài mang tính chất bất ngờ, mọi người không hề nghĩ đến cuộc sống thôn quê Trung Quốc lại được rất nhiều cư dân mạng nước ngoài ưa thích như vậy.
Sở dĩ Lý Tử Thất có thể gây sốt cộng đồng mạng trong và ngoài nước là vì loạt video của cô nàng vô hình trung đã ăn khớp với sự khát khao về cuộc đời và cuộc sống của cư dân mạng Trung Quốc và nước ngoài. Nội dung trong các video của Lý Tử Thất mang đậm “màu sắc đồng thoại”, vừa mộng mơ, vừa chân thật. Sự hình thành của “màu sắc đồng thoại” này là vì Lý Tử Thất là người phản đối cuộc sống hiện đại, là người chống đối khoa học công nghệ và trí thông minh nhân tạo, là người bảo vệ văn hóa và lối sống truyền thống. “Mô hình cuộc sống miệt vườn” do Lý Tử Thất tạo ra từng là dòng chính của nhân loại trong thời đại canh tác nông nghiệp, nhưng, Lý Tử Thất đã giấu đi những khó khăn, gian nan vất vả của cuộc sống canh tác bằng khung cảnh non nước tươi đẹp và cảnh quay được biên tập công phu, chỉ cung cấp cho khán giả cái đẹp, sự thụ hưởng và tưởng tượng.
Nhiều cư dân mạng Trung Quốc vui mừng chứng kiến việc Lý Tử Thất gây sốt cộng đồng mạng nước ngoài. “Cái đẹp bị lãng quên” mà Lý Tử Thất thể hiện trước mọi người từng bị cho là cuộc sống thường ngày, hiện nay lại trở thành khát vọng xa xỉ. Những người giữ thái độ khoan dung nhận xét rằng: “Để Lý Tử Thất thể hiện bản thân mình là được rồi”. Liệu sự kiện này có phải là “xuất khẩu văn hóa” hay không, theo họ, đây là chuyện không quan trọng.
Ba, Ca sĩ nổi tiếng Chu Kiệt Luân đứng đầu bảng xếp hạng các câu chuyện nóng bỏng trên tiểu blog SinaWeibo, thế hệ 8X tập thể “xuất kích”.
Năm 2019, thế hệ 8X đã thể hiện quyền phát biểu trên mạng bằng phương thức tập thể lộ diện, họ một lần nữa đề cử ca sĩ Chu Kiệt Luân là người đại diện cho mình, thể hiện nhóm người đứng tuổi mới là lực lượng trung kiên trong xã hội.
Thế hệ 8X từng trưởng thành trong những lời trách móc và coi thường, mạng Internet tạo cơ hội cho họ trở thành dòng chính, nhưng mạng Internet di động lại nhanh chóng chuyển giao trận địa cho thế hệ 9X, thậm chí thế hệ sinh sau năm 2000, 2010. Trước việc tiêu điểm dư luận thay đổi, thế hệ 8X không hề cảm thấy nản lòng, mà im lặng chuyển trọng tâm vào cuộc sống như thế hệ trước. Giúp ca sĩ Chu Kiệt Luân đứng đầu bảng xếp hạng các câu chuyện nóng bỏng trên tiểu blog SinaWeibo, có lẽ là hành động tập thể cuối cùng mang ý nghĩa văn hóa kỷ niệm tuổi thanh xuân của họ.
Bốn, chương trình âm nhạc “Mùa hè của ban nhạc” khiến âm nhạc thể hiện lại đặc trưng thời đại.
“
Mùa hè của ban nhạc” là một chương trình giải trí âm nhạc chiếu trên mạng năm 2019, tập trung 31 ban nhạc trẻ Trung Quốc có tính đại diện và tầm ảnh hưởng nhất, họ thông qua thể hiện sức cuốn hút và sức sáng tạo âm nhạc của ban nhạc, tranh giành Top 5 ban nhạc được khán thính giả yêu thích nhất trong năm. Chương trình âm nhạc này khiến mùa hè năm 2019 trở thành mùa hè của âm nhạc. Hình thức âm nhạc lấy nhạc rock và ballad làm chính, một lần nữa nhấn mạnh mối liên hệ giữa sự sống và âm nhạc, khiến khán thính giả một lần nữa cảm nhận sức sống âm nhạc liên quan đến mình.
Năm, Chong chóng gió về văn học dẫn đường, Giải thưởng văn học Mao Thuẫn lần thứ 10 được công bố.
Tháng 8 năm 2019, Giải thưởng văn học Mao Thuẫn 4 năm một lần đã công bố danh sách các tác phẩm giành giải thưởng lần thứ 10, năm truyện dài gồm “Cõi trần gian”, “Khiên phong ký”, “Ra Bắc”, “Nhân vật chính” và “Anh trai Ứng Vật” giành giải thưởng. Giải thưởng văn học Mao Thuẫn là giải thưởng văn học mà các nhà văn Trung Quốc khó giành được nhất, cũng là giải thưởng văn học có tính cạnh tranh quyết liệt nhất. Bất kể bên ngoài đánh giá như thế nào, tác phẩm giành giải thưởng văn học Mao Thuẫn vẫn được cho là đại diện cho trình độ sáng tác văn học cao nhất hiện nay.
Sáu, phát sóng trực tiếp trên mạng tạo ra văn hóa thương mại mới.
Tháng 12 năm 2019, trí thức Hứa Tri Viễn và đạo diễn nổi tiếng Phùng Tiểu Cương lần lượt đến phòng phát sóng trực tiếp của nữ blogger Vi Á của trang mạng mua sắm trực tuyến Taobao, chỉ trong vài phút ngắn ngủi, Hứa Tri Viễn đã bán ra 6.500 lịch bàn, Phùng Tiểu Cương bán ra 170.000 tấm vé điện ảnh.
Một người đàn ông bán son môi, hơn nữa bôi son vào môi, sử dụng thử trước 4 triệu cư dân mạng tại phòng phát sóng trực tiếp, đây là chuyện không thể tưởng tượng được trước khi bước vào thời đại Internet. Sau một lần phát sóng trực tiếp, Lý Giai Kỳ, blogger chuyên bán hàng trên trang mạng Taobao có thể tiêu thụ hàng hóa trị giá 3,5 triệu Nhân dân tệ, đây không những là một kỳ tích tiêu thụ, mà còn là một bước ngoặt to lớn về quan niệm tiêu dùng. Thông qua Lý Giai Kỳ và đông đảo blogger bán hàng trên mạng, chúng ta có thể nhìn thấy những đổi thay về tinh thần, tư tưởng và phương thức sống của thế hệ mới, họ sở hữu giá trị quan hoàn toàn mới, hơn nữa đích thân đi lật đổ truyền thống, họ tạo ra văn hóa của mình, tự tin biến thứ “vô dụng” thành “thú vị”.
Bẩy, “Người gác cổng” Tử Cấm Thành Thiền Tế Tường về hưu.
Trước khi về hưu, một biện pháp gây chấn động của nguyên Giám đốc Viện Bảo tàng Cố Cung (Tử Cấm Thành) Thiền Tế Tường là “Tử Cấm Thành mở cửa đón du khách vào ban đêm, chào mừng Tết Nguyên Tiêu”. Đến Tử Cấm Thành thưởng thức hoa đăng rất có sức cuốn hút, khiến người dân ở Bắc Kinh đổ xô đi tham quan. Mặc dù vì ánh sáng quá “rực rỡ”, khiến hoạt động này gây tranh cãi, nhưng điều phải thừa nhận là đây là biện pháp mạnh dạn và đầy sáng tạo.
Mọi người quan tâm việc ông Thiền Tế Tường về hưu, tuy là vì quan tâm Tử Cấm Thành, nhưng trên chừng mực nhất định cũng tiềm ẩn mối lo ngại của công chúng: sau khi ông Thiền Tế Tường về hưu,Tử Cấm Thành vẫn có thể “đập vào tầm mắt” của mọi người với thông tin nhiều và đa dạng như trước không?
Ông Thiền Tế Tường là người quản lý, người canh giữ Tử Cấm Thành, đồng thời là người khai thác, người quảng bá hình ảnh mới của Tử Cấm Thành. Tập trung nhiều thân phận, làm nhiều việc ngoài chức trách mình, đây mới là lý do mà ông khó bị những người hâm mộ Tử Cấm Thành lãng quên. Ngoài Tử Cấm Thành ra, các kiến trúc, di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng khác cũng đòi hỏi càng nhiều người giống như ông Thiền Tế Tường làm “người gác cổng”. Công chúng vui mừng chứng kiến những “người gác cổng”này.
Tám, phim chiếu trên mạng khơi gợi bề dày văn hóa truyền thống.
Năm 2019, những phim chiếu trên mạng như “Trường An 12 canh giờ”, “Khánh dư niên”, “Hạc lệ hoa đình”, v.v. tiếp tục gây sốt cộng đồng mạng. Sau khi những phim cổ trang chiếu trên mạng thoát khỏi đề tài xuyên không, cung đấu, những phim chiếu trên mạng mới đã đặt trọng điểm sáng tác vào khai thác và sử dụng văn hóa truyền thống. Chẳng hạn, phim “Trường An 12 canh giờ” miêu tả hình ảnh sầm uất, phồn thịnh của kinh đô đời Đường; phim “Khánh dư niên” thể hiện văn hóa truyền thống cổ đại qua những tình tiết như “so tài làm thơ trên triều đình”, v.v.; phim “Hạc lệ hoa đình” khắc họa tỉ mỉ về phong độ của người quân tử và nghi lễ cổ đại, đều khiến khán giả ngoài được giải trí, lại được nuôi dưỡng bởi văn hóa.
Với sức cuốn hút cao, phim chiếu trên mạng đã khiến cư dân mạng nâng cao mạnh mẽ tính tích cực trả phí, thời đại phim chiếu trên mạng thực hiện doanh thu khá dựa vào mô hình cư dân mạng trả phí đã đến với chúng ta.
Chín, chú lợn Peppa chứa đựng tình cảm đa nguyên của cư dân mạng.
“Chú lợn Peppa là gì” là một video clip ngắn tuyên truyền cho phim hoạt hình “Chú lợn Peppa”, phim ngắn này được chiếu trước thềm Tết Nguyên đán năm 2019 đã khơi gợi thành công nỗi nhớ về bố mẹ, gia đình, quê hương và tuổi thơ ấu của mọi người. Một video clip ngắn chan chứa tình cảm sâu nặng, khiến nó trở thành một tác phẩm độc lập, tầm ảnh hưởng vượt xa phim hoạt hình công chiếu sau đó bị đánh giá thấp.
Mỗi khi đến Tết Nguyên đán, Trung Quốc luôn ngập chìm trong nỗi nhớ quê hương nồng thắm, cảm giác an toàn và cảm giác ấm cúng trở thành nhu cầu tình cảm lớn nhất trong quãng thời gian này.
Mười, tạp chí “Dọn vườn” công bố 10 câu nói hot nhất Trung Quốc năm 2019.
Những câu nói thịnh hành có đặc điểm truyền bá nhanh kiểu vi-rút trong thời gian ngắn, và “hạ nhiệt” dần trong quãng thời gian khá dài. Chẳng hạn, từ “Cấp lực” (có nghĩa: đắc lực, có tác dụng) từng thịnh hành một thời, nhưng hiện này rất ít người nói từ này. Năm 2019 là năm không phồn thịnh đối với câu nói thịnh hành trong cộng đồng mạng, dù câu nói “Ngã thái nam liễu” (có nghĩa: Tôi khó quá) cũng không đến nỗi ai ai cũng biết trong tất cả các nhóm người.
Câu nói thịnh hành có sự khác biệt trong các nhóm cư dân mạng khác nhau, có nghĩa là điều quan tâm của các nhóm cư dân mạng có sự thay đổi, “chia người theo nhóm” đang thay đổi bố cục của mạng Internet.