Kiều Quân

Nguyên nhân về khí huyết hư

Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_CCTV-0011593

Mọi người đều biết khí huyết là rất quan trọng đối với sức khỏe, khí huyết sung túc thì cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy sinh lực, ngược lại sẽ yếu và dễ mắc bệnh. Chắc có nhiều người quan niệm rằng, nếu khí huyết hư thì cần phải tẩm bổ. Vâng, nghe có lý nhưng nếu đơn giản như vậy thì sẽ không có người khí huyết hư. Thời hiện đại là thời đại tràn đầy các loại thuốc bổ Tây hoặc Trung y, nhưng những người khí huyết hư vẫn nhiều, rốt cuộc nguyên nhân ở đâu. 

 

Một, Khí huyết bị tiêu hao thế nào?

1 Sử dụng trí óc quá mức

Xét từ góc độ Trung y, làm khí huyết tiêu hao lớn nhất là tâm trạng. Ý nghĩ, suy tư, ưu phiền, tức giận, phiền muộn v.v. đều làm tiêu hao khí huyết

2 Thừa dinh dưỡng cũng đánh cắp khí huyết của chúng ta

Hấp thu dinh dưỡng quá mức vượt nhu cầu thì cơ thể sẽ phải điều động sức lực để thanh lý những chất dinh dưỡng này. Chẳng hạn như xách đồ vào nhà phải tốn sức lực, khi dọn đi một thứ gì đó cũng phải tốn sức lực. Rác thải trong cuộc sống cần phải tập trung đốt cháy, đa số triệu chứng bị nhiệt của cơ thể cũng là sự đốt cháy của rác thải dinh dưỡng. Có người nói, tôi ăn thịt tẩm bổ xong thì thấy người tràn đầy sức lực, tinh thần cũng phấn chấn. Trên thực tế sức lực này có lẽ được chống đỡ bằng hư hỏa, có những người ngày nào cũng tầm bổ, khi đi khám sức khỏe không ít người vẫn phát hiện có nhiều loại bệnh hoặc khí huyết hư.

Theo lâm sàng Trung y, nếu mạch của bệnh nhân có triệu chứng khí huyết hư, nhưng tinh thần lại rất phấn khởi, Trung y gọi là nghịch chứng, loại bệnh này khó chữa khỏi, nếu cảm thấy tinh thần không tốt, buồn ngủ, loại bệnh này gọi là thuận chứng, dễ chữa.

Trung y bổ khí huyết trước hết không phải kê thuốc bổ, mà là điều tiết cân bằng, làm thông suốt tuần hoàn, khi âm dương cân bằng, tuần hoàn thông suốt thì khí huyết sẽ tự sinh trưởng.

3 nhịp sống nhanh tiêu hao khí huyết

Trong thời hiện đại, nhịp sống ngày càng nhanh, tốc độ nói chuyện của mọi người ngày càng nhanh, công cụ giao thông ngày càng nhanh, nhanh sẽ phải tiêu hao năng lượng mạnh mẽ.

Xu thế phát triển của loài người sẽ ngày càng nhanh chóng, bởi công cụ ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng phát triển, nhưng cơ thể của chúng ta liệu có theo kịp không? Khí huyết chúng ta liệu có theo kịp không?

Cho nên khi thấy căng quá, nhanh quá thì cần phải để tâm trạng tĩnh lại, chậm lại, như vậy mới là một trạng thái tích trữ năng lượng, mới có thể dưỡng khí huyết.

4 Theo đuổi cảm giác kích thích cũng tiêu hao khí huyết

Thế nào là kích thích, thích ăn đồ tê cay, đánh mạt chược, chơi trò chơi điện tử, chơi cổ phiếu, uống nước giải khát lạnh, những cách làm này đều là hành vi theo đuổi kích thích trong cuộc sống ngày thường, bội chi cực mạnh nguyên khí dự trữ trong cơ thể.

5 Thức khuya cũng là nguyên nhân tiêu hao khí huyết

Điều này mọi người cũng nghe nhiều rồi, bởi vì theo thuyết âm dương Trung y, buổi tối thuộc âm, ban ngày thuộc dương. Máu thuộc âm, tức buổi tối là lúc dưỡng máu, không ngủ, làm sao có thể không suy máu. Khí thuộc dương, tức ban ngày là lúc sinh phát dương khí, dậy muộn làm dương khí không thể sinh phát. Tối không ngủ, ngủ ban ngày thì sẽ dẫn đến hư cả khí lẫn huyết.

Còn một điều nữa là tắm vào buổi sáng sớm và buổi tối khi người mệt mỏi cũng tiêu hao khí huyết. Nếu nhất thiết phải tắm vào buổi sáng thì tốt nhất là tắm sau bữa sáng.

 

Bổ sung khí huyết như thế nào?

Giảm thiểu suy tư, ăn uống thanh đạm, tập luyện với mức độ vừa phải, nghỉ ngơi theo giờ giấc, bốn nguyên tắc này là biện pháp bổ sung khí huyết tốt nhất, không cần quá tốn kém.

 

Người có khí huyết sung túc, nói cho cùng là chức năng tỳ vị phải tốt.

Làm thế nào có thể khiến tỳ vị khoẻ mạnh? Có người nói là phải ăn thuốc kiện tỳ. Nhưng nếu thuốc có thể kiện tỳ thì quá đơn giản, uống thuốc là được rồi. Nhưng thực tế không phải đơn giản như vậy.

Thực ra phương thuốc kiện tỳ tốt nhất là tập luyện với mức độ vừa phải. Tập luyện quá mức, thì kết quả sẽ ngược lại, vì ra mồ hôi quá nhiều sẽ làm tiêu hao khí huyết, phương hại tim phổi.

Vậy như thế nào là tập luyện với mức độ vừa phải. Trạng thái tốt nhất là tập đến khi người nóng lên ra ít mồ hôi. Ngoài ra, tập buổi sáng tốt hơn tập buổi chiều. Bởi vì buổi sáng cơ thể vận hành theo dương kinh, thuộc theo quy luật này thì sinh phát khí huyết; buổi chiều vận hành theo âm kinh, chủ tĩnh, tĩnh một chút, mới có thể dưỡng âm huyết.

 

Hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến, càng là thành phố lớn, những người khí huyết hư càng nhiều; càng là các thành phố nhỏ, khu vực xa xôi hẻo lánh, giao thông không thuận lợi, người lại sống khỏe hơn. Đây là bởi vì những nơi càng phát triển, trái tim con người càng phức tạp, sống càng mệt.

Trẻ em ở thành phố, đồ ăn vặt rất nhiều, ăn đồ tê cay còn giỏi hơn cả người lớn, nước giải khát lạnh, dưa hấu thường có trong tủ lạnh, còn chưa đến tuổi cắp sách đến trường đã bị các bậc phụ huynh đưa vào các lớp tập huấn, khởi động tâm trí quá sớm, do vậy trẻ em khí huyết hư cũng khá nhiều.

 

Bổ sung khí huyết như thế nào?

Về bổ sung khí huyết như thế nào? Uống loại thuốc bổ gì,? Bổ sung loại chất dinh dưỡng gì? Lựa chọn như thế nào chất dinh dưỡng? Những vấn đề này thì mỗi người một đáp án. Trong giới Trung y có một câu nói rằng “Năm càng được mùa người ốm đau càng nhiều”. Điều này rất đáng suy ngẫm. Kinh nghiệm và trí tuệ hàng nghìn năm của Trung Quốc cũng đề xướng muốn khỏe mạnh thì phải đói ba phần, rét ba phần.

 

Trung y chú trọng đi ở giữa, không nghiêng về bên phải, cũng không nghiêng về bên trái, ở trạng thái năng lượng không thừa, không thiếu, cân bằng mới là tốt nhất. “Sự vật không có đẹp xấu, thái quá sẽ dẫn đến tai họa”.

Năng lượng của cơ thể khi đạt trạng thái cân bằng giữa hấp thu và tiêu hao mới khỏe mạnh.

 

Con người hiện đại, tiêu hao năng lượng quá ít vì hàng ngày ngồi quá lâu. Trong tình trạng này, ẩm thực lại còn phong phú, bữa sáng nào cũng trứng, sữa, bữa chính nào cũng gà, vịt, cá, lại còn nói tẩm bổ, thì không phải là tai họa là gì?

Do vậy, quan tâm có cần tầm bổ hay không, không bằng quan tâm năng lượng của mình liệu có giữ cân bằng hay không? Năng lượng hấp thụ của chúng ta có phải nhiều quá không? Đã được tiêu hao hợp lý chưa? Có lẽ đây mới là tư duy đúng đắn.

Biên tập viên:Kiều Quân
Lựa chọn phương thức đăng nhập