Kiều Quân

Dưỡng sinh sau tiết Đông Chí

30-12-2019 18:18:04(GMT+08:00) cri
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_CCTV-0011569

Ngày 22/12, chúng ta đã đón chào tiết Đông Chí, tiết khí cuối cùng của năm 2019. Vậy “Đông Chí” có nghĩa là gì? Tại sao nói “Đông Chí quan trọng như Tết”, sau tiết Đông Chí nên dưỡng sinh như thế nào? 

 

Đông Chí là một tiết khí được xác định sớm nhất của Trung Quốc trong 24 tiết khí theo nông lịch. Ngay từ thời Xuân Thu cách đây hơn 2500 năm, cổ nhân đã dùng thổ khuê quan trắc mặt trời và xác định tiết Đông Chí, thời gian vào khoảng ngày 22-23/12 dương lịch hàng năm.

 

“Đông Chí” không có nghĩa là mùa đông đến, “chí” trong “Đông Chí” không có nghĩa là đến, mà có nghĩa là cùng cực, cuối cùng. Cổ nhân giải nghĩa “Đông Chí” là: âm khí đạt mức độ cùng cực, dương khí bắt đầu sinh ra. Ngày Đông chí, trên Bắc bán cầu, ban ngày ngắn nhất, ban đêm dài nhất trong năm, sau ngày Đông chí, ban ngày bắt đầu trở nên dài hơn, ban đêm trở nên ngắn hơn. Hơn nữa, bắt đầu từ ngày Tiết Đông Chí, thời tiết các nơi cũng bước vào một giai đoạn lạnh giá nhất.

 

Ở thời cổ đại, Đông Chí không chỉ là một tiết khí, hơn nữa còn là một ngày tết truyền thống hết sức quan trọng, được gọi là “Tết Đông”, “Tết Trường Chí”, “Á Tuệ”, trong dân gian có câu “Đông Chí quan trọng như Tết”. Đó là bởi vì Đông Chí là tiết khí được xác định sớm nhất trong 24 tiết khí, từ trước đến nay đều đứng đầu 24 tiết khí. Trong ngày Đông Chí ở đời nhà Hán, không những phải tổ chức lễ đón trọng thể, hơn nữa triều đình còn nghỉ phép, dân gian cũng nghỉ chợ, cả nước chúc mừng ngày lễ này, mức độ náo nhiệt không kém Tết, do vậy có cách nói “Đông Chí quan trọng như Tết”. Cụ thể có hai nghĩa, một là trời lạnh hơn, bước vào giai đoạn lạnh nhất trong năm, hai là sắp đến cuối năm, số ngày còn lại không nhiều, 46 ngày sau tiết Đông Chí là Lập Xuân, đồng thời cũng nêu bật tầm quan trọng của tiết khí Đông Chí.

 

Ở miền Bắc Trung Quốc có phong tục ăn sủi cảo vào tiết Đông Chí, phong tục này bắt đầu từ đời Đông Hán, lúc đó do thời tiết lạnh giá, có nhiều người tai bị tê cóng, “Thánh Y” Trương Trọng Cảnh thấy cảnh tượng này liền lấy thịt cừu và một số dược tài khử hàn ninh trong nồi, sau đó vớt ra băm nhỏ, gói bằng vỏ bánh bột mì, nấu chín rồi chia cho người nghèo ăn, giúp họ chữa khỏi tai bị tê cóng. Từ đó hình thành phong tục ăn sủi cảo vào tiết Đông Chí. Tại khu vực miền Nam, thường thì những người làm việc xa quê hương đều về nhà trước tiết Đông Chí, đoàn tụ vào ngày Đông Chí. Nếu ai không về thì bị cho là bất hiếu. Hiện nay có một số khu vực miền Nam còn giữ phong tục cúng gia tiên vào tiết Đông Chí.

 

Dưỡng sinh sau Đông Chí

Sau tiết Đông Chí, ban ngày trở nên dài hơn, là tiết khí then chốt chuyển hóa âm dương, cũng là thời cơ tốt nhất chữa trị bệnh mùa đông trong mùa đông.

Trong ngày Đông Chí này, “Kinh Dịch” có câu “Tiên vương dĩ chí nhật bế quan, thương lữ không hành”, nghĩa là ngày này đêm dài nhất, tốt nhất là nghỉ dưỡng.

 

Dưỡng sinh ngày Đông Chí, quan trọng tại “tàng”

Dương khí mùa đông giữ gìn tốt, đến mùa xuân mới có thể toát lên sức sống bừng bừng. Trong khi đó Đông Chí là tiết khí then chốt chuyển hóa âm dương, cũng là thời tiết dương khí cơ thể yếu nhất, cần phải biết “tàng”, tức giữ, mới có thể bảo vệ tốt dương khí yếu ớt trong cơ thể.

 

Dưỡng sinh như thế nào sau tiết Đông Chí

Ẩm thực trong mùa đông không nên quá mặn, quá mặn sẽ tổn hại đến thận, tổn hại dương khí. Ngoài ra, không nên ăn những thứ chua cay. Thức ăn hàng ngày nên ăn những thức ăn nhuận phế dưỡng phế, chẳng hạn như bách hợp, ngân hạnh, ngân nhĩ, ngó sen, lê v.v.

 

Thuốc bổ không bằng thực bổ

Mùa đông nên lựa chọn những thức ăn vừa ngon vừa bổ ích cho sức khỏe.

 

Thực phẩm loại ôn bổ

Chẳng hạn như nhãn, vải, đậu cô-ve, sơn tra v.v. Ôn bổ phải vừa phải, hơn nữa phải kỵ đồ sống, lạnh, nên thanh đạm, đặc biệt là những người huyết hư nên ăn những thực phẩm ôn tính, chẳng hạn như thịt cừu, thịt gà, lươn, tôm biển v.v, nhưng phải chú ý không được ăn quá mức, nhiều không dễ bị nhiệt, khoang miệng dễ bị loét, dễ dẫn đến viêm họng.

 

Thực phẩm bổ tính bình

Như sen, khiếm thực, ý dĩ, xích đậu, táo đỏ, ngân nhĩ v.v, những thực phẩm này không hàn, không ôn, lại không tăng gánh nặng cho dạ dày.

 

Thực phẩm tẩm bổ

Chẳng hạn như mộc nhĩ, táo đen, vừng, đỗ đen v.v có công hiệu tư âm ích thận, điền tinh bổ tủy.

Điều phải chú ý là, bước vào tiết Đông Chí, thời tiết lạnh giá khô ráo, dễ dẫn đến mũi họng khô ráo, da mất nước, dễ bị nhiệt, khi tầm bổ thức ăn tính nhiệt đừng quên bổ sung tân dịch, có thể ăn các loại thức ăn tư âm khử táo như mã thầy, củ cải, ngó sen, bắp cải, quả kivi, bưởi v.v.

 

4 Phòng hàn giữ ấm, phơi nắng

Tiết Đông Chí trước hết phải chú ý tránh hàn tà, lúc này khí âm hàn nặng nhất, cần phải mặc nhiều áo, cố gắng giảm hoạt động ngoài trời không cần thiết. Nếu ra ngoài, thì phải đặc biệt chú ý giữ ấm cho đầu và chân, tốt nhất là đội mũ, đeo khẩu trang, găng tay tránh hàn khí xâm nhập vào.

 

Vào buổi trưa mặt trời lên cao, phơi nắng khoảng 20 phút, để áng nắng mặt trời làm ấm áp huyệt Bách Hội trên đỉnh đầu, có vai trò làm thông suốt kinh lạc toàn thần, dưỡng não bổ dương. Từ 4 giờ đến 6 giờ chiều có thể phơi lưng sau, tốt nhất là vừa phơi nắng vừa xoa bóp, góp phần điều tiết khí huyết ngũ tạng.

Biên tập viên:Kiều Quân
Lựa chọn phương thức đăng nhập