Duy Hoa

Ai là anh hùng trong lòng Tổng Bí thư Tập Cận Bình?

26-11-2019 16:26:49(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Những người nào khiến Tổng Bí thư Tập Cận Bình tôn kính, thậm chí cảm động đến mức rơi nước mắt? Những người đã có ảnh hưởng rất lớn đến Tổng Bí thư Tập Cận Bình trong thời thanh niên, thậm chí thiếu niên, và nhiều lần được Tổng Bí thư đề cập. Nói khái quát đặc trưng của những nhân vật này, có thể dùng từ “anh hùng” để định nghĩa. Hai chữ này có trọng lượng hết sức lớn trong lòng Tổng Bí thư Tập Cận Bình. 

图片默认标题_fororder_戚继光

Tổng Bí thư Tập Cận Bình rất tôn sùng Nhạc Phi và Thích Kế Quang, coi tận trung báo quốc là mục tiêu theo đuổi suốt cuộc đời.

Sinh ra trong gia đình quân nhân cách mạng, Tổng Bí thư Tập Cận Bình sùng bái các anh hùng dân tộc chinh chiến tại chiến trường như Nhạc Phi, Thích Kế Quang, Phùng Tử Tài, v.v., trong lòng hướng tới Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, sau khi tốt nghiệp đại học, đồng chí Tập Cận Bình đã làm việc tại Văn phòng Quân ủy Trung ương Trung Quốc.

图片默认标题_fororder_习近平新疆喀什4

Tổng Bí thư Tập Cận Bình đề cập đến Thích Kế Quang trong nhiều trường hợp. Tháng 4 năm 2014, khi thị sát công tác tại Sở Công an thành phố Kashgar, Tân Cương, đồng chí Tập Cận Bình dùng câu chuyện Thích Kế Quang đánh giặc Oa Nhật Bản lộng hành ở vùng duyên hải để khích lệ cảnh sát. Đồng chí nói: “Nhìn thấy cây gậy của các bạn, thì tôi nghĩ đến Thích Kế Quang đời nhà Minh làm thế nào huấn luyện quân đội đánh giặc Nhật Bản. Thích Kế Quang rót nhọn tre bương, tre rất dài, một nhóm từ 5 đến 7 người. Trước tiên dùng gậy tre bương chặn giặc Oa Nhật Bản, khiến chúng không thể tiếp cận được. Rồi binh sĩ cầm khiên xông lên đánh giặc, rất hiệu quả. Chúng ta cũng cần phải có binh pháp tốt và vũ khí hữu hiệu”.

图片默认标题_fororder_2018年5月两院院士大会

Tại Hội nghị Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học và Viện Công trình Trung Quốc diễn ra tháng 5 năm 2018, Tổng Bí thư Tập Cận Bình dùng câu thơ của Thích Kế Quang như sau: “Phồn sương tận thị tâm đầu huyết, sái hướng thiên phong thu diệp đan” (sương thu phủ khắp muôn ngọn núi, lá gặp sương thu, màu đỏ hơn cả hoa tháng hai, giống như tâm huyết của mình khiến ngọn núi và lá cây chuyển sang màu đỏ), để ca ngợi tình cảm yêu nước sâu đậm của nhà khoa học các thế hệ. Tháng 6 năm 2018, khi khảo sát tại tỉnh Sơn Đông, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đội mưa leo đến lầu chính Bồng Lai Các, nghe giới thiệu về Thích Kế Quang huấn luyện lực lượng hải quân, bảo vệ biên giới trên biển, Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Lịch sử cổ đại, cận đại và hiện đại của nước ta hình thành bức tranh lịch sử trọn vẹn của dân tộc Trung Hoa. Cán bộ lãnh đạo phải đọc nhiều sách lịch sử, hấp thu dinh dưỡng tinh thần từ lịch sử”.

Ngoài Thích Kế Quang ra, Nhạc Phi cũng là một anh hùng dân tộc gây ảnh hưởng rất lớn đến Tổng Bí thư Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Trong các giá trị quan cốt lõi xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa yêu nước nằm ở tầng sâu nhất, căn bản nhất và vĩnh viễn nhất”. Tổng Bí thư Tập Cận Bình nói bài thơ “Mãn Giang Hồng” của Nhạc Phi và bài văn “Trung Quốc đáng yêu” của Phương Chí Mẫn thể hiện “tấm lòng quê nhà”, “tăng cường chí khí và niềm tin của người Trung Quốc”.

图片默认标题_fororder_岳母刺字

Năm 5-6 tuổi, bà Tề Tâm, mẹ của đồng chí Tập Cận Bình đưa con đi mua sách, hồi đó, trong bộ sách “Nhạc Phi truyện” có một cuốn mang tên “Mẹ của Nhạc Phi xăm chữ lên lưng con”, còn có một cuốn sách kể câu chuyện tận trung báo quốc, bà Tề Tâm đã mua hai cuốn sách này. Bà Tề Tâm đọc những sách này, kể câu chuyện tận trung báo quốc, mẹ của Nhạc Phi xăm chữ lên lưng con cho Tập Cận Bình nghe. Từ đó, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã khắc ghi bốn chữ “Tận trung báo quốc”, và coi đó là mục tiêu theo đuổi suốt cuộc đời.

Tổng Bí thư Tập Cận Bình rơi nước mắt vì Tiêu Dụ Lộc, trong lòng có Đảng, có dân, có trách nhiệm, có kỷ luật.

Ngoài người thời cổ đại ra, Tổng Bí thư Tập Cận Bình thường nhớ đến và hai lần rơi nước mắt vì một Bí thư Huyện ủy, người này là Tiêu Dụ Lộc. Mối liên hệ giữa Tổng Bí thư Tập Cận Bình và Tiêu Dụ Lộc có thể khái quát bằng một cuốn sách, hai lần rơi nước mắt và 3 chuyến khảo sát.

图片默认标题_fororder_做焦裕禄式的县委书记

Trước tiên là một cuốn sách, cuốn sách chuyên đề đầu tiên của Tổng Bí thư Tập Cận Bình sau Đại hội Đảng lần thứ 18 là “Làm Bí thư Huyện ủy như đồng chí Tiêu Dụ Lộc”, thể hiện vị trí đặc biệt của Tiêu Dụ Lộc trong lòng Tổng Bí thư.

图片默认标题_fororder_焦裕禄1

Tổng Bí thư Tập Cận Bình hai lần rơi nước mắt vì Tiêu Dụ Lộc, lần đầu tiên xảy ra vào năm 13 tuổi. Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhớ lại rằng: “Ngày 6/2/1966, tờ ‘Nhân Dân nhật báo’ đăng bài phóng sự dài ‘Tấm gương của các Bí thư Huyện ủy—Tiêu Dụ Lộc’ do đồng chí Mục Thanh và các đồng chí khác viết, hồi đó tôi đang học lớp 7, giáo viên môn học Chính trị họ Trương đã đọc bài phóng sự này cho chúng tôi, chúng tôi nhiều lần khóc nức nở, nhất là khi đọc đến phần đồng chí Tiêu Dụ Lộc kiên trì làm việc khi bệnh ung thư gan tới giai đoạn cuối, dùng cây gậy chống ở vị trí của gan, bên phải của ghế mây bị chọc thủng một lỗ lớn, tôi rất cảm động. Tinh thần Tiêu Dụ Lộc gây ảnh hưởng rất lớn đến tôi”. Lần thứ 2 rơi nước mắt là tờ “Nhân Dân nhật báo” số ra ngày 9/7/1990 đăng bài “Nhân dân kêu gọi Tiêu Dụ Lộc” trên đầu trang, đồng chí Tập Cận Bình lúc đó đảm nhiệm Bí thư Thành ủy Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến khóc nức nở sau khi đọc xong bài báo này, đêm cùng ngày đã viết một bài từ “Niệm nô kiều”. Bài viết này đăng trên tờ “Buổi tối Phúc Châu” số ra ngày 16/7/1990, bày tỏ tình cảm tôn kính đồng chí Tiêu Dụ Lộc, cũng như niềm tin kiên định yêu dân, vì dân, có tinh thần trách nhiệm của đồng chí Tập Cận Bình.

图片默认标题_fororder_看望焦裕禄亲属2

Về ba chuyến khảo sát, tháng 4 năm 2009, đồng chí Tập Cận Bình lúc đó đảm nhiệm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước đặc biệt đến vườn kỷ niệm Tiêu Dụ Lộc, chiêm ngưỡng đài kỷ niệm Tiêu Dụ Lộc, đặt vòng hoa trước ngôi mộ Tiêu Dụ Lộc. Tháng 3 năm 2014, Tổng Bí thư Tập Cận Bình lần thứ hai đến Lan Khảo, nơi làm việc của Tiêu Dụ Lộc. Lúc đó, đồng chí Tập Cận Bình trên cương vị Tổng Bí thư chỉ rõ rằng: “Tôi sở dĩ lựa chọn Lan Khảo là điểm liên hệ, một nguyên nhân quan trọng là Lan Khảo là nơi bắt nguồn của tinh thần Tiêu Dụ Lộc”. Tháng 5 năm 2014, Tổng Bí thư Tập Cận Bình lần thứ ba đến Lan Khảo, tham gia hội nghị sinh hoạt dân chủ chuyên đề của ban lãnh đạo ủy viên thường vụ Huyện ủy Lan Khảo, khẳng định cách làm của huyện Lan Khảo triển khai hoạt động giáo dục và thực tiễn với việc tôn vinh tinh thần Tiêu Dụ Lộc là manh mối chính...

图片默认标题_fororder_焦裕禄2

Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã đề cập Tiêu Dụ Lộc tại nhiều trường hợp. Sau đó, bất kể là tới vùng nông thôn, học đại học hay nhập ngũ, đặc biệt là sau khi làm Bí thư Huyện ủy, Bí thư Thành ủy, trong đồng chí Tập Cận Bình luôn có bóng dáng Tiêu Dụ Lộc. Với tâm trạng nhìn thấy người hiền tài thì muốn noi theo học tập, Tổng Bí thư Tập Cận Bình luôn noi gương Tiêu Dụ Lộc, đối chiếu bản thân.

Tháng 1 năm 2015, khi tọa đàm với các học viên lớp đào tạo của trường Đảng Trung ương dành cho các Bí thư Huyện ủy, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đề xuất phải làm Bí thư Huyện ủy như Tiêu Dụ Lộc, thực hiện trong lòng có Đảng, có nhân dân, có trách nhiệm, có kỷ luật.

Tổng Bí thư Tập Cận Bình còn đề cập nhiều anh hùng liệt sĩ: cá nhân như Dương Tịnh Vũ, Triệu Thượng Chí, Tả Quyền, v.v; tập thể như “5 tráng sĩ núi Lang Nha” của Bát Lộ Quân, “Đại đội Lưu Lão Trang” của Tân Tứ Quân, 8 nữ chiến sĩ của Liên quân chống Nhật Đông Bắc, cũng như “800 tráng sĩ” của quân đội Quốc Dân Đảng.

Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhiều lần nhấn mạnh: một dân tộc có hy vọng không thể không có anh hùng, một quốc gia có tiền đồ không thể không có tiên phong. Dân tộc Trung Hoa là dân tộc tôn kính anh hùng và có rất nhiều anh hùng, trong thời đại hòa bình cũng cần có tấm lòng anh hùng.

Người Trung Quốc cần phải ghi nhớ mọi anh hùng đóng góp cho dân tộc Trung Hoa và nhân dân Trung Quốc, tôn kính anh hùng, bảo vệ anh hùng, học tập anh hùng, quan tâm anh hùng.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập