Mẫn Linh

Tám thảm họa ô nhiễm môi trường trên thế giới

31-07-2019 10:01:21(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình hết sức coi trọng việc bảo vệ môi trường sinh thái, có nhiều bài phát biểu quan trọng, ví von sinh động như “Chúng ta vừa cần non xanh nước biếc, cũng cần rừng vàng biển bạc. Thà sở hữu non xanh nước biếc còn hơn rừng vàng biển bạc, hơn nữa non xanh nước biếc chính là rừng vàng biển bạc”; “cần tập trung thúc đẩy bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường sinh thái như bảo vệ đôi mắt, đối xử với môi trường sinh thái như đối xử với mạng sống”. Ví môi trường sinh thái là rừng vàng biển bạc, là đôi mắt và mạng sống. Tổng Bí thư Tập Cận Bình còn kể 8 thảm họa ô nhiễm môi trường trên thế giới để bày tỏ sự coi trọng cao đối với công tác bảo vệ môi trường và phát triển. Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã kể như sau:

“Thế kỷ 20, ‘Tám thảm họa ô nhiễm môi trường trên thế giới’ xảy ra ở các nước phương Tây đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và đời sống công chúng. Trong đó, vụ sương mù hóa chất ở Lốt An-giơ-lét làm gần 1.000 người chết, trên 75% người dân thành phố bị viêm kết mạc. Vụ sương mù ô nhiễm ở Luân Đôn, chỉ trong mấy ngày lần đầu bùng phát vào tháng 12 năm 1952 đã làm 4.000 người chết, 2 tháng tiếp theo lại làm gần 8.000 người chết bởi các bệnh về đường hô hấp, sau đó, các năm 1956, 1957 và 1962 lại xảy ra liên tục 12 lần sương mù ô nhiễm nghiêm trọng. Về vụ bệnh Minamata ở Nhật Bản, do nhà máy trực tiếp xả nước thải chứa methyl thủy ngân vào vịnh Minamata, gần 1.000 người ngộ độc thủy ngân sau khi ăn cá, sò và nghêu bị nhiễm độc, sức khỏe của hơn 20.000 người bị đe dọa. Tác giả Mỹ Rachel Carson đã miêu tả tường tận tình hình nói trên trong cuốn sách ‘Mùa Xuân im lặng’”.

图片默认标题_fororder_1

“Chinh phục sức mạnh tự nhiên, sử dụng máy móc, ứng dụng hóa chất trong công nghiệp và nông nghiệp, đi lại bằng tàu thuyền, khai thông đường sắt, sử dụng điện báo, cả châu lục được khai hoang, tàu thuyền đi lại trên sông, một lượng lớn dân số dường như xuất hiện đột ngột như có phép màu—trong bất cứ thế kỷ nào trước kia, ai ngờ trong lao động xã hội chứa đựng sức sản xuất lớn như vậy”? Trong tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”, Karl Marx và Friedrich Engels từng dùng những câu hoành tráng như vậy để nói lên tầm ảnh hưởng của văn minh công nghiệp đối với phát triển xã hội loài người. Nhưng, khoa học kỹ thuật đã mang lại những phá hoại trầm trọng cho môi trường sinh thái trong khi đem lại tài sản vật chất khổng lồ.

Các thảm họa ô nhiễm đẳng cấp thế giới đã xuất hiện với phương thức cực kỳ khốc liệt, thể hiện những hậu quả đau thương do ô nhiễm môi trường có khả năng gây nên, từ đó cảnh báo loài người. 8 thảm họa ô nhiễm môi trường trên thế giới bao gồm: Vụ sương mù ô nhiễm ở thung lũng sông Meuse, Bỉ; vụ sương mù ô nhiễm ở Luân Đôn, Anh; bệnh hen suyễn ở thành phố Yokkaichi, Nhật Bản; vụ dầu ăn chiết xuất từ cám gạo tại Nhật Bản; vụ bệnh Minamata ở Nhật Bản; vụ sương mù hóa chất ở Lốt An-giơ-lét, Mỹ; sự kiện Donora, Mỹ; vụ bệnh Itai-itai tại Nhật Bản.

Vụ sương mù ô nhiễm ở thung lũng sông Meuse là vụ ô nhiễm xảy ra sớm nhất trong 8 thảm họa ô nhiễm trên thế giới, cũng là thảm họa ô nhiễm không khí có ghi chép sớm nhất trong thế kỷ 20. Ở thung lũng sông Meuse dài 24 ki-lô-mét, nhiều nhà máy công nghiệp nặng rải rác khắp nơi, bao gồm nhà máy luyện cốc, luyện thép, sản xuất điện, thủy tinh, kẽm, axit sunfuric, phân hóa học, v.v. Kể từ ngày 1/12/1930, cả nước Bỉ bị sương mù ô nhiễm bao phủ, lớp sương mù ở thung lũng sông Meuse đặc biệt dày đặc, hôm thứ 3 sau khi xuất hiện thời tiết bất thường, hàng nghìn cư dân mắc các bệnh về đường hô hấp, 63 người chết, tăng gấp 10,5 lần so với số người chết bình thường trong cùng kỳ. Điều đáng tiếc là, những hiện tượng này chưa khiến người ta lúc đó phản tỉnh, “gót sắt” công nghiệp vẫn “hát vang tiến mạnh” với cái giá phá hoại môi trường, không ngừng gây nên thảm họa ô nhiễm môi trường.

图片默认标题_fororder_15

 “Mùa Xuân im lặng” là cuốn sách thúc đẩy sự nghiệp bảo vệ môi trường trên toàn thế giới, lần đầu tiên hoài nghi sự chính xác tuyệt đối của hành động “Loài người tuyên chiến với tự nhiên”, giống như nghe thấy bước chân trong thung lũng yên tĩnh, nêu ra những suy nghĩ, phản tỉnh lại về văn minh sinh thái.

Tổng Bí thư Tập Cận Bình thông qua kể lại “8 thảm họa ô nhiễm môi trường trên thế giới”, giới thiệu cuốn sách “Mùa Xuân im lặng” để bày tỏ coi trọng cao độ bảo vệ môi trường và phát triển xanh. Sương mù ô nhiễm chưa khắc phục được mang lại “nỗi đau đớn khi hô hấp”, ô nhiễm nước ngầm gây mối lo âu phổ biến, thảm thực vật bị phá hoại mang lại vấn đề sa mạc hóa... Một lượng lớn vấn đề về môi trường sinh thái tích lũy trong nhiều năm qua không những trở thành “nỗi đau đớn” trong lĩnh vực dân sinh, mà còn dễ nảy sinh vấn đề trên bình diện xã hội. Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Mâu thuẫn môi trường sinh thái ở nước ta là sau một quá trình tích lũy, không phải xấu đi chỉ sau một đêm, nhưng không thể cho môi trường trở nên ngày càng xấu thêm trong thời đại chúng ta, người Cộng sản nên có hoài bão và ý chí như vậy”. Điều này đã chỉ rõ phương hướng cho Trung Quốc đang trong tiến trình hiện đại hóa nhanh chóng: Quán triệt toàn diện quan điểm “phát triển xanh”, tránh đi con đường cũ “ô nhiễm trước, giải quyết sau” của phương Tây, phấn đấu đi lên con đường vừa bảo vệ sinh thái vừa thực hiện phát triển.

图片默认标题_fororder_261360055802396703

Cho dù khó khăn đến mấy, đều không được do dự, không được rút lui, cần kiên quyết đánh tốt cuộc chiến phòng chống ô nhiễm bằng quyết tâm tráng sĩ cắt cổ tay, dũng khí quyết chiến và khí thế đánh chiếm”, đây là phát biểu của Tổng Bí thư Tập Cận Bình tại Hội nghị về bảo vệ môi trường sinh thái toàn quốc năm 2018, nói lên quyết tâm của Trung Quốc trong công tác phòng chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Chúng ta hãy cùng nỗ lực góp phần nhỏ bé cho ngôi nhà chung của chúng ta. 

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập