Mẫn Linh

Học phải suy nghĩ

15-05-2019 10:26:20(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Nhà khoa học nổi tiếng Anh-xtanh từng nói, “học tập kiến thức cần giỏi suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ hơn nữa, tôi chính dựa vào phương pháp này để trở thành một nhà bác học”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cũng hết sức coi trọng vai trò của việc “suy nghĩ” trong học tập, “suy nghĩ là sâu sắc việc đọc sách, là sự tất yếu hướng tới hiểu biết, là then chốt cho việc học năng động”. Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng kể các điển tích hiếu học, phương pháp học tập của cổ nhân Trung Quốc, lấy đó để khích lệ các học viên Trường Đảng Trung ương Trung Quốc chịu khó học tập, khéo suy nghĩ. Tổng Bí thư Tập Cận Bình nói:

“Tổ tiên chúng ta có nhiều câu chuyện về cần cù và chịu khó học tập làm cảm động lòng người, như huyền lương thích cổ (treo tóc đâm đùi), tạc bích thâu quang (đục tường trộm ánh sáng), nang huỳnh ánh tuyết (đựng đom đóm trong túi, phản xạ ánh sáng của tuyết để đọc sách) ..., đều là những câu chuyện được mọi người ca tụng, tinh thần chịu khó học tập này đáng để ghi nhớ. Mọi người cần tĩnh tâm, tập trung và chuyên tâm đọc sách và học tập, đi sâu nghiên cứu và thảo luận. “Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi”  (Học mà không nghĩ thì mất hết, nghĩ mà không học thì mỏi mệt) . Câu nói này của Khổng Tử rất hay. Học tập và suy nghĩ, chăm học và giỏi nghĩ là gắn liền và bổ trợ cho nhau, không thể tách rời nhau. Trong quá trình học tập, cần kết hợp thực tế công việc của mình, luôn chứa đựng trong đầu một số câu hỏi, suy đi nghĩ lại là rất bổ ích cho nuôi dưỡng và nâng cao năng lực tư duy lý luận và chiến lược của mình. Trong sắp xếp giảng dạy của mỗi học kỳ, Trường Đảng Trung ương đều tổ chức diễn đàn học viên và hoạt động giao lưu kinh nghiệm tham gia chính trị, có lợi cho các cán bộ đi sâu nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm cầm quyền. Mọi người còn có thể tận dụng thời gian nghỉ giải lao, giờ  rảnh rỗi để trao đổi cảm nhận học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình giao lưu và gợi ý lẫn nhau”.

 

图片默认标题_fororder_662449648356032524

Nhà tư tưởng, nhà văn, nhà chính trị nổi tiếng thời Chiến quốc Trung Quốc Tuân Tử, một trong những nhân vật đại diện của Nho Giáo trong cuốn “Khuyến Học” viết: “Bất đăng cao sơn, bất tri thiên chi cao dã; bất lâm thâm khê, bất tri địa chi hậu dã”. (Không leo lên núi cao thì không biết độ cao của trời; không xuống suối sâu thì không biết đất dày chừng nào). Học tập là vũ khí mạnh mẽ thay đổi số phận cá nhân, hiểu rõ thế giới xung quanh. Cần cù và chịu khó học tập từ xưa đã được coi là một phẩm chất xuất sắc.

Cuốn “Chiến quốc sách” ghi chép rằng, nhà ngoại giao nổi tiếng thời Chiến quốc Tô Tần lúc trẻ vươn lên mạnh mẽ, nỗ lực học tập, “buồn ngủ lúc học, lấy dùi đâm vào đùi, máu chảy khắp chân”. Cuốn “Hán Thư” cũng có ghi chép câu chuyện về cần cù học tập: “Tôn Kính, tự Văn Bảo, hiếu học, học từ sáng đến tối. Có khi mệt mỏi rã rời, buồn ngủ, bèn dùng dây thừng buộc tóc, một đầu dây thừng buộc trên xà nhà, kéo tóc thẳng đứng. Nếu ngủ gật thì sẽ bị dây thừng kéo và thức tỉnh”. Hai câu chuyện “treo tóc lên xà nhà” và “đâm dùi vào đùi” kết hợp lại, thế là có thành ngữ “huyền lương thích cổ” (treo tóc đâm dùi).

Tạc bích thâu quang (đục tường trộm ánh sáng) kể về câu chuyện nhà văn thời Tây Hán Khoang Hành hồi nhỏ đục tường trộm ánh sáng, nhờ ánh nến hàng xóm để đọc sách. Cuốn “Tây Kinh Tạp Ký” ghi chép rằng, gia cảnh Khoang Hành bần hàn, không có nến để đọc sách vào buổi tối, thế là đục một lỗ trên tường, lấy ánh sáng của hàng xóm để đọc sách. Cũng sống trong gia cảnh bần hàn, cũng trân trọng thời gian để đọc nhiều sách, “mẹo” của Xa Dận đời Tấn là bắt một đàn đom đóm để chiếu sáng đọc sách, trong khi đó Tôn Khang đọc sách thì nhờ tuyết trắng phản chiếu ánh sáng. Đây là câu chuyện “nang huỳnh ánh tuyết”. Cả ngày lẫn đêm kiên trì cần cù học tập là sự miêu tả chung về các cổ nhân này.

图片默认标题_fororder_240141147849237081

Những câu chuyện tương tự như vậy vẫn còn rất nhiều, chẳng hạn như “vi biên tam tuyệt”, Khổng Tử nhiều lần lật giở và làm đứt sợi dây da bò dùng để buộc sách thẻ tre; “văn kê khởi vũ”, nhằm báo ân tổ quốc, nhà quân sự Tổ Đích đời Đông Tấn cứ nghe thấy tiếng gà gáy vào lúc nửa đêm là khoác áo thức dậy, rút gươm tập võ; “Trình môn lập tuyết”, Dương Thời thời Bắc Tống và bạn thân Du Tạc xin chỉ bảo với Trình Di, nhằm không làm quấy rối Trình Di đang nghỉ ngơi trong nhà, hai người đứng yên trước cửa, mặc cho tuyết rơi bông tuyết lớn như lông ngỗng phủ khắp người.

Học tập cũng đòi hỏi phương thức và phương pháp. Về điều này, quan điểm trong cuốn “Luận ngữ” rất có giá trị tham khảo. “Luận ngữ ·Vi chính” viết: “Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi”. Chỉ học mà không suy tư thì sẽ không có thu hoạch do mê muội; chỉ suy tư mà không học tập cũng sẽ không có thu hoạch do tinh thần mệt mỏi. “Luận ngữ ·Tử Trương” cũng viết: “Bác học nhi đốc chí, thiết vấn nhi cận tư, nhân tại kỳ trung hĩ”. Học tập uyên thâm, kiên định chí hướng, thành khẩn đặt câu hỏi, suy nghĩ nhiều về sự vật trước mặt là có thể trau dồi nhân nghĩa và đạo đức.

 

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập