Sảnh Hoa

Con đường làm giàu bằng chăn nuôi bò của bác Mamuti Aideresi

30-04-2019 14:31:39(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Các bạn thính giả thân mến, tại làng Đoàn Kết Dõng Kho, thị trấn Tề Mãn, huyện Khoa Xa, vùng Ác-xu, Tân Cương, có một chuyên gia nuôi bò nổi tiếng là Mamuti Aideresi. Năm ngoái, dưới chính sách xoá đói giảm nghèo và ưu đãi người dân, Chính quyền địa phương đã góp vốn xây dựng một nông trường chăn nuôi bò hoàn toàn mới, thành lập Hợp tác xã chăn nuôi bò, ông đã đoàn kết bà con dân làng các dân tộc cùng chăn nuôi bò, mở ra con đường làm giàu thông qua chăn nuôi bò. Trong chương trình “Trung Quốc ngày nay”, chúng ta cùng đến nhà bác Mamuti Aideresi tìm hiểu tình hình cụ thể.

图片默认标题_fororder_--172.100.100.3-temp-9500020-1-9500020_1_1_211fb5d6-9126-435f-a453-a2cce9575cf5

   Bác Mamuti Aideresi năm nay 79 tuổi, theo bố chăn nuôi bò từ nhỏ, hiện cả nhà tổng cộng đã chăn nuôi 38 con bò. Bác nói với phóng viên rằng, ngày xưa chăn nuôi bò phải đi ra những khu vực bên ngoài cách hơn 300 ki-lô-mét, 2-3 tháng mới về nhà một lần. Khi nhớ lại những ngày tháng đó, bác Mamuti Aideresi nói:

    “Chúng tôi chăn nuôi khá nhiều bò, những người khác chăn nuôi khá ít, chỉ có một đến hai con. Nuôi bò là công việc rất vất vả, rất nhiều người không chịu được gian khổ, dần dần bán đi bò và không chăn nuôi nữa. Nhưng tôi không làm vậy mà luôn kiên trì. Có khi bán bò ít, giá không cao, nhưng tôi không từ bỏ, vẫn kiên trì chăn nuôi bò”.

    Co công cày cuốc, tất có thu hoạch. Nhà bác Mamuti chăn nuôi bò càng ngày càng tốt, và cải thiện cuộc sống bằng nguồn thu bán bò, cuộc sống ngày một giàu lên. Là “người giàu lên trước” trong làng, bác Mamuti cho rằng, cuộc sống hạnh phúc hiện nay đều dựa vào chính sách của đảng, nhà nước và tiện lợi của Chính quyền.

    Bác Mamuti cho biết, ngày xưa, nuôi bò không có chuồng kín, chỉ là xây một chuồng ở ngoài trời. Hiện nay, không những có chuồng bò, mà còn đã xây một chuồng bò hiện đại hoá, thiết bị đầy đủ, không gian rộng lớn, môi trường sạch sẽ và sáng sủa, những điều trên phải cảm ơn Chính quyền thị trấn Tề Mãn và Ban chỉ huy hỗ trợ Tân Cương của thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang đã dốc sức góp vốn.

     Bí thư Chi bộ làng Đoàn Kết Dõng Kho Tôn Chí Bảo cho biết, năm 2018, nhà nước thực thi chiến lược chấn hưng thôn làng, các ban ngành chính quyền các cấp tìm mọi cách tăng thu nhập cho bà con nông dân. Làng Đoàn kết đã kết hợp tình hình thực tế trong làng, áp dụng hình thức hợp tác xã, để các hộ trồng trọt và chăn nuôi có cơ hội mở rộng quy mô, càng làm càng mạnh, các hộ chăn nuôi khác có thể trở thành cổ đông và hưởng lợi nhuận.

    “Vì xã hội này không phải xã hội chiến đấu đơn lẻ, mà là một xã hội cần hợp tác, phải hợp tác mới có thể phát triển lớn mạnh, đạt được cùng thắng. Qua tìm hiểu của chúng tôi, lúc đó, bác Mamuti có hơn 30 con bò, nhưng không có khu chăn nuôi hiện đại hoá, đều là chuồng cũ xây từ ngày xưa, môi trường rất kém. Sau đó, chúng tôi đã phối hợp với Ban chỉ huy hỗ trợ Tân Cương thành phố Ninh Ba, chúng tôi cần sự viện trợ và xây thành chuồng và phòng tài liệu hiện đại hoá, đồng thời bác cũng giúp hai hộ người dân tộc Hán chăn nuôi cùng làm giàu”.

图片默认标题_fororder_--172.100.100.3-temp-9500020-1-9500020_1_1_e43bb0cd-8c63-481f-b722-d47d3e195eab

    Ông Tôn Chí Bảo cho biết, hình thức hợp tác xã có cơ sở quần chúng tốt đẹp tại làng Đoàn Kết. Làng Đoàn Kết là một thôn làng tập trung nhiều dân tộc, ở đây có dân tộc Duy Ngô Nhĩ, dân tộc Hán, dân tộc Hồi, dân tộc Ca-dắc và dân tộc Choang, bà con dân làng đều “cùng ăn một nồi, cùng cày một thửa ruộng, cùng nhảy một điệu múa”, tôn trọng phong tục và tín ngưỡng dân tộc riêng, cư xử hài hòa. Tinh thần đoàn kết đã đi sâu vào trong lòng và hành động của mỗi bà con dân làng. Vì vậy, khi đưa ra sáng kiến Hợp tác xã, bác Mamuti lập tức nhớ đến hai người hàng xóm---bác Vương Tiêu Quân và Lưu Đại Lực.

    Bác Vương Tiểu Quân năm nay 53 tuổi, từ thế hệ bố đã bắt đầu kết giao với bác Mamuti, có tình bạn bè sâu đậm. Quan hệ hai gia đình như lời giới thiệu của bác Vương Tiêu Quân là “thân như một nhà”. Điều kiện kinh tế nhà bác Vương Tiêu Quân không tốt lắm,trong ký ức của ông,  từ bé ông thường đến nhà bác Mamuti ăn cơm. Bác Vương Tiểu Quân nói:

    “Gia đình tôi thường coi bác Mamuti là bố mẹ mình. Sau khi làm hàng xóm trong nhiều năm, chúng tôi thường xuyên gặp nhau, chưa cãi nhau lần nào. Tôi lớn lên dưới sự chứng kiến của bác Mamuti, chúng tôi luôn là hàng xóm. Bố tôi hiện đã hơn 80 tuổi, bằng tuổi với bác, hiện đã về quê ở tỉnh Cam Túc dưỡng lão rồi”.

     Khi nhắc đến Hợp tác xã, ông Vương Tiểu Quân hết sức cảm ơn bác Mamuti, cũng đặc biệt khâm phục nghề chăn nuôi của bác, yên tâm đưa hai con bò nhà mình vào Hợp tác xã của bác Mamuti.

    “Hợp tác xã này được thành lập từ năm 2018, trong đó có hai con bò. Sau khi thành lập Hợp tác xã, nhà nào có vật nuôi thì có thể gia nhập Hợp tác xã này. Chúng tôi là hàng xóm, tôi trước đây cho cừu hay cho con vật nào ăn đều tìm bác ấy, bác ấy bảo tôi đưa bò hợp tác xã, gia nhập cổ đông. Sau khi trở thành cổ đông, hai con bò nhà tôi đã sinh con, sau khi bán được lãi thì chia lợi nhuận bình quân”.

    Ông Lưu Đại Lực, bà con dân làng dân tộc Hán bằng tuổi ông Vương Tiểu Quân cũng trở thành một trong những cổ đông, ông dọn vào làng Đoàn Kết vào năm 1981, hàng xóm chính là nhà bác Mamuti. Khi thành lập Hợp tác xã, bác Mamuti cũng chủ động đề nghị ông Lưu Đại Lực tham gia, tạo con đường tăng thu nhập cho ông Lưu Đại Lực lấy việc bán bông làm nguồn thu nhập chính.

   Tổng số bò nuôi của ông Vương Tiểu Quân và Lưu Đại Lực khá ít, vì còn phải trồng trọt, tinh lực và sức lao động đầu tư vào nông trường chăn nuôi có hạn, do vậy bác Mamuti chủ động gánh vách nhiều trách nhiệm, thậm chí còn đề nghị chia thêm vài con bò cho ông Vương Tiểu Quân, để ông nhanh chóng giàu lên và cải thiện cuộc sống.

   Hợp tác xã chăn nuôi của bác Mamuti được lãi đáng mừng. Năm ngoái, tổng thu nhập bán bò của Hợp tác xã gần 100 nghìn Nhân dân tệ, trong khi đó tổng thu nhập từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay đã vượt 100 nghìn Nhân dân tệ. Khi nói về tương lai, bác Mamuti và đối tác của bác tràn đầy niềm tin. Họ đều cho rằng, nhờ chính sách ưu đãi nhân dân, sự nghiệp chăn nuôi bò chắc chắn sẽ được ngày càng phát triển mạnh mẽ.

 

Biên tập viên:Sảnh Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập