Duy Hoa

234 cổ vật liên quan đến Con đường Tơ lụa: 13 nước dọc tuyến cùng hưởng ánh sáng của văn minh

26-04-2019 14:44:16(GMT+08:00) Quang Minh nhật báo
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_丝绸之路展览1

Năm 1877, nhà địa lý học Ferdinand von Richthofen lần đầu tiên đặt tên mạng lưới giao thông xuyên lục địa Âu-Á bằng “Con đường Tơ lụa”. Môi trường dọc con đường này từng rất xấu, đường dài và có nhiều trở ngại, người dân qua lại trên con đường này đã “gieo trồng” văn hóa nước mình, biến con đường này trở thành “động mạch giao lưu tôn giáo, nghệ thuật, ngôn ngữ và công nghệ mới giữa phương Đông và phương Tây nổi tiếng nhất trên thế giới”.

Nhiều thế kỷ đã qua đi, hiện nay người dân có thể thực hiện vòng quanh thế giới trong thời gian ngắn, nhưng, tầm ảnh hưởng và di sản văn hóa của thời đại “Con đường Tơ lụa” không những chẳng mất ý nghĩa, mà còn vẫn thu hút người ta đi tìm kiếm mối liên hệ trong đó, phát hiện bí ẩn chưa biết đến. Ngày 11/4, Viện Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc phối hợp Viện Bảo tàng Quốc gia của 12 nước dọc “Một vành đai, một con đường” gồm Cam-pu-chia, Nhật Bản, Ca-dắc-xtan, Lát-vi-a, Mông Cổ, Ô-man, Ba Lan, Hàn Quốc, Ru-ma-ni, Nga, Xlô-ven-ni-a và Tát-gi-ki-xtan tổ chức triển lãm, lựa chọn 234 chiếc/bộ cổ vật thuộc các chủng loại, các thời kỳ, giới thiệu giao lưu văn hóa phong phú đa dạng giữa các nước dọc Con đường Tơ lụa.

图片默认标题_fororder_殊方共享9

Chủ đề triển lãm lần này rất đặc sắc, mang tên “Thù phương cộng hưởng”. Giám đốc Viện Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc Vương Xuân Pháp cho biết, cụm từ “Thù phương” bắt nguồn từ bài “Tây Đô Phú” của nhà văn Ban Cố đời nhà Hán, có nghĩa là phương xa, nước khác; “Thù phương cộng hưởng” có nghĩa là nhân dân trên thế giới cùng hưởng ánh sáng của văn minh nhân loại.

Trong thời đại đồ đồng đen, nền văn minh du mục nổi lên, ở miền tây lục địa Âu-Á xuất hiện ngựa được thuần hóa, tiếp theo xe ngựa chiến cũng xuất hiện; trong khu vực này, công nghệ luyện kim và gia công kim loại phổ biến nhanh chóng. Trong đó, văn hóa Turbino nổi tiếng bằng đúc vũ khí đồ đồng đen tinh tế.

图片默认标题_fororder_丝绸之路展览2

Dân tộc du mục thuộc văn hóa Turbino tung hoành trên thảo nguyên dọc “Con đường Tơ lụa”, do dân số lưu động với quy mô lớn, phong cách và văn hóa vũ khí đồ đồng đen được truyền bá khắp nơi. Ở các địa phương Tân Cương, Thanh Hải và Cam Túc của Trung Quốc đều phát hiện cổ vật thuộc văn hóa Turbino. Tại hiện trường triển lãm, một ngọn giáo có móc theo hướng ngược lại là vũ khí tiêu biểu của văn hóa Turbino. Ngọn giáo có móc theo hướng ngược lại được khai quật từ Trung Quốc, đã thể hiện hình ảnh truyền bá văn hóa trong thời đại đồ đồng đen.

图片默认标题_fororder_丝绸之路展览3

Tại phòng triển lãm, một chiếc hòm trên có biểu tượng hình khiên Denis Chicherin rất thu hút ánh mắt của khách tham quan. Thời đó, chiếc hòm này dùng để vận chuyển chè.

Trong một thời gian dài, chè xuất khẩu từ miền Bắc Trung Quốc, vận chuyển bằng tàu hỏa, đi qua Xi-bê-ri, phải mất khoảng 16 tháng mới đến Nga. Để đảm bảo an toàn chất lượng hàng hóa, chè được đóng gói bằng da bò, chè đen quý giá được gói bằng giấy thiếc để chống ẩm, rồi để vào hòm bằng tre tinh tế và buộc chặt.

Cùng với chè đi vào Nga, tập quán uống chè cũng đã xuất hiện. Lá chè được bảo quản trong hộp kín chống mất mùi; để chè trong ấm đặc thù, dùng nước sôi pha chè. Dùng ấm chè và vại nước là phương thức uống đồ uống nóng điển hình của người Nga.

图片默认标题_fororder_伊朗瓷盘

Tại phòng triển lãm, đĩa sứ I-ran mang phong cách Trung Quốc được sưu tầm trong Viện Bảo tàng Quốc gia Ba Lan có chiều cao 9,2 cm, đường kính 44 cm. Hiện vật này có câu chuyện như sau: người thợ Ba Tư muốn mô phỏng họa tiết phong cách Viễn Đông trên đồ sứ Thanh Hoa bản xứ, và từ đó được gợi ý từ đồ sứ Trung Quốc, dù đồ sứ I-ran có chất lượng kém hơn nhiều so với đồ sứ Trung Quốc, nhưng do chiến tranh loạn lạc, đồ sứ Trung Quốc không thể xuất khẩu sang nước ngoài, trong bối cảnh này đồ sứ I-ran được coi là đồ sứ Trung Quốc và  bán cho nhiều nhà mua.

图片默认标题_fororder_丝绸之路展览4

Trong số các hiện vật được trưng bày, đồ sứ Thanh Hoa đặt trên lò sưởi đốt củi cũng đến từ Viện Bảo tàng Quốc gia Ba Lan. Trên đồ sứ này có biểu tượng gia tộc quý tộc đặt mua loại đồ sứ này, tạo hình và cách trang trí phù hợp quan điểm thẩm mỹ của người châu Âu, đó là người châu Âu yêu thích đồ sứ màu. Vại sứ này nói lên sự thịnh hành của đồ sứ Trung Quốc ở châu Âu, cũng phản ánh người thợ Trung Quốc làm đồ sứ phù hợp quan điểm thẩm mỹ của người châu Âu.

图片默认标题_fororder_殊方共享2

Người ta thường coi sự kiện Trương Khiên, người nhà Tây Hán, Trung Quốc đi sứ Tây Vực là sự mở đầu của Con đường Tơ lụa, trên thực tế, sự kết nối khu vực Trung Quốc và miền tây lục địa Âu-Á bắt đầu từ thời kỳ tiền sử. Bò, cừu, lúa mạch, công nghệ đúc đồng cũng như chủng loài động vật được thuần hóa, công nghệ ngành thủ công trong thời đại đồ đồng đen đều truyền vào Trung Quốc qua Con đường Tơ lụa, đóng góp to lớn cho sự hình thành của nền văn minh Trung Hoa trong thời kỳ đầu.

Cuối thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, Hán Vũ Đế đánh Hung Nô, cơ cấu lại phía đông “Con đường Tơ lụa”; sau đó, Đế quốc La Mã đưa phía tây “Con đường Tơ lụa” vào lãnh thổ mình, “Con đường Tơ lụa” trở thành con đường thương mại, văn hóa tương đối an toàn và hiệu quả cao; sau đó, sự phồn thịnh của Con đường Tơ lụa một lần nữa xuất hiện trong đời nhà Đường và Nguyên.

图片默认标题_fororder_唐朝杯子

Là nước dọc biển Ban-tích (Baltic), Lát-vi-a có thể nói là một trong những điểm đích của Con đường Tơ lụa. Tại triển lãm, một chiếc cốc đời Đường Trung Quốc là cổ vật Trung Quốc duy nhất được phát hiện ở Lát-vi-a từ trước đến nay. Câu chuyện chiếc cốc này đến Lát-vi-a đã nói lên lịch sử vĩ đại của Con đường Tơ lụa.

Được biết, chiếc cốc này được phát hiện từ cuộc khai quật khảo cổ ở thị trấn Sigulda năm 1835. Đa số cổ vật được khai quật từ cuộc khảo cổ lần này trong đó có đá quý và mảnh vụn vũ khí, hiện được cất giữ tại Viện Bảo tàng Anh ở Luân Đôn. Chiếc cốc của Trung Quốc này có lẽ đi dọc Con đường Tơ lụa đến Trung Á, rồi từ Trung Á đến Bun-ga-ri, qua thương nhân Viên bán sang khu vực dọc biển Ban-tích.

图片默认标题_fororder_殊方共享6

Trong số các hiện vật đến từ các nước dọc Con đường Tơ lụa trên biển, có trống đồng được cất giữ tại Viện Bảo tàng Quốc gia Cam-pu-chia, vại ba chân tráng men ba màu được cất giữ tại Viện Bảo tàng Trung ương Quốc gia Hàn Quốc, cũng có chuông đồng đen được cất giữ tại Viện Bảo tàng Quốc gia Tô-ky-ô, Nhật Bản, tấm chạm khắc trên có chữ tiếng Hadhramaut được cất giữ tại Viện Bảo tàng Quốc gia Ô-man.

Giao lưu thương mại giữa Trung Quốc và Cam-pu-chia rất dồn dập, nhất là về mặt hàng đồ sứ. Trong những dòng chữ khắc trong đồ cổ thời kỳ tiền Angkor, từ “Can” có nghĩa là bát hoặc đồ sứ, đa số học giả cho rằng, từ này có nguồn gốc từ tiếng Trung.

Từ thời kỳ tiền Angkor đến nay, có rất nhiều ví dụ nói lên văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng nghệ thuật Cam-pu-chia. Chẳng hạn, tại khu di tích đền Sambor Prei Kuk, tác phẩm điêu khắc đá về Makara có khả năng chịu sự ảnh hưởng của nghệ thuật cột đá Phật giáo Trung Quốc; trên một bức tranh thế kỷ 12, Naga có đầu sư tử và thân thể cá sấu, nghe nói hình ảnh này có cảm hứng sáng tác từ rồng Trung Quốc.

图片默认标题_fororder_殊方共享5

Quan hệ giữa Ô-man và Trung Quốc có thể truy tìm đến đời nhà Đường. Viện Bảo tàng Quốc gia Ô-man cất giữ hàng trăm chiếc cổ vật Trung Quốc quý báu, nhiều cổ vật đến Ô-man với tư cách là đồ quý mua bán qua Con đường Tơ lụa trên biển, trong đó chủ yếu là đồ sứ. Được biết, loại “mặt hàng xa xỉ” này là do người thợ các triều đại Nam Tống, Nguyên, Minh, Thanh chế tác, hiện đã trở thành một phần của di sản văn hóa Ô-man, xuất hiện trong đám cưới và các ngày lễ quan trọng khác, và dùng để trang trí nội thất, lâu đài và nhà thờ Hồi giáo.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập