Mẫn Linh

Nước chảy đá mòn

20-03-2019 10:17:14(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Trung Quốc đề xuất thoát nghèo cho toàn bộ người nghèo khó dưới chuẩn nghèo hiện hành vào năm 2020. Dân số nghèo của Trung Quốc hiện nay chủ yếu tập trung tại vùng nông thôn rộng lớn ở khu vực miền Tây và miền Nam. Tham gia thảo luận với đoàn đại biểu tỉnh Cam Túc tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội Trung Quốc khóa 13 khép lại mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình nêu rõ, hiện cách thời hạn hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu công kiên thoát nghèo chỉ còn hai năm, đúng vào lúc khó nhọc, cần phải kiên trì bền bỉ làm tốt công tác, tuyệt đối không thu binh nếu không giành thắng lợi hoàn toàn. Tổng Bí thư Tập Cận Bình nói:

Công kiên thoát nghèo càng đến thời điểm then chốt càng phải kiên định niềm tin tất thắng, càng đòi hỏi quyết tâm kiên trì đến cùng, ra quân tinh nhuệ, vượt qua khó khăn, thiết thực, thực thi chính sách chuẩn xác, bảo đảm nhiệm vụ công kiên thoát nghèo hoàn thành đúng thời hạn”.

Thực ra ngay từ năm 1990, khi làm việc tại thành phố Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình, khi đó là Bí thư Địa khu Ninh Đức, đã dẫn câu chuyện nước chảy đá mòn để nhấn mạnh quyết tâm xóa đói giảm nghèo.

图片默认标题_fororder_416897833913721259

Trong bài “Gợi ý từ nước chảy đá mòn” tháng 3/1990 trong cuốn “Thoát nghèo”, Tổng Bí thư Tập Cận Bình viết:

“Về cảnh quan thiên nhiên nước chảy đá mòn, tôi từng tai nghe mắt thấy khi tham gia đội sản xuất ở nông thôn, trông mà thán phục. Mãi đến nay, quang cảnh bền bỉ đó vẫn thường xuyên hiện lên trước mắt, tôi đã lĩnh hội không ít triết lý về sự sống và chuyển động.

Cứng như đá, mềm mại như nước – từ đó có thể thấy sự cứng rắn của đá và nhẹ nhàng của nước. Nhưng nước chảy có thể làm cho đá mòn, nước cuối cùng đã giành thắng lợi.

Ví von ở người, là sự thể hiện hoàn hảo về nhân cách người trước ngã xuống, người sau tiến lên, anh dũng hy sinh. Một giọt nước, vừa nhỏ lại yếu, đối phó với đá cứng rắn chắc chắn thịt nát xương tan. Trong khoảnh khắc hy sinh, mặc dù giọt nước chưa kịp trông thấy giá trị và thành quả của mình, nhưng giá trị và thành quả của nó được thể hiện trong thịt nát xương tan của vô số giọt nước người trước ngã xuống, người sau tiến lên, thể hiện ở sự thành công làm cho đá mòn. Trong cả tiến trình phát triển của lịch sử, trong tiến triển phát triển của một khu vực tụt hậu về kinh tế, đều không nên theo đuổi sự hiển hách của riêng mình, mà cần tìm kiếm sự tiến thủ từng li từng tí, cam làm nền móng cho thành công trên tổng thể. Khi mỗi người làm việc đều trở thành những “giọt nước”, những “người hy sinh” như vậy, chúng ta lo gì không tạo nên cơ hội thành công lịch sử nào đó?!

...

Tôi tôn sùng cảnh quan nước chảy đá mòn, thực ra là tôn sùng nhân cách hoàn hảo người trước ngã xuống, người sau tiến lên, cam làm người hy sinh vì sự thành công trên tổng thể; tôn sùng tinh thần trong lòng có kế hoạch lớn, thiết thực, kiên trì bền bỉ, đến chết cũng không nguôi”.

图片默认标题_fororder_297877362401607691

Sức mạnh của một giọt nước bé nhỏ vô cùng, nhưng mục tiêu của nó lại duy nhất, kiên trì bền bỉ, vì vậy có thể làm cho đá mòn. Tại hang Thái Cực ở huyện Quảng Đức, tỉnh An Huy có hòn đá hình con thỏ “nước chảy đá mòn”, trên núi Ngũ Đài Sơn ở tỉnh Sơn Tây có ngôi điện Bồ Tát đỡ hiên nhà giọt nước, đều do giọt nước rơi tí tách làm đá mòn, hình thành hố đá hình tổ ong.

Thành ngữ “nước chảy đá mòn” thường dùng để ví kiên trì bền bỉ và tập trung sức mạnh nhỏ bé cũng có thể làm nên công lao to lớn. Thành ngữ này được sử dụng sớm nhất vào thời Bắc Tống. Vị quan danh tiếng của hai đời vua Thái Tông và Chân Tông thời Bắc Tống Trương Quai Nhai khi đảm nhiệm huyện lệnh huyện Sùng Dương, nếp sống xã hội ở huyện Sùng Dương rất kém, trộm cắp hoành hành, thậm chí kho bạc của nha huyện cũng thường xuyên bị mất trộm tiền bạc. Trương Quai Nhai quyết tâm loại trừ tật xấu này. Một hôm, ông nhìn thấy một quan nhỏ quản lý kho bạc hoang mang lén lút ra khỏi kho bạc, nhận định người trông kho có thể là kẻ ăn trộm, thế là bảo quân hầu khám xét người trông kho bạc. Kết quả phát hiện một quan tiền giấu trên khăn đội đầu. Người này biện hộ rằng: “Trộm một quan tiền đáng gì đâu”. Trương Quai Nhai liền lấy bút son viết: “Một ngày một quan tiền, nghìn ngày nghìn quan tiền, thừng cưa gỗ đứt, nước chảy đá mòn”. Ý là, một ngày trộm một quan tiền, một nghìn ngày trộm một nghìn quan tiền. Dây thừng cưa gỗ liên tục thì gỗ cũng sẽ bị cưa đứt; giọt nước nhỏ rơi mãi thì đá cũng mòn. Từ đó, nạn trộm cắp ở huyện Sùng Dương bị chặn đứng, nếp sống xã hội cũng dần chuyển biến tốt.

图片默认标题_fororder_4

Từ tháng 9/1988 đến tháng 5/1990, đồng chí Tập Cận Bình đảm nhiệm Bí thư Địa khu Ninh Đức. Lúc đó, Ninh Đức được Quốc vụ viện xác định là một trong 18 khu vực nghèo liền thành một vùng trong cả nước. Trong ba tháng đầu nhậm chức, đồng chí Tập Cận Bình đã đi khắp 9 huyện của Ninh Đức, sau đó lại đến gần hết các xã và thị trấn của địa khu, ra sức thúc đẩy khu vực phía đông tỉnh Phúc Kiến thoát nghèo. Khi đồng chí Tập Cận Bình chuyển công tác, toàn địa khu đã cơ bản giải quyết vấn đề ấm no cho 94% hộ nghèo khó, “Nhân dân Nhật báo” năm đó còn đăng phóng sự về việc này với tiêu đề “Ninh Đức vượt chuẩn ấm no”. Dưới sự hô hào của đồng chí Tập Cận Bình, Ninh Đức tiếp tục nỗ lực với tinh thần nước chảy đá mòn, chim yếu bay trước, chẳng hạn như làng Xích Khê dùng 10 năm để “truyền máu” xóa đói giảm nghèo tại chỗ, dùng 10 năm “thay máu” di dời tái định cư xóa đói giảm nghèo, dùng 10 năm “tạo máu” xóa đói giảm nghèo bằng “du lịch+ngành nghề”, cuối cùng đi lên con đường khá giả thoát nghèo làm giàu. Năm 2015, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khái quát kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của “làng thoát nghèo số 1 Trung Quốc” này bằng các cụm từ “nước chảy đá mòn, kiên trì bền bỉ”.

Năm đó, công cuộc cải cách mở cửa đã mở ra cánh cửa Trung Quốc, khu vực Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến cũng đang ở trong giai đoạn cất bước công kiên thoát nghèo, nghèo nàn tích tụ lâu năm, nghèo rớt mồng tơi, Tổng Bí thư Tập Cận Bình kể câu chuyện nước chảy đá mòn là nhằm khích lệ cán bộ lãnh đạo các cấp cần khơi dậy niềm tin, cổ vũ chí khí, kiên định quyết tâm xóa đói giảm nghèo, nỗ lực bền bỉ. Giờ đây, Trung Quốc đứng trên khởi điểm lịch sử mới, đang hướng tới trình độ phát triển cao hơn, Tổng Bí thư Tập Cận Bình vẫn day dứt bà con ở các khu vực nghèo khó, Tổng Bí thư thường nói: “Khá giả hay không khá giả, mấu chốt là ở bà con”, “thực hiện khá giả toàn diện không thể thiếu bất cứ dân tộc nào, không để bất cứ ai bị rớt lại phía sau”, lấy đó để khích lệ cán bộ lãnh đạo các cấp thực sự trong lòng có kế hoạch lớn, thiết thực, kiên trì bền bỉ, đến chết không nguôi, giành thắng lợi tổng thể “nước chảy đá mòn” trong công kiên thoát nghèo.

 

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập