Kiều Quân

Câu chuyện của tiết Đông Chí

27-12-2018 17:57:22(GMT+08:00) các trang mạng Việt Nam
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_B8754

Ngày 22/12 năm nay là Đông Chí, một trong 24 tiết khí của Trung Quốc. ở Trung Quốc có câu, Đông Chí quan trọng hơn cả Tết Nguyên đán. Vào tiết Đông Chí, là một trong những thời điểm tổ chức nghi lễ trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa, trong khi đó, theo quan niệm Trung y, Đông Chí, là sự chuyển mình trong năm mới, cũng là một thời điểm dưỡng sinh...

图片默认标题_fororder_dong chi1

1./ Ngày Đông Chí là ngày gì?

Đông Chí là một trong 24 tiết khí trong năm: “Đông” có nghĩa là mùa đông. Chữ “Chí” trong cụm từ “Đông Chí” có nghĩa là cực điểm, đỉnh điểm. Nhưng đỉnh điểm, cực điểm không phải là lạnh đến cực điểm mà là chỉ vị trí Trái đất xoay quanh Mặt trời, đến tiết Đông Chí, người dân sống ở Bắc bán cầu trong ngày Đông Chí sẽ thấy ban ngày có thời gian rất ngắn; đến sau Đông Chí thì ngày mới bắt đầu dài dần ra và ngược lại người dân ở Nam bán cầu sẽ có ngày rất dài.

Ngày đông chí là ngày chứa điểm đông chí tính theo múi giờ địa phương. Ngày Đông chí phù hợp với các tính toán của thiên văn học đối với Bắc bán cầu. Ngày Đông chí là một yếu tố quan trọng để xác định ngày Tết Nguyên Đán cũng như xác định tháng nhuận, các ngày tốt xấu và tất cả các tiết khí khác trong âm lịch năm sau….

图片默认标题_fororder_dong chi2

 2./ Nguồn gốc Tết Đông Chí của người Hoa.

Tiết Đông chí là một trong những thời điểm tổ chức nghi lễ, chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua.

Trung Quốc cổ đại chia một năm thành 24 tiết khí, mỗi mốc 15 ngày đánh dấu sự thay đổi của khí hậu và quá trình chuyển mùa. Theo sử sách ghi lại, vào thời phong kiến, đến ngày “Đông Chí”, vua quan sẽ cùng nhau thưởng thức âm nhạc trong vòng 5 ngày, còn trong các gia đình người dân, mọi người cũng sẽ cùng nhau diễn tấu các loại nhạc cụ để cùng chung vui.

3./ Phong tục đón Tết Đông Chí của người Hoa.

Tại Trung Quốc đại lục, vào thời điểm Đông chí, ngày ngắn nhất, đêm lại dài nhất, nên đây được xem là cột mốc chuyển dịch quan trọng trong quy luật tự nhiên, qua thời điểm này, bóng tối vốn mang khí âm phải nhường chỗ cho ánh sáng đầy dương khí, tiết trời sẽ rạng rỡ hơn bao giờ hết. Ngoài ra, khi Đông chí đến cũng là thời điểm báo hiệu một chu kì năm sắp kết thúc.

Mặc dù Đông chí là ngày tối nhất trong năm, đánh dấu sự khắc nghiệt của mùa đông, nhưng nó không hẳn là lạnh nhất. Dân gian có câu: “sổ cửu hàn thiên” tức, ngày Đông chí đến thì những ngày đông lạnh giá nhất cũng bắt đầu. Vì ngày trở nên dài hơn, nên sẽ mất vài tuần để ánh sáng Mặt trời bao phủ khắp Bắc bán cầu.

Mùa đông sau ngày Đông chí kéo dài chín lần chín là 81 ngày, theo đó mỗi mốc chín ngày đại diện cho một giai đoạn khác nhau của mùa lạnh giá này đươc gọi là một ‘cửu’.

Để đánh dấu mỗi khi các ngày cửu đi qua, người dân Trung Quốc thường cho họa một bức tranh hình cây đào với 9 bông hoa để trắng, rồi treo lên tường, mỗi cửu đi qua, một bông hoa được tô màu đỏ, phong tục này được gọi là “họa cửu”, còn tranh có tên gọi là “mai hoa tiêu hàn đồ”. Khi mùa xuân đến, bức tranh sẽ rực rỡ sắc màu kịp lúc đón xuân về, muôn hoa đua nở.

图片默认标题_fororder_cuu1

图片默认标题_fororder_cuu2

Tới ngày Tết Đông Chí, các gia đình người Hoa khắp nơi trên thế giới thường nghỉ ngơi, tổ chức các lễ hội, cỗ bàn để cúng tế thần và ông bà tổ tiên của mình.

Cũng như tết Nguyên Đán, Đoan Ngọ và Trung Thu có các món bánh đặc trưng của mình như bánh tổ, bánh ú, bánh Trung Thu, ngày tết Đông Chí cũng có món ăn đặc trưng của mình, đó chính là món “bánh trôi”.

图片默认标题_fororder_banh troi

Xa xưa, Đông chí rất lạnh nên thường diễn ra cùng với loại thực phẩm giúp giữ ấm cơ thể như bánh bao hấp và hoành thánh. Với lãnh thổ rộng lớn, sự khác biệt trong truyền thống giữa các vùng miền ở Trung Quốc rất rõ rệt. Ở phía Bắc lạnh lẽo, mọi người ăn sủi cảo, trong khi miền Nam có tập tục ăn bánh trôi với ý nghĩa đoàn viên.

图片默认标题_fororder_dong chi3

Theo Trung Y, những giai đoạn chuyển đổi rất có ý nghĩa, nhưng chúng mang màu sắc khác – chúng liên quan đến học thuyết Âm Dương, là cách người xưa dùng để miêu tả thế giới xung quanh chúng ta. Dương đại biểu cho những sự vật sáng, ấm, và chủ động. Ngược lại, Âm là thể hiện của những thứ tương đối mát hơn, tối hơn và lành hơn. Ngày Đông chí năm nay là ngày 22 tháng 12 là ngày Âm nhất trong năm. Ngày Đông chí báo hiệu mùa đông đến, bắt đầu một khoảng thời gian mát mẻ, u ám và nghỉ dưỡng của năm.

 

Giống như con gấu đen đi ngủ đông trong suốt mùa băng giá, chúng ta cũng có xu hướng chậm lại, cố gắng giữ ấm cho cơ thể. Sự mát mẻ và mịt mù của Âm có xu hướng chậm xuống và hướng vào trong. Bên ngoài thể chất chúng ta chậm lại và trở nên thu mình, hay ở trong nhà, hầu như chỉ biết giữ ấm trong suốt mùa đông, một phần cũng vì chúng ta có ít ánh sáng hơn trong mùa đông.

 

 

Biên tập viên:Kiều Quân
Lựa chọn phương thức đăng nhập