“Kỳ tích Trung Quốc”, “Thành tựu không ngờ trong lịch sử phát triển của nhân loại”... Trên đây là những đánh giá khách quan của cộng đồng quốc tế đối với cải cách mở cửa Trung Quốc. Kỳ tịch này được lập nên như thế nào? Nó mang lại những thứ gì cho Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung? Tại cuộc Mít tinh kỷ niệm 40 năm cải cách mở cửa Trung Quốc diễn ra ngày 18/12, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu quan trọng, gửi đến người Đảng Cộng sản Trung Quốc và toàn thể nhân dân Trung Quốc thông điệp động viên tiếp tục thúc đẩy cải cách mở cửa lên phía trước.
Trong bài phát biểu, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nói một cách tự hào rằng, “Chúng ta mất vài chục năm đã hoàn thành chặng đường công nghiệp hóa mà các nước phát triển mất hàng trăm năm. Nhân dân Trung Quốc dùng bàn tay mình biến những thứ bất khả năng thành khả năng.”
Người Trung Quốc vì sao có thể biến thứ bất khả năng thành khả năng? Trong bài phát biểu, Tổng Bí thư Tập Cận Bình chỉ rõ, đây “là do toàn Đảng, nhân dân các dân tộc toàn quốc Trung Quốc thực hiện bằng sự siêng năng, trí tuệ và dũng khí”! Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã tổng kết những kinh nghiệm quý báu Trung Quốc rút ra từ 40 năm cải cách mở cửa từ 9 mặt.
Những kinh nghiệm quý báu này bao gồm: Cần phải kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với mọi công tác; lấy nhân dân làm trung tâm; địa vị chỉ đạo của Chủ nghĩa Mác; đi con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc; hoàn thiện và phát triển chế độ Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc; lấy phát triển làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; mở rộng mở cửa; quản lý Đảng nghiêm minh toàn diện; xử lý đúng đắn quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn định.
Không có nghi ngờ gì, kinh nghiệm quý báu trong 9 mặt này là “mật mã thành công” của công cuộc cải cách mở cửa Trung Quốc mà cộng đồng quốc tế có hứng thú nhất.
Sau 40 năm, cải cách mở cửa Trung Quốc lại xuất phát, phía trước sẽ có không ít “dòng thác” và “thác ghềnh hiểm yếu”, mức độ phức tạp, nhạy cảm và gian nan của những khó khăn này khiến nhiều nhà phân tích nước ngoài kinh ngạc. Trung Quốc hiểu rõ, thúc đẩy cải cách và phát triển tại một đất nước lớn có lịch sử văn minh hơn 5.000 năm và hơn 1,3 tỷ dân, phải dựa vào “tín ngưỡng, niềm tin” cũng như sự xông xáo và chịu khó thực hiện.