Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty TNHH Phát triển Khu công nghiệp Long Giang Ông Minh Chiếu đến nay vẫn nhớ như in cảnh tượng khi lần đầu tiên đặt chân lên mảnh đất này 12 năm trước: “Xuống ô-tô đổi xe máy, xuống xe máy lại cuốc bộ, hầu như không có đường, toàn những cánh đồng dứa mênh mông”.
Hiện nay, trên cánh đồng dứa mênh mông ở tỉnh Tiền Giang, miền Nam Việt Nam năm xưa đã mọc lên nhà xưởng hiện đại, xe công-ten-nơ chở đầy hàng hóa đi lại tấp nập, khu công nghiệp rộng 600 héc-ta này đã trở thành một trong những khu công nghiệp lớn nhất và chín muồi nhất do Trung Quốc xây dựng tại Việt Nam.
“Mọi thứ bắt đầu từ số không. San lấp mặt bằng, mở đường xây nhà, xây hệ thống cấp thoát nước, xây trạm biến áp, xử lý nước thải, thậm chí xanh hóa khu công nghiệp đều phải tự mình làm”. Nhớ lại những gian nan khởi nghiệp hơn 10 năm qua, Tổng Giám đốc Khu công nghiệp Long Giang Dư Sách có nhiều cảm khái. “Khi mới vận hành, khu công nghiệp đã bị tác động của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, gặp khó khăn rất lớn trong việc kêu gọi đầu tư. Chúng tôi cắn răng kiên trì không du nhập những doanh nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng và hàm lượng công nghệ thấp, nhất định phải bảo đảm trình độ của Khu công nghiệp Long Giang”.
Tổng Giám đốc Công Ty TNHH Công Nghiệp Bellinturf (VN) Tân Cường tươi cười trước dây chuyền sản xuất hiện đại dài gần 1.000m và nói: “Chúng tôi đã khảo sát nhiều nơi, cuối cùng quyết định đặt cơ sở sản xuất tại nước ngoài đầu tiên tại Long Giang”. Doanh nghiệp với trụ sở tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc này là một trong những nhà sản xuất thảm cỏ nhân tạo lớn nhất thế giới.
“Đãi ngộ của công ty rất khá, môi trường làm việc cũng dễ chịu, nhà tôi có mấy người thân đều làm việc ở đây”. Chị Nguyễn Thị Thu Ngân thế hệ 9X, làm việc tại Khu công nghiệp Long Giang từ năm ngoái, hàng ngày chạy xe máy 13 km đến Công Ty TNHH Công Nghiệp Bellinturf làm việc, phụ trách quản lý sản xuất. Trong hơn một năm làm việc, chị đã thay chiếc xe máy xịn mới, mục tiêu tiếp theo là tiết kiệm được nhiều tiền hơn để mua nhà.
Dưới sự hấp dẫn của mức lương và phúc lợi, rất nhiều nông dân từ đồng ruộng đi vào nhà máy, trở thành công nhân có tay nghề; ngày càng nhiều người dân địa phương mở nhà hàng và cửa hàng xung quanh khu công nghiệp, người lao động ở các huyện lân cận và tỉnh xung quanh cũng tìm về đây xin việc.
Ông Đoàn Văn Niên, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Tân Lập 1, huyện Tân Phúc, tỉnh Tiền Giang, nơi sở tại của khu công nghiệp cho biết, “khu công nghiệp khiến diện mạo của nông thôn lân cận được cải thiện rất lớn, không những thúc đẩy kinh tế phát triển, mà còn nhiệt tình với công ích xã hội, mang lại hạnh phúc cho không ít người dân”.
Được biết, hiện đã có 45 doanh nghiệp đầu tư vào đóng tại khu công nghiệp Long Giang, trong đó vừa có những công ty niêm yết tại Trung Quốc đại lục, doanh nghiệp Đài Loan và Hồng Công Trung Quốc, cũng có doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Đan Mạnh và doanh nghiệp địa phương Việt Nam, với tổng vốn đầu tư vượt quá 1,5 tỷ USD. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất tại khu công nghiệp năm 2017 chiếm gần 1/3 giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tiền Giang, tạo khoảng 15 nghìn việc làm cho địa phương.