Đầu năm 2018, các ngân hàng như Citi Bank, HSBC...lần lượt đình chỉ nghiệp vụ tài chính-ngân hàng tại Bru-nây. Tờ “Thời báo châu Á” đưa tin cho biết, những năm qua, do giá năng lượng toàn cầu giảm, nghiệp vụ liên quan dầu khí của các ngân hàng này tại Bru-nây không ngừng co hẹp.
Tuy nhiên, có một ngân hàng lội ngược dòng, bù lấp chỗ trống của các ngân hàng phương Tây, đó là Ngân hàng Trung Quốc.
Những năm qua, kinh tế Bru-nây bị tác động khá lớn bởi giá dầu trên thị trường quốc tế. Bru-nây đề xuất chiến lược phát triển “Tầm nhìn năm 2035”, tìm kiếm đa nguyên hóa việc phát triển kinh tế.
Khi các nhà đầu tư nước ngoài có kế hoạch rút khỏi Bru-nây, Trung Quốc đã dành sự ủng hộ kiên định cho Bru-nây, tạo động lực quan trọng cho đa nguyên hóa kinh tế Bru-nây.
Trung Quốc và Bru-nây năm 1991 mới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, nhưng năm 2013, hai nước quyết định nâng quan hệ hai nước thành quan hệ hợp tác chiến lược. Năm đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất sáng kiến "Một vành đai, một con đường". Bru-nây tích cực hưởng ứng và ủng hộ sáng kiến này. Hai bên ký bản ghi nhớ thúc đẩy kết nối sáng kiến "Một vành đai, một con đường" và chiến lược “Tầm nhìn năm 2035” của Bru-nây.
Trước hết, Bru-nây và các nước ASEAN khác là những nước thành viên sáng lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á do Trung Quốc đề xướng.
Hai là, những năm qua, quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2017, kim ngạch thương mại hai chiều tăng 36,5% so với cùng kỳ, lên đến 1 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc của Bru-nây tăng 58,8% so với cùng kỳ, một mức tăng khiến mọi người ngạc nhiên.
Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đến Bru-nây đầu tư. Dự án hóa dầu Hằng Dật (Hengyi) với tổng mức đầu tư 15 tỷ USD, dự án liên doanh lớn nhất giữa hai nước hiện đang trong xây dựng toàn diện. Dự án giai đoạn 1 có triển vọng đi vào hoạt động vào tháng 5/2019, dự án giai đoạn 2 dự kiến sẽ khánh thành vào năm 2022. Dự án liên doanh này sau khi hoàn thành, sẽ tạo thêm khoảng 10 nghìn việc làm cho Bru-nây. 4 năm trước, Chính phủ Bru-nây và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc quyết định xây dựng “Hành lang kinh tế Bru-nây – Quảng Tây”, cũng đặt nền tảng cho Trung Quốc đầu tư nhiều hơn tại Bru-nây.
Ngoài hợp tác kinh tế-thương mại ra, Trung Quốc cũng tích cực tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng ở Bru-nây, đã nhận thầu xây dựng các công trình như cầu Pu-lâu Mua-ra Bê-xa (Pulau Muara Besar), đường cao tốc Tê-li-xai – Lu-mút (Telisai - Lumut), đập nước U-lu Tu-tông Đam (Ulu Tutong Dam)..., những công trình này đã nâng cao trình độ kết nối của Bru-nây.
V
ề mặt giao lưu nhân văn, hai nước cũng ngày một xích lại gần nhau. Năm 2003, Trung Quốc dành đãi ngộ miễn thị thực cho công dân Bru-nây, năm 2016, Bru-nây cũng dành đãi ngộ cấp thị thực tại cửa khẩu cho công dân Trung Quốc. Năm ngoái, có 52 nghìn lượt du khách Trung Quốc đến Bru-nây du lịch, lập mức kỷ lục, Trung Quốc trở thành nước nguồn du khách lớn nhất của Bru-nây.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước Bru-nây từ ngày 18-20/11. Trong tuyên bố chung của hai nước, Chủ tịch Tập Cận Bình và Quốc vương Bru-nây Bôn-ki-a nhất trí quyết định nâng tầm quan hệ hai nước từ quan hệ hợp tác chiến lược thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược. Quyết định này đã thuận theo xu hướng phát triển tích cực của quan hệ hai nước trong 5 năm qua, cũng tất sẽ thúc đẩy quan hệ hai nước lên tầm cao mới.