Mẫn Linh

Con tàu lớn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương lại khởi hành – cần ghi nhớ “cởi mở, sáng tạo và bao trùm”

19-11-2018 15:09:50(GMT+08:00) CRi
Chia sẻ:

Sau hai ngày làm việc, Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 26 ngày 18/11 bế mạc tại Pa-pua Niu Ghi-nê. Hội nghị đạt được nhận thức chung trong các mặt như thúc đẩy kết nối, xây dựng Khu Thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương, kinh tế số và tầm nhìn sau Mục tiêu Bô-gô, thu được thành quả tích cực quan trọng, gửi đi thông điệp tích cực ủng hộ và bảo vệ thương mại tự do, thể chế thương mại đa phương và toàn cầu hóa kinh tế.

Điều đáng quan tâm là “5 chủ trương” lấy “cởi mở, phát triển, bao trùm, sáng tạo và quy tắc” làm định hướng của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhận được sự đồng thuận rộng rãi của các giới tham dự Hội nghị, có thể dự kiến, “phương án Trung Quốc” này sẽ tiếp thêm ba động lực lớn cho hợp tác châu Á – Thái Bình Dương sau này.

图片默认标题_fororder_CqgRLlvxb4-AR0qLAAAAAAAAAAA615.900x724

Trước hết, tương lai của châu Á – Thái Lan Dương là ở “cởi mở”.

Trong thời gian diễn ra Hội nghị, xuất phát từ tầm cao chiến lược xu thế lớn phát triển của thế giới, Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi các nền kinh tế cần tập trung xây dựng kinh tế châu Á – Thái Bình Dương loại hình cởi mở, thúc đẩy bền vững tự do hóa và tiện lợi hóa thương mại và đầu tư, đã chỉ rõ “định hướng lớn, mục tiêu lớn” cho sự phát triển sau này của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Ví dụ như Trung Quốc, tại Hội chợ triển lãm Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ nhất vừa khép lại không lâu, các bên đã đạt được 57,8 tỷ USD kim ngạch giao dịch, khiến mọi người ghi nhận lợi ích do Trung Quốc mở cửa thị trường mang lại và việc đóng cửa là không có lối thoát. Chính vì vậy, trong thời gian diễn ra Hội nghị, Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên trong thảo luận đều cho biết cần ủng hộ bảo vệ thể chế thương mại đa phương, ủng hộ Tổ chức Thương mại thế giới phát huy vai trò xứng đáng.

Hai là, hợp tác châu Á – Thái Bình Dương mấu chốt là ở “sáng tạo”.

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu rõ “kinh tế số là phương hướng phát triển của châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung trong tương lai”, chủ trương “tìm kiếm động lực tăng trưởng và lộ trình phát triển mới”, “tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lực số, tăng cường tính tiếp cận kinh tế số”. Những chủ trương này đã nói lên nhận thức chính xác của Trung Quốc đối với tương lai kinh tế số của châu Á – Thái Bình Dương, cũng thể hiện nguyện vọng của Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ với châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung trong lĩnh vực này.

图片默认标题_fororder_CqgRLlvxb4-AUstIAAAAAAAAAAA982.900x571

Ba là, sự phát triển của châu Á – Thái Bình Dương đòi hỏi “bao trùm”.

Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi các nước cần “xuất phát từ thực tế đa dạng, tôn trọng con đường phát triển lựa chọn của mỗi nước”, “đi sâu thực hiện lộ trình kết nối”, “tạo cơ hội và không gian phát triển chung cho các nước”, mục đích là nhằm thúc đẩy khu vực châu Á – Thái Bình Dương “phát triển đồng đều hơn, tăng trưởng bền vững hơn, cơ hội bình đẳng hơn và xã hội bao trùm hơn”.

Kết nối là nền tảng thực hiện phát triển bao trùm và tương tác. Về việc này, xây dựng "Một vành đai, một con đường" do Trung Quốc đề xướng không còn nghi ngờ là một thực tiễn thành công. Năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và các nước trên dọc "Một vành đai, một con đường" lên đến 1440,32 tỷ USD, tạo 244 nghìn việc làm cho địa phương.

Thủ tướng Ca-na-đa Tru-đô tham dự Hội nghị Cấp cao lần này cũng cho biết, tiến hành các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trong phạm vi toàn cầu có thể tạo thị trường mới, nguồn lực mới và cơ hội mới cho các nước.

 

 

 

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập