Theo tin Đài chúng tôi: Ngày 17/11, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dùng câu “Chúng ta đi trên cùng một chuyến tàu thủy” để ví von quan niệm cộng đồng cùng chung vận mệnh, và bắt đầu bài phát biểu đề dẫn tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC diễn ra ở Pa-pua Niu Ghi-nê. Trong bài phát biểu dài gần 40 phút này, Chủ tịch Tập Cận Bình xoay quanh chủ đề “Chung lưng đấu cật mở ra tương lại tốt đẹp”, lấy lịch sử làm gương, phân tích sâu sắc những biến đổi của thế giới chưa từng có trong 100 năm qua, đề ra 5 chủ trương gồm định hướng mở cửa, định hướng phát triển, định hướng bao trùm, định hướng sáng tạo và định hướng quy tắc, đã cung cấp “phương án Trung Quốc” cho các nền kinh tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương nắm bắt định hướng phát triển kinh tế thế giới, tìm thấy tư duy quản trị hiệu quả toàn cầu.
Nhiều tràng pháo tay vang lên tại hiện trường đã nói lên bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình phù hợp với tiếng nói chung của những người tham dự hội nghị, ăn khớp sự mong đợi chung của các nền kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương, phù hợp với lợi ích chung của người dân khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trong bài phát biểu, Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ rõ sâu sắc rằng: “Hợp tác hay đối đầu? Cánh cửa mở hay đóng? Hợp tác cùng thắng hay trò chơi có tổng bằng không? Làm thế nào trả lời những câu hỏi này, liên quan tới lợi ích của các nước, liên quan tới tiền đồ và vận mệnh của nhân loại”.
Từ lộ trình xây dựng “Cộng đồng cùng chung vận mệnh khu vực châu Á – Thái Bình Dương” được đề xuất tại Hội nghị APEC diễn ra ở đảo Ba-li năm 2013, đến đề nghị thực hiện “Giấc mơ châu Á – Thái Bình Dương” được đề ra tại Hội nghị APEC diễn ra ở Bắc Kinh năm 2014, và đến bài phát biểu đề dẫn lần này định hướng cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương để phát triển lên phía trước bằng các cụm từ then chốt như “mở cửa, phát triển, bao trùm, sáng tạo, quy tắc”, Chủ tịch Tập Cận Bình luôn có sự nhận thức và nắm bắt tỉnh táo đối với tương lai hợp tác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Hiện nay, tuy chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa đơn phương phủ bóng đen lên sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu, tăng thêm nhân tố không xác định, nhưng làn sóng toàn cầu hóa kinh tế vẫn phát triển cuồn cuộn về phía trước. Trong bối cảnh này, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC tại Pa-pua Niu Ghi-nê, ông David Toua cho rằng, bài phát biểu đề dẫn của Chủ tịch Tập Cận Bình đã phản ánh nhận thức chung đạt được giữa các nền kinh tế. Đứng trước ngã tư đường trong quá trình phát triển của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, luồng gió ấm áp đến từ bờ biển Nam Thái Bình Dương tất sẽ xua tan nỗi ám ảnh từ “chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương”, thắp sáng tương lai hợp tác mở cửa ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.