Duy Hoa

“Chương trình Tân Hán học Khổng Tử” giúp Tiến sĩ Việt Nam đi lên con đường nghiên cứu “Hồng Lâu Mộng”

09-11-2018 18:37:38(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_阮氏练1

Chị Nguyễn Thị Luyện là cô gái Việt Nam trẻ tuổi, vóc dáng không cao, có thể đọc tham luận bằng tiếng Trung lưu loát. Những người ngồi trước mặt chị Luyện là lưu học sinh đến từ các nước trên thế giới. Những lưu học sinh này tuy đến từ các quốc gia khác nhau, có màu da khác nhau, nhưng đều biết nói tiếng Trung, viết chữ Hán, nghiên cứu Trung Quốc.

图片默认标题_fororder_阮氏练7

Đây là hình ảnh trong Diễn đàn Tiến sĩ thuộc “Chương trình Tân Hán học Khổng Tử” diễn ra tại trường Đại học Nhân dân Trung Quốc ngày 2/11. “Chương trình Tân Hán học Khổng Tử” là do Tổng bộ Học viện Khổng Tử/Văn phòng Tiểu ban lãnh đạo quảng bá quốc tế Hán ngữ quốc gia Trung Quốc thành lập năm 2013, nhằm giúp thanh niên các nước trên thế giới đi sâu tìm hiểu Trung Quốc và văn hóa Trung Hoa, làm sôi động nghiên cứu Hán học.

Từ ngày 2-4/11, Hội nghị Hán học Thế giới lần thứ 6 diễn ra tại trường Đại học Nhân dân Trung Quốc. Chủ đề hội nghị lần này là “Hiểu biết Trung Quốc: Hán học bao trùm và nền văn minh đa nguyên”, gần 100 học giả Trung Quốc và nước ngoài đã tiến hành thảo luận xoay quanh sự phát triển của Hán học và giao lưu giữa văn hóa Trung Quốc và phương Tây.

图片默认标题_fororder_阮氏练5

Là Tiến sĩ nhận được học bổng “Chương trình Tân Hán học Khổng Tử”, chị Nguyễn Thị Luyện được ban tổ chức diễn đàn mời, từ trường Đại học Phục Đán ở Thượng Hải đến Bắc Kinh đọc tham luận tại Diễn đàn Tiến sĩ này. Chị Luyện cho biết “Chương trình Tân Hán học Khổng Tử” giúp chị có nhiều thu hoạch, đồng thời cũng cảm thấy rất có áp lực. Chị nói:

“‘Chương trình Tân Hán học Khổng Tử’ có nhiều dự án, tôi là Tiến sĩ nhận được học bổng chương trình này. Tôi đã nhiều lần tham gia và đọc tham luận tại những hội nghị hoặc diễn đàn, tôi rất ủng hộ các dự án của chương trình này, đồng thời cũng mong chương trình này sẽ phát triển lên phía trước một cách ổn định và vững chắc. Được sự hỗ trợ của học bổng chương trình này, tôi sẽ học 3 năm tại trường Đại học Phục Đán. Trong 3 năm này, tôi cần phải đăng 2 bài luận văn trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí cốt lõi của Trung Quốc, vì vậy tôi rất có áp lực”.

Chị Luyện đang học tiến sĩ tại trường Đại học Phục Đán, nghiên cứu văn hóa-ngôn ngữ học. Để tìm hiểu tốt hơn ngôn ngữ và văn hóa của Trung Quốc, năm 2017 chị Luyện đăng ký và nhận được học bổng “Chương trình Tân Hán học Khổng Tử”, theo học chương trình tiến sĩ tại trường Đại học Phục Đán. Theo học tại trường Đại học Phục Đán là niềm mơ ước của chị, con đường thực hiện ước mơ tràn đầy trắc trở, chị Luyện đã đưa ra những nỗ lực to lớn. Chị nói: 

“Đại học Phục Đán từ rất lâu rồi là niềm mơ ước của em, mặc dù em biết Phục Đán là vô cùng khó, nhưng mà chính vì cái khó đấy, em cũng muốn thử sức, xem sức của em liệu có học được hay không. Khi mà em vào Phục Đán, nó khác xa so với suy nghĩ của em. Trước nay em cứ nghe người ta nói Phục Đán kinh khủng lắm, nhưng mà khi em vào, em thấy rằng dùng hai từ ‘kinh khủng’ còn chưa lột tả hết cái cảm nhận của em, em cảm nhận đúng là em ở cái đáy của sự ‘tuyệt vọng’. Vì em cảm thấy không biết là mình sẽ làm thế nào để mà học ở trường đấy, vì các Giáo sư ở Phục Đán là vô cùng nghiêm khắc. Nhiều khi em nghe thấy mọi người kêu than, em cho rằng là có hai yếu tố: một là xuất phát từ góc độ cá nhân, có thể là chưa nỗ lực hết mình, mà cảm thấy việc đấy vượt khả năng của người đó; hai là có thể là từ góc độ trường. Nhưng, cá nhân em cho rằng nỗ lực của bản thân là rất quan trọng”.

图片默认标题_fororder_阮氏练6

Tại Diễn đàn Tiến sĩ thuộc “Chương trình Tân Hán học Khổng Tử” diễn ra chiều ngày 2/11, chị Luyện đã đọc tham luận “Bản dịch tiếng Việt lý giải ‘thoại đầu” tiếng Trung như thế nào—Lấy bản dịch ‘Hồng Lâu Mộng’ làm ví dụ”. Chị Luyện cho biết, chị đã đọc bản gốc “Hồng Lâu Mộng” và bản dịch tiếng Việt nhiều lần, chị hiện học với Giáo sư Thân Tiểu Long, nghiên cứu bản gốc và bản dịch tiếng Việt bằng phương pháp nghiên cứu văn hóa-ngôn ngữ học. Tuy phương pháp nghiên cứu này không thuộc dòng chính, chưa được học giả Việt Nam chấp nhận. Nhưng chị Luyện tin chắc vào quan niệm nghiên cứu của thầy Thân Tiểu Long, và mong đưa phần nghiên cứu này vào luận án tiến sĩ mình, trở thành người đầu tiên nghiên cứu “Hồng Lâu Mộng” từ góc độ văn hóa-ngôn ngữ học trong thời gian tới. Chị nói:

“Nghiên cứu tác phẩm ‘Hồng Lâu Mộng’ và đối chiếu giữa bản gốc và bản dịch của Vũ Bồi Hoàn. Khi mà đọc, một bên đọc tiếng Trung, một bên đọc tiếng Việt, song song hai việc này, để phát hiện ra và đối chiếu theo câu. Trong nghỉ Hè, em có về nước và đã đi phỏng vấn rất nhiều chuyên gia cũng như những người đầu ngành về phiên dịch, về ngôn ngữ, ví dụ như thầy Nguyễn Văn Hiệp, Giáo sư ngôn ngữ Viện trưởng Viện Ngôn ngữ; Phó Giáo sư Nguyễn Hoàng Anh; Phó Giáo sư Hà Lê Kim Anh; Tiến sĩ Nguyễn Đại Cồ Việt, Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Thị Vân Anh, v.v. Họ đều cho rằng, họ nhìn nhận ở góc độ nếu như là bản dịch, thì đây là dịch văn học. Nhưng mà em cho rằng, nó hoàn toàn không phải. Và đến khi phỏng vấn các Giáo sư ngôn ngữ, thì họ đều cho rằng đây là lĩnh vực về ngôn ngữ, đối chiếu ngôn ngữ thông qua tác phẩm dịch, em hoàn toàn đồng ý ý kiến của họ”.

图片默认标题

Năm 2004, chị Luyện bắt đầu học Hán ngữ, đến nay đã 14 năm. Chị Luyện là giáo viên Đại học Quốc gia Hà Nội, chị đã chú ý đến hiện tượng “cơn sốt học tiếng Trung” đang dấy lên trong sinh viên Việt Nam. Chị nói:

“Càng dạy học thì càng nhận ra rằng, thực ra ở bên Việt Nam cũng có con số thống kê, có biểu thức cho thấy số lượng người học tiếng Trung càng ngày càng đông. Trong quá trình dạy học, cũng thúc đẩy được rất nhiều sinh viên. Đặc biệt, hiện nay ở Bắc Kinh có rất nhiều sinh viên nói rằng: ‘Cô ơi, em rất cảm ơn cô, bởi vì nhờ cô dạy môn tiếng Trung mà em có thêm động lực’”.

图片默认标题_fororder_阮氏练9

Chị Luyện không những giỏi về tiếng Trung, hơn nữa trong công tác giảng dạy tiếng Trung thường ngày, chị không ngừng học thêm, đi sâu nghiên cứu lĩnh vực văn hóa-ngôn ngữ học. Là giáo viên, chị đã đào tạo nhiều sinh viên học tiếng Trung; là học giả, chị đã tìm thấy con đường nghiên cứu của mình. Chị nói:

“Trong quá trình giảng dạy, thấy rằng ngữ pháp tiếng Việt có rất nhiều điểm tương đồng và giống với ngữ pháp tiếng Trung, tuy nhiên nó cũng chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ ngữ pháp châu Âu. Từ ngày đấy, em đã có một suy nghĩ rằng ngữ pháp Việt Nam nên có con đường riêng của mình, nên có bản sắc văn hóa riêng. Chính vì thế mà luôn luôn tìm kiếm, xem các giáo viên hướng dẫn ở bên Trung Quốc, những giáo sư đầu ngành là ai, và đặc biệt là trong ngành ngôn ngữ. Sau khi tìm kiếm, tìm ra được thầy Thân Tiểu Long ở trường Đại học Phục Đán, Thượng Hải, Trung Quốc. Được biết thầy học từ đại học cho đến tiến sĩ đều học ở Phục Đán, là một người vô cùng tài hoa, nổi tiếng, đứng đầu ngành ngôn ngữ và văn hóa. Hiện tại ở Trung Quốc vẫn cho rằng đây là ngành phi chủ lưu. Nhưng cá nhân tôi khi tiếp cận với hướng nghiên cứu này, thì thấy lý luận này vô cùng khó, nó khó nhưng mà lại thấy nó rất có ý nghĩa, tức là nó luôn luôn tìm ra được bản sắc văn hóa thông qua ngôn ngữ. Thông qua ngôn ngữ thì sẽ được biết văn hóa của mỗi quốc gia. Chính vì thế mà tôi nuôi ý tưởng từ ngày đó. Nhưng mà tiếp cận với hướng nghiên cứu này thì gặp rất nhiều khó khăn, về lý luận nó khác hoàn toàn với chủ lưu. Chính vì thế mà gặp rất nhiều trắc trở. Tuy gặp nhiều trắc trở, tôi cũng luôn luôn quyết tâm cố gắng để có thể có được hướng đi riêng

图片默认标题_fororder_阮氏练2

Chị Luyện năm nay 33 tuổi đã lập gia đình và có con, chị vẫn có lý tưởng và hoài bão, chị thích mùa Thu của Bắc Kinh và thời gian học hỏi ở Thượng Hải, đồng thời chị cũng mong chờ trong thời gian tới sẽ tốt nghiệp tiến sĩ, về nước tiếp tục sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu. Chị nói:  

“Khi mà về Việt Nam, việc đầu tiên là em muốn dạy dỗ đến nơi đến chốn, có thể nói là dạy làm sao để học sinh luôn luôn yêu thích bài dạy của mình; thứ hai, quan điểm của em là mỗi người đều có cuộc sống riêng, việc đầu tiên là phải khỏe, và sau đấy là phải lạc quan, có hai yếu tố này, em sẽ tiếp tục để nghiên cứu, cũng muốn tìm tòi ra những thứ mới mà người ta chưa đi”.

Chị Luyện đơn giản, lạc quan, có lý tưởng và hoài bão. Sau khi tốt nghiệp chương trình tiến sĩ ở trường Đại học Phục Đán, chị sẽ tiếp tục nỗ lực cho văn hóa-ngôn ngữ học ở Việt Nam, góp phần mình cho sự nghiệp văn hóa-ngôn ngữ của hai nước Trung-Việt.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập