Thanh Long

Đào tạo chuyên đề “thúc đẩy trách nhiệm xã hội và quan hệ lao động của doanh nghiệp Trung Quốc” diễn ra tại Mi-an-ma

19-10-2018 11:48:37(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_u=2884742552,4145636682&fm=173&app=25&f=JPEG

Ngày 18-19/10, “Đào tạo chuyên đề thúc đẩy trách nhiệm xã hội và quan hệ lao động của doanh nghiệp Trung Quốc” do Liên đoàn Công nghiệp Dệt may Trung Quốc, Phòng Thương mại Trung Quốc Mi-an-ma, v.v phối hợp tổ chức đã diễn ra tại Mi-an-ma, khóa đào tạo nhằm giúp các doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng mô hình đầu tư kinh doanh phát triển bền vững và hài hòa, để các doanh nghiệp Trung Quốc có thể tham gia xây dựng “Một vành đai, một con đường” tốt hơn và thiết lập hình ảnh gánh vác trách nhiệm tốt. 

Ngành chế tạo nảy nở nhanh chóng, chi phí lao động thấp và các chính sách đầu tư nước ngoài hấp dẫn đã khiến Mi-an-ma trở thành điểm nóng cho đầu tư nước ngoài trong việc thành lập các nhà máy. Do đó, ngành công nghiệp chế biến hàng may mặc đặc trưng bởi các ngành công nghiệp thâm dụng lao động đã trở thành một lực lượng mới trong đầu tư của Trung Quốc vào Mi-an-ma trong những năm gần đây, tuy nhiên, các doanh nghiệp Trung Quốc này cũng đã gặp phải một số vấn đề và khó khăn trong khi không ngừng phát triển. Vì vậy, Phó Chủ tịch Thường trực Phòng Thương mại Trung Quốc Mi-an-ma Lạc Quân cho biết:

   “Vấn đề chính là còn thiếu sự hiểu biết về các luật và quy định địa phương, phong tục dân gian và thói quen sinh hoạt địa phương, điều này sẽ gây ra một số tranh chấp về quản lý lao động. Cho nên, đôi lúc cũng có các  cuộc đình công ở một số doanh nghiệp, đã gây ra những tổn thất nhất định bất kể đối với các doanh nghiệp đầu tư dệt may của Trung Quốc, hay đối với nhân viên của chúng tôi. Bởi vậy xét vì tình hình hiện nay, bất kể là đào tạo về mặt quản lý đối với các doanh nghiệp dệt may cấp gấp, hay là đào tạo đối với nhân viên địa phương, đều là điều cực kỳ quan trọng.”

   Tham tán Thương mại Trung Quốc tại Mi-an-ma Tạ Quốc Tường cho biết:

   “Hy vọng khóa đào tạo và hội thảo lần này sẽ nâng cao hơn nữa nhận thức về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Trung Quốc, nâng cao hơn nữa nhận thức trách nhiệm xã hội và khả năng phát triển bền vững của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Mi-an-ma về quan hệ lao động, bình đẳng giới và quản lý văn hóa đa dạng, thiết lập hình ảnh doanh nghiệp Trung Quốc tốt đẹp gánh vác trách nhiệm.”

图片默认标题_fororder_u=1765976078,1758992206&fm=173&app=25&f=JPEG

   Ngoài việc đào tạo, ngày 17/10, Liên đoàn Công nghiệp Dệt may Trung Quốc cũng đã lần lượt ký Bản ghi nhớ với Phòng Thương mại Trung Quốc Mi-an-ma và Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc Mi-an-ma, dốc sức cho việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành dệt may và các ngành công nghiệp khác ở Trung Quốc và Mi-an-ma. Hiện nay, có 400 doanh nghiệp đầu tư may mặc của Trung Quốc tại Mi-an-ma, tuyển dụng khoảng 400.000 nhân viên tại Mi-an-ma. Theo số liệu từ Bộ Thương mại Mi-an-ma, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Mi-an-ma trong năm 2010 chỉ đạt 3,37 triệu USD, mà từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Mi-an-ma đã đạt 2,2 tỷ USD, doanh nghiệp dệt may Trung Quốc có công rất lớn không thể mai một. Về việc các doanh nghiệp Trung Quốc làm thế nào tham gia tốt hơn vào sự phát triển của ngành dệt may Mi-an-ma, Tổng Thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc Mi-an-ma Kaing Kaing Nwe nói,

   “Mi-an-ma có chính sách ưu đãi với đầu tư nước ngoài, nếu các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Mi-an-ma có thể xử lý tốt mối quan hệ với nhân viên địa phương và thể hiện quan hệ lao động tốt, thì có thể thu hút nhiều công ty hơn đầu tư vào Mi-an-ma, các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc cần nêu tấm gương thành công.”.

Biên tập viên:Thanh Long
Lựa chọn phương thức đăng nhập