李慧莹

Chương trình đặc biệt: Tưởng nhớ nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười

07-10-2018 18:24:44(GMT+08:00)
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_Nguyen-Tong-Bi-Thu-D

Đài chúng tôi dẫn lại tin của các cơ quan truyền thông Việt Nam:

Đêm ngày 1/10, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười đã từ trần tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ở Hà Nội, Việt Nam, hưởng thọ 101 tuổi.

Đồng chí Đỗ Mười sinh vào tháng 2 năm 1917 tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, sớm tham gia hoạt động cách mạng, từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Năm 1991, đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, và tái đắc cử vào năm 1996.

Trong thời gian đảm nhiệm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Đỗ Mười từng đến thăm Trung Quốc vào các năm 1991, 1995 và 1997.

Ngày 6 tháng 10, Phóng viên các cơ quan truyền thông Việt Nam là TTXVN, Báo Nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam thường trú tại Trung Quốc đã đăng bài có tên tác như sau: 

图片默认标题_fororder_vov_tq_3_ayya

Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức trọng thể Lễ viếng nguyên TBT Đỗ Mười

Sáng 6-10, tại Bắc Kinh, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức trọng thể Lễ viếng và mở sổ tang tưởng niệm đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành T.Ư Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng CHXHCN Việt Nam, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành T.Ư Đảng Cộng sản Việt Nam. Các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán cùng gia đình và đông đảo đại diện cộng đồng, lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc tham dự Lễ viếng.

图片默认标题_fororder_vov_tq_1_pdva

Đại biện Phạm Thanh Bình đọc điếu văn tại lễ tang nguyên TBT Đỗ Mười 

Thay mặt Đảng ủy Việt Nam tại Trung Quốc, Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam sinh sống, làm việc và học tập tại Trung Quốc, Đại biện Phạm Thanh Bình đọc điếu văn bày tỏ niềm xúc động và tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, nhấn mạnh những đóng góp to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc; khẳng định, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười là bậc lão thành cách mạng đã trải qua cả hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân, đế quốc; trực tiếp tham gia và có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp vĩ đại đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, để lại nhiều dấu ấn quan trọng, thể hiện bản lĩnh của một người cộng sản kiên trung, suốt đời tận tụy vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Trong giờ phút đầy tiếc thương và xúc động, Đại biện Phạm Thanh Bình cùng tập thể Đại sứ quán, cộng đồng người Việt Nam tại Bắc Kinh đã cùng hướng về Tổ quốc, thắp hương và kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ và vĩnh biệt đồng chí Đỗ Mười.

图片默认标题_fororder_vov_tq_4_iqig

Đ/C Dương Khiết Trì, Ủy viên Bộp Chính trị, Chánh Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại T.Ư Đảng CS Trung Quốc đến viếng nguyên TBT Đỗ Mười

Sáng 6-10, đồng chí Dương Khiết Trì, Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại T.Ư Đảng Cộng sản Trung Quốc, thay mặt lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước Trung Quốc đến viếng và ghi sổ tang tưởng niệm nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường; Chủ tịch Quốc hội Lật Chiến Thư; Chủ tịch Chính hiệp Uông Dương đã gửi vòng hoa đến viếng.

Chuyển lời thăm hỏi và chia buồn sâu sắc của lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc trước sự ra đi của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, đồng chí Dương Khiết Trì nhấn mạnh, đồng chí Đỗ Mười là nhà lãnh đạo tiền bối kiệt xuất của Đảng và Nhà nước Việt Nam; là đồng chí và người bạn thân thiết của Trung Quốc, đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp đổi mới và xây dựng XHCN ở Việt Nam, có đóng góp quan trọng vào việc bình thường hóa và thúc đẩy phát triển quan hệ song phương.

图片默认标题_fororder_a2

Đ/C Dương Khiết Trì ghi sổ tang tưởng niệm nguyên TBT Đỗ Mười

Bày tỏ mong muốn, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam biến đau thương thành sức mạnh, tiếp tục đạt được những thành tựu mới trong sự nghiệp xây dựng XHCN, đồng chí Dương Khiết Trì khẳng định, Trung Quốc nguyện cùng Việt Nam không ngừng củng cố tình hữu nghị giữa hai nước, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi và quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt tiếp tục phát triển ổn định, lành mạnh.

Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc mở sổ tang trong hai ngày 6 và 7-10, để đại diện các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và nhân sĩ hữu nghị Trung Quốc; đại diện đoàn ngoại giao tại Bắc Kinh đến viếng đồng chí Đỗ Mười.

图片默认标题_fororder_张加祥

Những bức ảnh tưởng niệm nguyên TBT Đỗ Mười trên trang cá nhân của ông Trương Gia Tường

Những ngày này kể từ khi biết tin Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ, nhiều nhân sĩ hữu nghị Trung Quốc, những người đã từng có dịp tiếp xúc hoặc gặp gỡ nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười lúc sinh thời đã đăng bài ảnh trên trang cá nhân của mình để tưởng niệm đồng chí. Trong đó có cựu phóng viên Tân Hoa xã Trương Gia Tường. Trong trang cá nhân của mình ông Trương Gia Tường viết:

Hồi ký:  CHÚNG TA CÙNG CÓ CHUNG LÝ TƯỞNG

Tác giả: Trương Gia Tường 

Tôi từng làm phóng viên Tân hoa xã tại Việt Nam nhiều năm, rất hân hạnh từng có nhiều dịp tiếp xúc và chuyện trò với nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, điều khiến tôi cảm thấy hết sức vinh hạnh là vào trước khi hết nhiệm kỳ thứ ba công tác tại Việt Nam sắp về nước, đó là ngày 21 tháng 5 năm 1995, trong thời gian Việt Nam đang triệu tập Hội nghị toàn thể Trung ương, đồng chí Đỗ Mười đã dành thời gian quý báu tiếp kiến thân mật tôi. Đây là niềm vinh dự đặc biệt của một phóng viên Trung Quốc mà Nhà Lãnh đạo và nhân dân Việt Nam dành cho. Đồng chí Đỗ Mười đã ra đi mãi mãi, sự nghiệp đổi mới của Việt Nam và sự nghiệp hữu nghị Trung-Việt mà đồng chí luôn kiên trì nhất định sẽ không ngừng phát triển, không ngừng nở hoa và kết trái.

图片默认标题_fororder_IMG_0211.JPG

Nguyên TBT Đỗ Mười lúc sinh thời với các em quàng khăn đỏ Việt Nam

Trong phần tiếp theo của chương trình đặc biệt cuối tuần đêm nay trên sóng CRI, chúng tôi xin giới thiệu bài hồi ký của ông Trương gia Tường cựu phóng viên Tân Hoa xã thường trú tại Việt Nam nhan đề “Chúng ta cùng có chung lý tưởng”, bài hồi ký này tác giả viết vào năm 1996 sau khi đã hết nhiệm kỳ về nước, đăng trong cuốn sách “Việt Nam trong mắt tôi” của tác giả đã được xuất bản tại Trung Quốc.

Đó là vào buổi chiều ngày 21 tháng 1 năm 1995, trong đại sảnh nhà khách Trung Ương Đảng cộng sản Việt Nam số B-1 phố Hoàng Văn Thu Hà Nội, đồng chí Đỗ Mười, Tổng bí thư Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhà lãnh đạo tối cao của Việt Nam; Tôi, trưởng phóng viên Phân xã Tân Hoa xã tại Hà Nội sắp hết nhiệm kỳ về nước, hai chúng tôi đối diện với nhau cười nói thân mật, hai bàn tay bắt chặt lấy nhau hồi lâu. Các phóng viên Đài truyền hình Việt Nam và Thông Tấn xã Việt Nam đã ghi lại quang cảnh xúc động lòng người này bằng camera và máy ảnh. Thật như ông Đỗ Phong giám đốc TTX Việt Nam có mặt tại hiện trường lúc đó nói, đây là buổi tiếp thân mật như trong gia đình.

图片默认标题_fororder_Do1

Nguyên TBT Đỗ Mười tiếp ông Trương Gia Tường tại Hà Nội  

Ngay từ đầu những năm 70 thế kỷ trước, tôi đã quen biết đồng chí Đỗ Mười. Năm 1971, Tổng xã Tân Hoa Xã Trung Quốc cử tôi đi làm phóng viên tại Phân xã Tân Hoa Xã tại Hà Nội, bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên của tôi thường trú tại Việt Nam. Lúc đó, đồng chí Đỗ Mười đang đảm nhiệm chức Phó Thủ tướng Chính phủ. Tôi có nhiều dịp gặp gỡ và nghe đồng chí nói chuyện. Đồng chí Đỗ Mười sinh ra tại Hà Nội, nói giọng Bắc rất chuẩn, cho nên người Trung Quốc học tiếng Việt như chúng tôi cảm thất rất dễ nghe. Tại hội nghị lần thứ 3 Quốc hội Việt Nam khóa 8 họp ngày Ngày 22 tháng 6 năm 1988, đồng chí Đỗ Mười được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam, tại hội nghị toàn thể lần thứ nhất trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 7 tháng 6 năm 1991, đồng chí được bầu giữ chứcTổng Bí thư Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

图片默认标题_fororder_do-

3-9-1990 tại Thành Đô, các nhà lãnh đạo cấp cao TQ Giang Trạch Dân, Lý Bằng tiếp các nhà lãnh đạo cấp cao VN Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng

Tháng 11 năm 1991, Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm Trung Quốc, thực hiện bình thường hóa quan hệ ngoại giao Trung-Việt. Từ đó, các đoàn đại biểu Trung Quốc đến thăm Việt Nam ngày càng nhiều, nhiều đoàn đã được Tổng Bí thư Đỗ Mười tiếp kiến. Mỗi khi tiếp khách nước ngoài, bao giờ Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng có mặt tương đối sớm. Là phóng viên, đương nhiên tôi càng phải có mặt sớm hơn. Trước khi tiếp khách hầu như lần nào Tổng bí thư cũng chuyện trò thân mật với tôi. Còn tôi thì cứ lo ảnh hưởng đến công việc và thời gian của đồng chí, cho nên thường đứng chờ ở ngoài sảnh. Thế nhưng đồng chí Đỗ Mười mấy lần chủ động mời tôi vào trong sảnh lớn, hàn huyên chuyện trò với tôi một lát. Nội dung đề tài câu chuyện rất rộng, từ tình hình quốc tế đến tình hình trong nước Việt Nam, từ công tác của tôi tại Việt Nam đến tình hình gia đình tôi. Đầu óc của đồng chí rất minh mẫn, chuyện trò rất rôm rả, những câu thăm hỏi rất thân mật tự nhiên, khiến tôi ở trước mặt nhà lãnh đạo tối cao Việt Nam mà không hề cảm thấy có chút gò bó, mà như nghe người  chú bác trong gia đình đang nói chuyện vậy, lại như đang chuyện trò với một người bạn cũ quen biết đã lâu năm.

图片默认标题_fororder_Do2

Nguyên TBT Đỗ Mười tiếp ông Trương Gia Tường tại Hà Nội

Bất cứ ai từng có dịp gặp Tổng Bí thư Đỗ Mười, đều rất có ấn tượng sâu sắc đối với khuôn mặt chữ điền đầy đặn của đồng chí toát ra thần thái kiên định và dứt khoát; những ai đã từng có dịp tiếp xúc với Tổng Bí Thư Đỗ Mười, hầu như đều ca ngợi tác phong khiêm tốn, chất phác, bình dị và gần gũi của đồng chí; mà những ai không quen biết đồng chí, thì chỉ cần một lần gặp thôi cũng đều nhận thấy rằng, đây mà một người bác rất bình dị, hiền lành, nụ cười điềm đạm của Người thường hiện lên trên khuôn mặt hiền từ. Tôi còn nhớ ngày 27 tháng 6 năm 1991, đồng chí Đỗ Mười có buổi tiếp và nói chuyện vui vẻ, chân thành, thân mật với các phóng viên sau khi đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư. Vừa gặp nhau, đồng chí liền vui vẻ nói với phóng viên các nước có mặt tại hiện trường bằng giọng rất vang rằng: “Tôi rất muốn bắt tay với từng người một, nhưng phóng viên nhiều quá. Đại hội Đảng lần này đã được sự quan tâm rộng rãi hơn bao giờ hết của các phóng viên, cho nên có thể nói, các cơ quan truyền thông báo chí đã góp phần cho sự thành công của Đại hội lần này. Cho nên, mục đích chính của tôi hôm nay là cảm ơn các bạn.” Tổng Bí thư còn mong các phóng viên nước ngoài trở thành những người bạn tốt của nhân dân Việt Nam, mong thông qua các cơ quan báo chí để nhân dân thế giới tìm hiểu chính xác về đất nước và con người Việt Nam.

Tháng 1 năm 1995, tôi về nước sau khi hết nhiệm kỳ thứ ba thường trú tại Việt Nam. Nhiệm kỳ lần này đúng trong giai đoạn trước và sau bình thường hóa quan hệ Trung-Việt, các đoàn đại biểu hai nước qua lại dồn dập, lại thêm hai nước đều thi hành chính sách cải cách và đổi mới, đã cung cấp điều kiện và môi trường thông thoáng cho sự qua lại giữa các nhân viên hai nước. Là phóng viên Tân Hoa Xã, sự nghiệp báo chí đã ban cho tôi cơ hội trời phú, khiến tôi may mắn có nhiều dịp vào Nam ra Bắc trong những tháng năm thường trú tại Việt Nam, tôi đã để lại dấu chân trên khắp nẻo đường non nước Việt Nam. Đất nước Việt Nam có tài nguyên dồi dào, phong cảnh tươi đẹp, có nền văn hóa truyền thống lâu đời, nhân dân cần cù hiếu khách đã để lại cho tôi những ấn tượng không bao giờ quên. Lúc này đây, khi mà trước khi tôi hết nhiệm kỳ về nước, trong thời gian Việt Nam đang họp hội nghị toàn thể Trung Ương, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã dành thời gian quý báu để tiếp kiến tôi, đây là niềm vinh dự đặc biệt mà nhà lãnh đạo và nhân dân Việt Nam dành cho một phóng viên Trung Quốc.

Tôi còn nhớ, đó là vào chiều 21 tháng 1 năm 1995, tôi bước vào trong phòng khách tiếp kiến, Tổng Bí thư Đỗ Mười đang đứng đợi ở đó liền bước tới, bắt lấy đôi bàn tay tôi rất chặt rồi nói: “Nghe nói đồng chí sắp về nước, chúng tôi đều không nỡ chia tay đồng chí.” Sau khi đã ngồi xuống đâu vào đấy, mở đầu câu chuyện đồng chí Đỗ Mười nói: “Rất cảm ơn đồng chí đã dành tình cảm quý báu cho nhân dân Việt Nam. Công cuộc Cách mạng và sự nghiệp xây dựng của Việt Nam giành được thắng lợi, sự phát triển của quan hệ đoàn kết hợp tác hữu nghị hai nước Việt-Trung, trong đó có phần đóng góp của đồng chí. Tôi tin rằng, sau này bất cứ trên cương vị nào, đồng chí cũng đều sẽ  tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp hữu nghị Việt- Trung. ”

Tôi báo cáo tình hình công tác trong nhiều năm qua với Tổng Bí Thư Đỗ Mười. Tổng Bí thư giới thiệu cho tôi tìm hiểu tình hình đổi mới kinh tế của Việt Nam, hướng tới tương lai phát triển của quan hệ Việt-Trung.

Tổng Bí thư Đỗ Mười, vị Cách Mạng Lão thành từng trải qua bốn năm tù giam trong ngục tù của bọn thực dân Pháp nói một cách kiên định rằng: “Bất kể như thế nào, Đảng Cộng Sản nhất định phải nắm lấy chính quyền. Không những phải nắm lấy chính quyền, mà còn phải củng cố chính quyền. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đoàn kết nhất trí, trong sáng, lớn mạnh, nhân dân đoàn kết.”

图片默认标题_fororder_do-

Tổng Bí thư Đỗ Mười mong quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai Đảng và hai nhà nước Việt-Trung không ngừng phát triển. Đồng chí nói: “Kể từ buổi gặp gỡ tại Thành Đô vào năm 1990, các đồng chí Lý Bằng, Giang Trạch Dân lần lượt sang thăm đến Việt Nam, còn nữa nhiều đồng chí Bộ Chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đến thăm Trung Quộc, chúng ta đều nhấn mạnh quan điểm và lập trường trước sau như một của chúng ta.” Tổng Bí thư Đỗ Mười nói tiếp: “Các chuyến thăm lẫn nhau giữa hai Đảng, hai nhà nước chúng ta, đã tăng thêm sự hiểu biết, rất có lợi cho việc trao đổi nhận thức về thế giới và trong khu vực. Đây chính là nền tảng đoàn kết hữu nghị của chúng ta. Còn những vấn đề tồn tại thì có thể thảo luận hiệp thương. Sự vật bao giờ cũng có mâu thuẫn, nhưng điểm chung của chúng ta là điều căn bản, có thể thảo luận giải quyết những vấn đề còn tồn tại, thảo luận một lần chưa giải quyết được thì thảo luận nhiều lần. Chúng ta có lý tưởng chung, có mục tiêu chung xây dựng chủ nghĩa xã hội.”

图片默认标题_fororder_500

Tổng Bí thư Đỗ Mười còn đặc biệt nhấn mạnh: “Chúng tôi không bao giờ quên sự chi viện to lớn của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc dành cho Cách mạng của Việt Nam. Bác Hồ của chúng tôi từng nói, thành quả Cách mạng của Việt Nam cũng chính là thành quả chung của nhân dân các nước, là kết quả chi viện của nhân dân các nước anh em.”

Sau buổi tiếp, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã ký tên và tặng tôi bộ sách “Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội” mới xuất bản của đồng chí. Tổng bí thư nói: “Đồng chí công tác tại Việt Nam nhiều năm như vậy, đã góp phần cho sự nghiệp hữu nghị Việt-Trung. Mong đồng chí sau này lại trở về Việt Nam, tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa nhé.”

Vậy là tôi bịn rịn chia tay với đất nước Việt Nam vào năm 1995, nơi mà tôi đã lần lượt làm việc và gắn bó trong suốt 18 năm. Đất nước và con người Việt Nam,  đặc biệt buổi tiếp chào tạm biệt của Tổng Bí thư Đỗ Mười dành cho tôi, một phóng viên Trung Quốc luôn hiện lên trong cõi lòng tôi, do vậy mà năm 1996, tôi liền cho xuất bản cuốn sách “Việt Nam trong con mắt tôi”, trong có  bài hồi ký trên đây với tiêu đề “Chúng ta cùng có chung lý tưởng”. Điều làm tôi cảm thấy hết sức hân hạnh và vui mừng là, sau khi nhờ bạn bè Việt Nam chuyển tặng cuốn sách  “Việt Nam trong con mắt tôi” cho Tổng Bí thư Đỗ Mười, được biết cuốn sách này được đồng chí đặt trên bàn làm việc của mình.

 

Biên tập viên:李慧莹
Lựa chọn phương thức đăng nhập