Vũ Minh

"Một vành đai, một con đường" hỗ trợ sự hội nhập kinh tế giữa các nước dọc tuyến

21-09-2018 10:35:16(GMT+08:00)
Chia sẻ:

2015-10-16   cri

Tại Diễn đàn về Con đường Tơ lụa với sự tham dự của các chính đảng châu Á diễn ra ngày 15/10, nhà lãnh đạo các chính đảng cùng đại diện các bộ ngành và tổ chức hữu quan của các nước tham dự hội nghị cho biết, sáng kiến "Một vành đai, một con đường" do Trung Quốc đề xuất có lợi cho thúc đẩy sự hội nhập kinh tế giữa các nước dọc tuyến, thực hiện kết nối về chiến lược phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân.
Phát biểu tại Diễn đàn, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Nê-pan Mác-Lê-nin Pradip Kumari Gyawali cho biết, cho dù khoa học- kỹ thuật của thế giới ngày nay đã phát triển nhanh chóng, song khoảng cách giàu nghèo vẫn rất lớn, sáng kiến "Một vành đai, một con đường" do Trung Quốc đề xuất có lợi cho thúc đẩy sự hội nhập kinh tế giữa các nước dọc tuyến, mang lại cơ hội học tập cho các nước với mô hình phát triển khác nhau, rút ngắn khoảng cách phát triển, thực hiện sự phát triển chung.

Trong thời gian thăm Trung Á và Đông Nam Á vào tháng 9 và tháng 10/2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lần lượt đề xuất sáng kiến quan trọng về cùng xây dựng "Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa" và "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21", nhận được sự quan tâm cao của cộng đồng quốc tế.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc Vương Hiểu Đào nói, chỉ sau hai năm, sáng kiến "Một vành đai, một con đường" đã đơm hoa kết trái.

Tháng 3 năm nay, việc công bố "Tầm nhìn và hành động thúc đẩy cùng xây dựng Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa và Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21" đã trở thành bản thiết kế thượng tầng lớn của "Một vành đai, một con đường".

Ông Vương Hiểu Đào cho biết, Trung Quốc và các nước dọc Con đường Tơ lụa đã đạt được rất nhiều nhận thức chung về kết nối chiến lược phát triển, "Một vành đai, một con đường" đã lần lượt kết nối với việc xây dựng Liên minh kinh tế Á-Âu của Nga, Chiến lược Con đường thảo nguyên của Mông Cổ, Con đường sáng sủa của Ca-dắc-xtan, Kế hoạch đầu tư Junker châu Âu, thể hiện quan niệm cốt lõi là hòa bình hợp tác, mở cửa bao dung, học tập tham khảo lẫn nhau, cùng có lợi cùng thắng.

Ngoài ra, Trung Quốc còn ký một loạt văn bản hợp tác với các nước hữu quan dọc tuyến, trong đó có Nga, Mông Cổ, Hung-ga-ri, Tát-di-ki-xtan, Ca-ta, Cô-oét v.v., một loạt dự án như Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pa-ki-xtan, Đường ống dẫn khí đốt Trung Á, v.v. cũng đã được thúc đẩy theo kế hoạch, Chính phủ Trung Quốc còn thành lập Tiểu ban Lãnh đạo công tác "Một vành đai, một con đường", bộ ngành hữu quan cũng đã xây dựng quy hoạch và cơ chế công tác, hình thành một hệ thống bảo đảm hỗ trợ đồng bộ.

Khi đánh giá hiệu quả của sáng kiến "Một vành đai, một con đường", Chủ tịch Đảng Nhân dân Pa-ki-xtan Bilawal cho biết, đối với nhân dân Pa-ki-xtan mà nói, Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pa-ki-xtan là ví dụ rất tốt về hai nước phối hợp phát triển cơ sở hạ tầng, đã thay đổi một cách tối đa tình hình kinh tế của các khu vực chậm phát triển.

Sáng kiến "Một vành đai, một con đường" với những nội dung chính là liên thông liên kết cơ sở, thương mại thông suốt, hội nhập tài chính, gắn bó lòng dân.

Chủ tịch Tổng hội người Hoa, Bộ trưởng Giao thông Ma-lai-xi-a Liow Tiong Lai cho biết, với những nội dung kể trên, tôi phát hiện, hai nước Ma-lai-xi-a và Trung Quốc đã nộp một số "bài tập" trước thời hạn, đó tức là "bài tập" về trao đổi chính sách, gắn bó lòng dân và thương mại thông suốt, chúng ta sẽ tập trung tăng cường kết nối cơ sở và hội nhập vốn trong khi tiếp tục phát triển 'tam thông' kể trên".

Ông Liow Tiong Lai bày tỏ tin tưởng rằng, theo nguyên tắc cùng thương lượng, cùng xây dựng và cùng chia sẻ, công trình hệ thống "Một vành đai, một con đường" đồ sộ này chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các nước dọc tuyến.

Biên tập viên:Vũ Minh
Lựa chọn phương thức đăng nhập