Vũ Minh

Tranh khắc đá Khổng Tử thăm Lão Tử---- Bản hiệu đính theo cội nguồn

10-09-2018 16:38:26(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Trên bức tranh khắc đá đời nhà Hán này, khắc một cuộc gặp gỡ giữa hai nhà tư tưởng Trung Quốc thời Xuân Thu: Khổng Tử dẫn đệ tử yết kiến Lão Tử. Tượng người có con nhạn thò đầu ra trên tay áo chính là Khổng Tử. Con nhạn là món quà mà Khổng Tử biếu Lão Tử. Tay chống gậy, hướng mặt về Khổng Tử chính là Lão Tử.

“Khổng Tử yết kiến Lão Tử” là đề tài thường gặp trong tranh đời nhà Hán. Tranh khắc đá là tác phẩm nghệ thuật khắc đá mà người đời Hán khắc trên mộ thất, quan tài, mộ từ, mộ khuyết, là sự phản ánh chân thực về sáng tạo tinh thần của người đời Hán.

Khổng Tử và Lão Tử sống ở thời Xuân Thu, một người đã sáng lập tư tưởng Nho giáo, một người là thủy tổ văn hóa Đạo giáo. Lúc họ gặp nhau còn chưa có sự phân biệt về Nho, Đạo, nói hậu sinh thỉnh giáo tiền bối thì đúng hơn.

Trong “Sử ký Tư Mã Thiên” đã ghi tường tận một cuộc nói chuyện.

Khổng Tử đến Lạc Dương, kinh đô nhà Chu, thỉnh giáo Lão Tử về học vấn Lễ. Lão Tử nói: “Lễ mà ngươi nói, người phát minh ra nó xương đã mục nát rồi, chỉ còn lại ngôn từ mà thôi. Quân tử ra kiến công lập nghiệp vào lúc thời vận đến, thời vận không đến, thì sống cầu thả như cỏ dại. Bớt ngạo khí và tham vọng quá nhiều của ngươi đi, bớt thần thái, tình cảm trên mặt và chí hướng thái của ngươi. Những thứ này đều là thứ vô ích đối với thân thể và tâm linh của ngươi”.

Sau khi về, Khổng Tử ba ngày không nói câu nào, hình dung Lão Tử với đệ tử: “Gặp Lão Tử, vượt xa so với tưởng tượng của ta, ông thật giống một con rồng biến đổi khôn lường, không ai có thể biết được diện mạo toàn diện của ông”.

Kể từ Hán Vũ Đế “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, tư tưởng Nho giáo chiếm địa vị thống trị, nhưng lại không bài xích quan điểm khác với mình.

Đằng sau hai vị thánh hiền khom lưng vái nhau là sự giao lưu và hội nhập của hai tư lưởng. Người đời Hán khắc tình cảnh này trên đá gạch, để trên tường vi mồ mả, nhằm mục đích ghi nhớ và kế thừa. Văn minh nhân loại trở nên phong phú đa dạng bởi giao lưu học hỏi lẫn nhau, văn hóa dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác không đứt quãng bởi ghi nhớ và kế thừa.

 

Quân tử hoà hợp nhưng không nhất thiết giống nhau.

Gặp bạn từ phương xa đến, không phải rất vui sao?

Vạn vật trong thiên hạ sinh ra từ Có, và Có sinh ra từ Không.

Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ dựa của họa

 

Từ 600  năm trước công nguyên đến 300 năm trước công nguyên, Hy Lạp cổ đại, Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc đều xuất hiện nhà tư tưởng vĩ đại. Các nhà hiền triết như Socrates, Plato, Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử, Lão Tử, trí tuệ của họ gặp nhau với loài người, tạo nên thế giới đa nguyên, thời kỳ này là thời đại trục của văn minh nhân loại.

Khổng Tử và Lão Tử, Nho giáo, Đạo giáo, tư tưởng triết học của họ giống hai dòng sông, chúng giao thoa, chảy cuồn cuộn, cũng chảy trong dòng máu của chúng ta. Sự gặp gỡ giữa Khổng Tử và Lão Tử diễn ra vào mọi lúc. Nó chính là sự gặp gỡ giữa bạn với thế giới, sự gặp gỡ giữa bạn với chính mình.

Biên tập viên:Vũ Minh
Lựa chọn phương thức đăng nhập