沈维华

Những báu vật vô giá của Trung Quốc: rồng ngọc, thanh ngọc và đồ ngọc hình rùa

07-09-2018 17:43:09(GMT+08:00) CCTV
Chia sẻ:

Trung Quốc có lịch sử lâu đời, văn hóa vô cùng rực rỡ, có nhiều di tích văn hóa, nhiều cổ vật rất đáng giới thiệu. Sau đây là 3 báu vật vô giá của Trung Quốc: rồng ngọc thuộc nền văn hóa Hồng Sơn; thanh ngọc, đồ ngọc hình rùa ở di chỉ Lăng Gia Than.

图片默认标题_fororder_红山玉龙2

Rồng ngọc thuộc nền văn hóa Hồng Sơn là đồ ngọc thần bí được phát hiện ở huyện Ongniud, Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc. Hình động vật được chạm khắc có đầu mũi cong vênh, đôi mắt lồi ra, dưới hàm có đường vân hình kẻ ô, trên cổ và lưng có họa tiết giống bờm, trông rất sống động, như đang bay lên, tạo hình giản đơn, đồ ngọc chất ôn hòa, mịn mượt.

Rồng ngọc này có lịch sử hơn 5.000 năm. Khi chiêm ngưỡng báu vật này, bạn sẽ có cảm giác tuy luồng gió 5.000 năm trước đã ngừng thổi từ lâu, nhưng đồ ngọc này vẫn giữ được tư thế đứng trong gió.

图片默认标题_fororder_红山玉龙1

Trước đó, ở thôn Sanxingtala từng phát hiện một đồ ngọc màu xanh lục tương tự, được cho là có nhiều điều ăn khớp với con rồng trong truyền thuyết của Trung Quốc, vì vậy được tôn vinh là “Con rồng số 1 Trung Hoa”.

Hai đồ ngọc hình rồng đều phát hiện ở nơi gần thành phố Xích Phong, Khu tự trị Nội Mông, nơi đây là di chỉ bộ lạc thời cổ ở lưu vực sông Liêu, con người 5.000 năm trước sáng tạo nên văn hóa Hồng Sơn. Đó là thời đại thiên nhiên và loài người đối diện trực tiếp với nhau, sự sống, tâm hồn và sự tưởng tượng không chút bị rối bời, đã được thể hiện và truyền đi qua bàn tay của người thợ chạm khắc đồ ngọc.

图片默认标题_fororder_玉龙猪2

Ở các di chỉ văn hóa Hồng Sơn đã khai quật được một lượng lớn đồ ngọc, phong cách đồ ngọc chất phác, cổ kính, giản đơn, súc tích. Con rồng ngọc khoanh tròn hình chữ C với hình tượng hợp nhất giữa con rồng và con heo là hình ảnh thần bí và thông thường nhất, là đồ vật mang tính tiêu chí chín muồi và quan trọng của nền văn hóa Hồng Sơn.

图片默认标题_fororder_兴隆洼文化

Thực ra, ở di chỉ văn hóa Hưng Long Oa có niên đại sớm hơn văn hóa Hồng Sơn đã phát hiện những mảnh gốm được bố trí theo hình tượng hợp nhất giữa con rồng và con heo; trong nền văn hóa Ngưỡng Thiều cũng có hầm mộ tùy táng trong có những vỏ trai được bố trí theo hình tượng hợp nhất giữa con rồng và con hổ. Ba nền văn hoa tuy ở ba nơi xa cách, nhưng lại có cảm hứng tương tự. Con rồng là loài thần thú có cả đặc điểm của nhiều loài động vật, trên biển trời rộng mênh mông dường như vạn vật có nguồn gốc chung. Hình thái này cũng ăn khớp với các dân tộc Trung Hoa hòa hợp với nhau.

Rồng tượng trưng cho dân tộc Trung Hoa, người Trung Quốc là con cháu của rồng. Các mặt trong cuộc sống của người Trung Quốc hình thành vảy của con rồng, hiện lên tư thế của nền văn minh Trung Hoa. Rồng trở thành biểu tượng độc đáo trong văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Vậy thì rồng hình thành từ đâu? Chúng ta hãy so sánh sự diễn biến của đồ ngọc hình rồng trong các thời kỳ, thử lần theo dấu chân của nó.

Sự diễn biến của hình ảnh con rồng trong đồ ngọc đã thể hiện sự kế thừa và tiếp diễn của khiếu thẩm mỹ các thời đại. Hình ảnh con rồng trở lại đồ ngọc khoanh tròn hình xoắn ốc, hình xoắn ốc này trông như hình ảnh em bé trong bụng mẹ, dường như là hình ảnh ban đầu của đồ cổ xưa nhất. Đây là sự mở đầu cho sự sống cá thể trong thời kỳ thai nghén, cũng là sự khởi đầu cho sự hình thành của nền văn minh.  

图片默认标题_fororder_凌家滩玉版玉龟1

Di chỉ Lăng Gia Than ở tỉnh An Huy, Trung Quốc mà ít người biết đến có những phát hiện khiến mọi người kinh ngạc. Trong đó, thanh ngọc, đồ ngọc hình rùa được khai quật từ di chỉ này chính là một trong những phát hiện khiến chúng ta phải kinh ngạc. Có người cho rằng nó liên quan tới thuật chiêm tinh, có người cho rằng nó là quẻ chữ số nói lên nguồn gốc của chữ số, cũng có người cho rằng nó liên quan tới lịch pháp, cũng có người cho rằng nó là Lạc Thư trong truyền thuyết. Các suy đoán đều chỉ ra nó là khoa học kỹ thuật và văn hóa mũi nhọn nhất trong văn minh tiền sử của loài người.

Khi được khai quật, thanh ngọc tuyệt đẹp này được đặt ở giữa hai mai rùa bằng ngọc, thanh ngọc và đồ ngọc hình rùa hẳn là một bộ.

图片默认标题_fororder_凌家滩玉版玉龟2

Đồ ngọc hình rùa gồm hai phần mai lưng và yếm bụng, trên mai có khoan vài lỗ hình tròn phân bố đối xứng ở hai bên. Phần giữa thanh ngọc có một vòng tròn nhỏ, được chia thành 8 phần bằng nhau bằng đường thẳng, mũi tên →; ngoài vòng tròn lại có 4 đường thẳng, mũi tên → chỉ vào 4 góc của thanh ngọc.

Bề ngoại đồ ngọc hình rùa và thanh ngọc dường như chỉ hiện lên chữ số và phương hướng đơn giản nhất, nhưng, qua tìm hiểu sâu, mới biết được nó là một bí ẩn liên quan tới hàng số và hệ thống vũ trú phức tạp.

Trên hai mai rùa bằng ngọc đều có khoan lỗ, mai rùa có 8 lỗ, yếm rùa có 5 lỗ. Nếu hai mai rùa chồng lên nhau, chính giữa có 5 lỗ, ở hai bên mỗi bên có 4 lỗ, nhất trí với 13 khối sừng trên mai rùa thực tế.

8 phương hướng trên thanh ngọc nói lên phương hướng, ở bên trái và bên phải mỗi bên có 5 lỗ.

图片默认标题_fororder_玉人

Ở di chỉ Lăng Gia Than còn khai quật ra 6 đồ ngọc hình người, 3 người trong tư thế quỳ, 3 người trong tư thế đứng, lần lượt được khai quật từ 2 ngôi mộ, toàn bộ 6 người bằng ngọc đều duỗi thẳng 5 ngón tay và đặt lên ngực, dường như đang biểu đạt gì đó.

Mỗi người có hai bàn tay, mỗi bàn tay có 5 ngón, vì vậy, văn hóa Trung Hoa trong đó có học thuyết ngũ hành đều áp dụng hệ ngũ phân. Xếp và tổ hợp lại một cách hữu cơ các chữ số dưới 10, sẽ xuất hiện hiện tượng thú vị về con số.

Phương pháp là đặt số một, hai, ba, bốn và năm ở vị trí phần trên và bên trái, đặt số sáu, bẩy, tám, chín và mười ở vị trí phần dưới và bên phải, số bốn đặt ở phía đông-nam, bên trái của số chín; số sáu đặt ở phía tây-bắc, bên phải của số một; số tám đặt ở phía đông-bắc, dưới số ba; số hai đặt ở phía tây-nam, trên số bẩy. Đây chính là Lạc Thư, chữ Lạc có nghĩa là “mạch lạc”, là quy luật hoạt động trật tự của thế giới. Đây là trạng thái cực kỳ cân bằng, tổng của các chữ số trên đường thẳng hay đường chéo đều bằng nhau. Trên thanh ngọc có khoan 9 lỗ, 4 lỗ ở phần dưới, cũng nhất trí với tổng số này.

图片默认标题_fororder_河图洛书2

Vì vậy, có người cho rằng nó là nguồn gốc của Lạc Thư, còn có người cho rằng thanh ngọc mở ra quẻ bằng chữ số của Trung Quốc, tức là nền tảng cho con số trừu tượng.

Biểu tượng ngôi sao 8 cánh ở trung tâm thanh ngọc cũng là một bí ẩn cổ xưa và thú vị, cho đến ngày nay, nhiều dân tộc ở Trung Quốc cũng có biểu tượng này, thậm chí phân bố khắp trong nhiều nền văn hóa trên toàn thế giới. Những biểu tượng, đồ án này hình như ẩn chứa mật mã của quy luật tự nhiên, bị chúng ta phớt lờ, lãng quên dần.

图片默认标题_fororder_八角星

Đồ án ngôi sao 8 cánh còn xuất hiện trong đồ ngọc hình chim ưng được khai quật từ di chỉ Lăng Gia Than. Tất nhiên, sự kỳ diệu của di chỉ Lăng Gia Than không phải chỉ có những điều này, nó còn mở ra một thế giới đồ ngọc cho chúng ta, (bích, đồ ngọc hình bán nguyệt, đồ ngọc hình rìu, đồ ngọc hình rìu lưỡi vòm, vòng ngọc, vòng tay ngọc, đồ ngọc khoanh tròn hình chữ C, hạt ngọc, v.v.) đã đủ quy mô cả bộ đồ ngọc dùng trong nghi lễ.

图片默认标题_fororder_凌家滩出土的各类玉器5

Các biểu tượng văn hóa được phát hiện ở di chỉ Lăng Gia Than liên quan tới nhiều lĩnh vực rộng rãi, có nguồn gốc sâu xa, rất hiếm thấy trên thế giới. Đây là một đỉnh cao của văn hóa loài người, cũng là một nền văn minh tiền sử bị đánh giá thấp. Theo đo đạc, di chỉ Lăng Gia Than có tổng diện tích khoảng 1,6 triệu mét vuông, qua 5 lần khai quật, chỉ khai quật 1/800 tổng diện tích di chỉ. Có lẽ trong tương lai không xa, chúng ta có thể còn sẽ rung động lần nữa bởi những phát hiện mới.

Biên tập viên:沈维华
Lựa chọn phương thức đăng nhập