沈维华

Những báu vật vô giá của Trung Quốc: Vua ngọc tông thuộc nền văn hóa Lương Chử và Chiếc khiên đồng khảm ngọc lam

07-09-2018 14:13:28(GMT+08:00) CCTV
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_玉琮3

Trung Quốc có lịch sử lâu đời, văn hóa vô cùng rực rỡ, có nhiều di tích văn hóa, nhiều cổ vật rất đáng giới thiệu. Sau đây là 2 báu vật vô giá của Trung Quốc: Vua ngọc tông thuộc nền văn hóa Lương Chử và Chiếc khiên đồng khảm ngọc lam. 

Cách đây khoảng 5.000 năm, khu vực Lương Chử thuộc lưu vực Thái Hồ, Trung Quốc từng một dạo sáng tạo nên văn hóa có trình độ phát triển cao: thành cổ, lăng tẩm, đàn tế, làng mạc, quân sự, cơ sở thủy lợi, xưởng làm đồ ngọc...

Công tác khảo cổ, khai quật đã kéo dài hơn 80 năm kể từ năm 1936, sự phát hiện quan trọng nhất là ngọc tông trên có chạm khắc đôi mắt thần bí này. Ngọc tông là đồ ngọc hình trụ, bên ngoài hình vuông, ở giữa có lỗ tròn, trên thân ngọc tông phân thành nhiều đốt nhỏ.

图片默认标题_fororder_玉琮王8

Ngọc tông này nặng 6,5 kg, cao 8,9 cm, đường kính phần trên là 17,6 cm. Vì thể tích, trọng lượng và họa tiết đều lớn nhất trong các ngọc tông bảo tồn hiện nay, nên được tôn vinh là “vua ngọc tông”.

Nó được phát hiện khi khai quật ngôi mộ lớn ở Phản Sơn năm 1986, các nhà khảo cổ học lập tức nhận định đây là một loại họa tiết hình mặt thú giống Thao Thiết (loài quái vật tham tàn theo truyền thuyết Trung Quốc), do trước đó đã khai quật ra một lượng lớn cổ vật có họa tiết tương tự, nên lúc đó không thu hút nhiều quan tâm.

Sau khi kết thúc công tác ở dã ngoại, khi tráng rửa ảnh cổ vật, mọi người mới có sự phát hiện bất ngờ.

Hai bên đôi mắt này có họa tiết với đường nét thanh mảnh đến nỗi dường như bị mọi người bỏ qua, hóa ra là hai bàn tay, bàn tay của con người.

Xem kỹ càng hơn, bàn tay nối với cánh tay trông hơi không hợp, nhìn tiếp vào phần trên, khuôn mặt chủ nhân của cánh tay này đã xuất hiện.

Các nhà khảo cổ học mới ý thức được, đây không phải là họa tiết hình mặt thú như Thao Thiết thường thấy trước đó, mà là một vị thần mặt thú có tạo hình hoàn chỉnh cực kỳ hiếm thấy.

Trong đó, tư thế của vị thần đặc biệt khiến mọi người thắc mắc: hai cánh tay giơ lên, uốn cong khuỷu tay, 5 ngón tay duỗi thẳng, hiện lên hình dáng rụt đầu, mình nghiêng về phía trước. Nó là thiên thần điều khiển thần thú, hay là thần thú hóa thân thành hình người? Thú hay người, là hai thần khác nhau, hay là khuôn mặt khác nhau của cùng một vị thần...

Họa tiết tương tự lần lượt được phát hiện trong những đồ ngọc khai quật từ ngôi mộ lớn thuộc nền văn hóa Lương Chử. Người ta suy đoán, họa tiết này có phải là huy hiệu của thần tiên tượng trưng cho nền văn hóa Lương Chử không?

图片默认标题_fororder_玉琮王7

Ngọc chiếm vị thế đặc thù trong văn hóa Trung Quốc. Giáp Cốt Văn (chữ khắc trên mai rùa và xương thú) và Kim Văn nói lên truyền thống “hiến đồ ngọc cho thần tiên” đã có từ xưa của Trung Quốc. Khu vực Lương Chử khai quật ra hơn 40 loại đồ ngọc, cho đến nay, họa tiết vị thần mặt thú hoàn chỉnh chỉ xuất hiện trong một vài đồ ngọc khai quật từ ngôi mộ lớn của quý tộc. Liệu điều này có nghĩa là chủ nhân ngôi mộ này là thầy tế của nước Lương Chử hay không? Ngọc tông trên có chạm khắc họa tiết vị thần mặt thú hoàn chỉnh và tinh tế có phải là thánh vật giúp người dân Lương Chử trao đổi với thiên thần hay không?

Trên đầu vị thần là một chiếc mũ lông vũ hình chữ Giới, bên trên đầy khắp các đường nét hình xòe ra, biểu tượng này cũng từng xuất hiện trong cổ vật thuộc nền văn hóa Hà Mỗ Độ cách đây 7.000 năm. Liệu điều này có nghĩa là giữa hai cái này có mối liên hệ gì đó hay không?

Biểu tượng của huy hiệu cho nền văn hóa Lương Chử cũng từng xuất hiện trong các di chỉ văn hóa khác thuộc thời đại đồ đá mới. Trên miền đất Trung Quốc bao la, văn hóa giữa các vùng miền từng xảy ra sự tương tác và ảnh hưởng như thế nào?

Đôi mắt xuyên qua 5.000 năm nhìn vào chúng ta, dẫn dắt chúng ta từng bước đi vào nơi sâu thẳm của lịch sử...   

图片默认标题_fororder_镶嵌绿松石铜牌饰6

Một thành cổ bị chôn vùi dưới lòng đất canh tác ở Nhị Lý Đầu. Ở trung tâm thành cổ này có kiến trúc mang kiểu dáng triều đình có sức chứa 10.000 người, người ta nói, đây là đô thành của nhà Hạ theo ghi chép trong sử sách. Ở đô thành này có xưởng luyện đồng với quy mô hoành tráng.

Trong thời cổ, khu vực Tây Á và Trung Á nắm bắt công nghệ luyện đồng sớm hơn. Sau đó, ở vùng tây-bắc Trung Quốc, ở di chỉ thuộc nền văn hóa Long Sơn ở vùng Trung Nguyên, Trung Quốc, lần lượt xuất hiện đồ đồng, tuy đều là đồ đồng có kích cỡ nhỏ. Đến thời kỳ Nhị Lý Đầu, đồng bắt đầu được dùng để làm đồ đạc có kích cỡ lớn hơn, trong khi đó, điều này không xuất hiện trong nền văn hóa đồng đen ở các khu vực khác trên thế giới.

Trong số 200 đồ đồng đen khai quật từ di chỉ Nhị Lý Đầu, chén uống rượu này là đồ dùng trong nghi lễ trên có họa tiết có niên đại sớm nhất khu vực Đông Á. Miệng chén, tay cầm và ba chân, trước đó làm bằng gốm với công nghệ nung đốt, đến thời kỳ này đã làm bằng chất liệu hoàn toàn mới là đồng đen, dùng công nghệ nung đúc. Việc nắm bắt công nghệ đúc hợp kim đã khiến nền văn hóa Nhị Lý Đầu phát triển nhảy vọt thành “ngựa ô” thời đại.

Đồng đen—kim loại quý được luyện ra từ lửa rừng rực, khảm ngọc lam—đá quý được người dân bản xứ tôn sùng, cục diện kim loại và ngọc cùng tồn tại đã mở ra thời đại đồng đen ở khu vực Đông Á.

图片默认标题_fororder_镶嵌绿松石铜牌饰4

Chiến khiên đồng khảm ngọc lam được khai quật từ di chỉ Nhị Lý Đầu có niên đại rất sớm, nó xuất hiện sớm hơn 500 năm so với chữ viết trên lục địa Đông Á.

Chiếc khiên đồng khảm ngọc lam có ổ mắt vênh lên, đôi mắt tròn trịa vượt qua hơn 3.500 năm, nhìn thẳng vào bạn. Nó là ai? Là rồng hay hổ? Là bò hay hươu? Là cú hay gấu?

Trên đồ đồng hình vòng cung hơi vồng lên, hơn 300 mảnh ngọc lam vẫn ở nguyên vị trí cũ, vẫn sáng trong sau hơn 3.000 năm. Chúng có kích cỡ chỉ vài milimet với độ dày 1-2 milimet. Công nghệ cao siêu này đứng số 1 trong cùng niên đại.

Các miếng ngọc lam với tạo hình phù hợp bản đồ họa thiết kế, được mài thành hình chữ Sơn, hình móc, hình bậc thang, hình chữ Nhật và hình tròn, ghép thành tạo hình kỳ lạ, người ta lờ mờ nhận ra những hình đó là sừng, mũi, mắt.

Hơn 2.000 miếng ngọc lam giống như vảy của con rồng, ghép thành hình dáng con rồng dài 70cm. Trong hai ổ mắt hình thoi, đôi mắt bằng ngọc lồi lên, lông mày và đôi mắt kết nối với trời đất.

Chúng nó xuất hiện trên thân chủ nhân ngôi mộ, bên cạnh luôn có một bộ chuông đồng với lưỡi chuông bằng ngọc, dường như đang tổ chức một nghi lễ gì đó.

图片默认标题_fororder_镶嵌绿松石铜牌饰2

Thần thú thượng cổ có ánh mắt sáng như lửa. Thần sắc của đôi mắt này từng xuất hiện ở đồ cổ khai quật từ di chỉ ở Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc, từng xuất hiện ở đồ cổ khai quật từ di chỉ Tam Tinh Đôi, tỉnh Tứ Xuyên. Nó đã chứng kiến người dân ở vùng Trung Nguyên, miền đông-bắc, miền tây-nam vượt muôn núi ngàn sông để giao tiếp với nhau cách đây hơn 3.000 năm về trước.

Nó im lặng, nó không cần lời nói. Đôi mắt từng chứng kiến vương triều sớm nhất Trung Quốc này vẫn đang nhìn người ta đi đi lại lại, ngôi sao chuyển động.

Biên tập viên:沈维华
Lựa chọn phương thức đăng nhập