卢倩桦

Hành trình khám phá "Vành đai Kinh tế sông Trường Giang"

28-08-2018 14:03:00(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Các bạn thân mến, ngày 20/7, hoạt động phỏng vấn đưa tin "Trường Giang cuồn cuộn - Ghi nhận của phóng viên từ Vành đai kinh tế sông Trường Giang" đã khởi động tại thành phố Lệ Giang, tỉnh Vân Nam. Đây là hoạt động phỏng vấn quy mô lớn với gần 200 phóng viên các cơ quan truyền thông Trung ương và địa phương kéo dài trong gần một tháng, đi qua 11 tỉnh thành dọc Vành đai kinh tế sông Trường Giang, bao gồm Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy, Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang. Anh Thành Trung là một trong những phóng viên của Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc tham gia toàn chặng phỏng vấn thực tế lần này. Trong chương trình “Trung Quốc ngày nay” kỳ này, mời các bạn cùng nghe anh Thành Trung chia sẻ những thú vị xoay quanh chuyến đi này.

SH: Xin chào anh Thành Trung, lâu lắm rồi mới có dịp cùng anh dẫn chương trình “Trung Quốc ngày nay”. Được biết, trong thời gian vừa qua, anh đã có chuyến đi phỏng vấn thực tế dài ngày dọc sông Trường Giang, tai nghe mắt thấy tình hình phát triển ở các địa phương dọc Vành đai Kinh tế sông Trường Giang.

TT: Vâng, xin chào Sảnh Hoa và xin chào các bạn thính giả. Thời gian giữa tháng 7 đến giữa tháng 8, Thành Trung vinh dự là một trong những phóng viên của Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc tham gia hoạt động phỏng vấn lần này. Chuyến đi này tương đối dài ngày và khá vất vả.

图片默认标题_fororder_timg (16)

SH: Được biết, Trường Giang là con sông lớn và dài ở Trung Quốc, do vậy, Vành đai kinh tế sông Trường Giang tương đối rộng lớn, vậy, trong chuyến đi dài ngày và cả một chặng đường dài như vậy, đoàn phóng viên phỏng vấn chủ yếu sử dụng phương tiện giao thông nào, và điểm bắt đầu từ địa phương nào?

TT: Vì chủ đề chuyến phỏng vấn tập chung vào Vành đai kinh tế sông Trường Giang nên, cung đường chủ yếu dọc theo sông Trường Giang. Trước hết, phóng viên các cơ quan truyền thông Trung ương và địa phương Trung Quốc tập trung ở thành phố Lệ Giang ở tỉnh Vân Nam, chính là thượng nguồn của sông Trường Giang. Đây cũng chính là nơi tổ chức lễ khai mạc hoạt động phỏng vấn lần này. Về phương tiện đi lại, thì chủ yếu là đi máy bay đến thành phố Lệ Giang, sau đó đáp tàu hỏa, ô tô men theo đường bộ trên khu vực thượng nguồn. Bắt đầu từ đoạn thành phố Trùng Khánh, đoàn phóng viên đáp thuyền dọc trên sông Trường Giang, đến mỗi điểm cần phỏng vấn thì ban ngày lên bờ tác nghiệp, tối lại lên thuyền ngủ qua đêm và di chuyển đến địa điểm tiếp theo.

SH: Được biết Lệ Giang là thành phố du lịch nổi tiếng Trung Quốc với những cảnh quan đặc sắc và đa sắc màu dân tộc, anh ấn tượng thế nào về cảnh vật và con người nơi đây.

TT: Có thể nói, Lệ Giang là một bức bình phong sinh thái quan trọng trong Vành đai kinh tế sông Trường Giang, cũng là chặng khởi đầu của hoạt động phỏng vấn đưa tin lần này. Trong thời gian thăm Lệ Giang, các phóng viên đã đi thăm vịnh số 1 trên sông Trường Giang, rừng liễu bên hai bờ trên thượng nguồn, v.v., tìm hiểu thành quả xây dựng bức bình phong an ninh sinh thái trên bờ sông Kim Sa, đoạn thượng du sông Trường Giang.

SH: Nghe nói trên thượng nguồn sông Trường Giang có địa hình khá phức tạp và đã tạo nên những cảnh quan rất hoành tráng với những đoạn uốn khúc lúc mạnh mẽ, lúc lại mềm mại.

TT: Vâng, nói đến thượng nguồn của những con sông thì chúng ta cũng sẽ hình dung ra độ dốc và những khúc cua tạo nên sự thay đổi lớn của dòng chảy, thượng nguồn sông Trường Giang cũng có nhiều khúc cua như vậy. Nhưng điều đặc biệt của khúc cua trên sông Trường Giang đó là nó đang từ dòng chảy theo hướng bắc – nam, thì đột nhiên quặt lên theo hướng đông bắc. Nhiều người cho rằng, nếu không có khúc cua này thì đoạn thượng nguồn trên tiếp tục xuôi xuống phía nam và chưa chưa chắc đã đổ ra sông Trường Giang. "Khúc cua" đặc biệt trên thượng nguồn sông Trường Giang cũng chính là Vịnh số 1 của sông Trường Giang. Khúc cua đặc biệt này nằm ở Thạch Cổ Trấn, thành phố Lệ Giang, tỉnh Vân Nam, đây cũng là nơi giao hội giữa Kim Sa Giang và Xung Giang. Trong khi đó Kim Sa Giang chính là tên gọi của sông Trường Giang ở khu vực này.

图片默认标题_fororder_timg (4)

Trước đây, người dân hai bên bờ thường ra sông đãi cát lấy vàng nên con sông này được gọi là Kim Sa. Kim Sa Giang bắt nguồn từ tỉnh Thanh Hải, chảy qua Tây Tạng, sau đó đổ về Vân Nam và tiếp tục dòng chảy xuôi về phía Nam. Sau khi đổ vào Vân Nam và đến đoạn Thạch Cổ Trấn thì hình thành một "khúc cua" đặc biệt - Vịnh số 1 của sông Trường Giang. Tương truyền, đáng lẽ dòng chảy của sông Kim Sa vẫn xuôi về phía Nam, nhưng do cấu tạo địa chất các dãy núi nơi đây đã tạo nên những vách núi làm thay đổi dòng sông theo hướng Đông Bắc, tạo nên một khúc cua hình chữ V đặc biệt kỳ lạ dài hàng chục km.

SH: Quả thực là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, chắc khung cảnh thiên nhiên ở nơi đây rất hoành tráng với dòng nước chảy xiết, hai bên bờ là những dãy núi cao cùng với một thảm thực vật xanh mướt. Vậy, anh Thành Trung thấy công tác trị thủy và bảo vệ môi trường sinh thái nơi đây ra sao?

TT: Ngay sau khi nước Trung Hoa mới được thành lập, Trung ương và chính quyền địa phương tập trung công tác trị thủy dọc hai bên bờ. Trải qua hàng chục năm trị thủy chống xói bờ lũ lụt, hai bên bờ đã mọc lên những rừng cây, trong đó chủ yếu là những rừng cây liễu, v.v., đã mang lại lợi ích thiết thực cho người dân dọc bờ sinh hoạt và sản xuất. Nhìn chung, ngày nay, khi Chính phủ quan tâm công tác bảo vệ môi trường sinh thái khu vực thượng nguồn, thì các công tác đó được thực hiện đến nơi đến chốn, ở nhiều địa phương, chính quyền và nhân dân đã dốc hết sức thực hiện chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước Trung Quốc, hoàn thành tốt công tác bảo vệ môi trường sinh thái, trả lại môi trường trong xanh, sạch đẹp cho khu vực thượng nguồn nhưng vẫn phát triển tốt các ngành nghề như du lịch sinh thái, đảm bảo cuộc sống kinh tế - xã hội tốt đẹp của người dân địa phương, điều này đáng để các nước trong đó có Việt Nam học tập kinh nghiệm.

SH: Vâng, đúng vậy, ngày nay, những khúc cua đặc biệt trên sông Trường Giang đoạn ở thành phố Lệ Giang như Tam Cổ Thủy, Thạch Cổ Trấn đã trở thành điểm đến thu hút du khách đến tham quan, khám phá sự kỳ diệu của điều kiện tự nhiên cũng như bản sắc văn hóa nơi đây. Ngoài nét đặc sắc điều kiện tự nhiên ra, tỉnh Vân Nam nói chung và thành phố Lệ Thủy nói riêng là nơi tập trung nét đặc sắc phong phú của các dân tộc thiểu số. Khi đến tham quan phỏng vấn nơi đây, anh Thành Trung có phát hiện thấy điều gì đặc sắc không vậy?

TT: Quả thực Vân Nam là một tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số, trong đó ấn tượng nhất có lẽ là dân tộc Nạp Tây, đây là một dân tộc thiểu số chính ở khu vực thành phố Lệ Giang và những vùng tiếp giáp xung quanh tỉnh Vân Nam như Tứ Xuyên, Tây Tạng, trong đó người dân tộc Nạp Tây ở với gần 325 nghìn người, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông và chăn nuôi, với những sản vật chủ yếu như trồng gạo, ngô, lúa mạch, khoai tây, đậu tương, v.v., hay những cây công nghiệp như bông, gai, v.v..

图片默认标题_fororder_timg (8)

Kể từ khi thành lập Châu tự trị Nạp Tây Lệ Giang (1961) đến nay, cuộc sống của người dân tộc Nạp Tây cũng đã trải qua những biến đổi lớn cùng với công cuộc cải cách mở cửa và phát triển hiện đại hóa của Trung Quốc. Ngày nay, bên cạnh những ngành nghề truyền thống, người dân tộc Nạp Tây ở Lệ Giang cũng phát triển du lịch sinh thái, v.v., đặc biệt với sự ưu đãi của thiên nhiên ban tặng, Thạch Cổ Trấn của người dân tộc Nạp Tây đang dần trở thành một trong những điểm đến du lịch nhờ có "khúc cua" đặc biệt – Vịnh số 1 của sông Trường Giang.

Về nguồn gốc của từ "Nạp Tây", do có nhiều phương ngữ của các vùng miền với những cách phát âm khác nhau, nên tên gọi của dân tộc này cũng có nhiều cách gọi khác nhau như "Nạp Nhật", "Nạp Nhữ", "Nạp Hằng", v.v.. Tuy nhiên, theo ngôn ngữ của dân tộc Nạp Tây, chữ "Nạp" nghĩa là "Đại", "Tôn Quý", trong khi đó "Tây" nghĩa là "Nhân", "Tộc". Nhằm xác định thống nhất tên gọi và ý nguyện của dân tộc này, năm 1954, Quốc vụ viện Trung Quốc đã lấy tên gọi "Nạp Tây" để thống nhất cho tên gọi của dân tộc này.

SH: Dân tộc Nạp Tây có nền văn hóa và ngôn ngữ phong phú trong hệ ngôn ngữ của dân tộc Tạng và Di. Trải qua sự biến thiên của lịch sử, giao thoa với các nền văn hóa của các dân tộc Tạng, Di, v.v., dân tộc Nạp Tây cũng đã tạo cho mình một nét văn hóa đậm đà và độc đáo trong muôn vàn sự đa dạng của các dân tộc thiểu số vùng Tây Nam Trung Quốc.

TT: Mỗi một dân tộc đều có một nền văn hóa đặc sắc riêng, và Đông Ba là một trong những nét văn hóa độc đáo chính trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Nạp Tây. Tinh túy văn hóa Đông Ba thể hiện trên các mặt đời sống xã hội của dân tộc Nạp Tây như chữ viết, kinh sách, hội họa, âm nhạc, vũ đạo, pháp khí và nghi lễ thờ cúng, v.v.. Nhiều nghiên cứu cho rằng, nét độc đáo của văn hóa Đông Ba chính là chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ bởi văn hóa và tôn giáo Tây Tạng, vì cái cốt lõi trong văn hóa Đông Ba là tôn giáo Đông Ba của dân tộc Nạp Tây có quan hệ khăng khít với tôn giáoTây Tạng và có chung một vị sư tổ.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của văn hóa Tây Tạng cũng không vì thế mà lấn át hay chèn ép sự phát triển của văn hóa Đông Ba. Cũng như các dân tộc khác trên thế giới khi hấp thu tinh hoa văn hóa của một dân tộc khác, trong quá trình giao lưu với văn hóa Tây Tạng, người Nạp Tây đã chiết xuất, hấp thu tinh túy văn hóa của các dân tộc khác, trong đó có văn hóa Tây Tạng, từ đó hình thành nền văn hóa Đông Ba đậm đà bản sắc trong địa vực. Trải qua hơn nghìn năm hình thành và phát triển đến nay, mạch văn hóa Đông Ba trong dân tộc Nạp Tây chưa hề bị gián đoạn, trái lại, dân tộc này đã, đang và sẽ bảo tồn và phát huy nét độc đáo vốn có của mình, bảo tồn nhằm lưu giữ bản sắc cho thế hệ sau, phát triển sáng tạo để thế giới bên ngoài có sự hiểu biết và cách nhìn cụ thể hơn về những giá trị của nền văn hóa này.

SH: Các bạn thân mến, do thời gian chương trình có hạn, chương trình kỳ này xin khép lại đây, trong những chương trình tiếp theo, chúng ta cùng anh Thành Trung trải nghiệm hành trình dọc Vành đai kinh tế sông Trường Giang, hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào chương trình lần sau.

Biên tập viên:卢倩桦
Lựa chọn phương thức đăng nhập