刘芳华

Phơi lưng trong ngày Tam phục, một biện pháp dưỡng dương không thể bỏ qua

23-08-2018 16:58:30(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Năm Đạo Quang đời nhà Thanh, một người huyền bí tên là “Thiên Hưu Tử” có ghi chép một phương pháp dưỡng dương thịnh hành lúc bấy giờ: phơi lưng vào ngày Tam phục. Biện pháp này thực hiện như sau: phơi nắng sau lưng trong giờ cố định như giờ tỵ từ 9-11 giờ buổi sáng, giờ ngọ từ 11-1 giờ buổi trưa, giờ vị từ 1-3 giờ buổi chiều trong ngày Tam phục, giống tắm nắng khỏa thân thịnh hành tại các nước Âu Mỹ. Phương pháp này thực hiện đơn giản, không mất tiền mà còn có hiệu quả khu tán hàn tà, bồi bổ dương khí cho cơ thể, rất có lợi cho sức khỏe. 

图片默认标题_fororder_B7591

Phơi lưng trong ngày Tam phục không những có tác động chữa trị những căn bệnh cũ, mà còn có thể ngăn chặn những căn bệnh mới phát sinh. Tại sao lại có công hiệu thần kỳ như vậy?

Trung y cổ truyền cho rằng dương khí trong cơ thể con ngườn, thực ra là do mặt trời ban cho. “Hoàng Đế nội kinh” cho rằng, dương khí trong cơ thể con người giống như mặt trời với vạn vật, không có mặt trời thì không có sự sống.

Giáo sư của bệnh viện Đông Trực Môn thuộc trường đại học Trung y Dược Bắc Kinh cho biết "Trước là âm, sau là dương, phơi sau lưng có tác dụng bổ dương khí", Suy nhược dương khí khiến cho chân tay lạnh và tỳ vị khó chịu, chẳng hạn như bụng sợ lạnh hoặc ăn thứ gì lạnh là dễ bị đi ngoài v.v. Phơi lưng có lợi cho việc cải thiện chức năng tiêu hoá. Ngoài ra, còn khiến cho kinh lạc ở lưng được lưu thông, rất có lợi cho tim và phổi.

 Mạch đốc sau lưng là mạch thâu tóm tất cả các kinh dương, là một trong hai mạch quan trọng trên cơ thể con người. Mạch đốc giống như “nhà máy phát điện” cho dương khí cơ thể. Phơi lưng, kết nối mạch đốc với ánh nắng mặt trời, quét dọn thanh lọc các chất độc ứ đọng sau lưng, tích trữ dương khí, là việc đáng làm nhất trong ngày Tam phục mỗi năm. Mùa hè, mặt trời nắng gắt như lửa, là mùa dương khí vượng nhất trong năm. Tam phục lại là thời tiết nóng nhất trong mùa hè, là thời điểm dương khí vượng nhất, âm khí suy nhất trong một năm, cho nên là cơ hội tốt nhất điều động dương khí trong cơ thể để khử hàn tà. Trung y cho rằng, trăm bệnh đều bắt nguồn từ hàn khí, hàn thì ứ, ứ thì ngưng, ngưng thì tắc. Tắc thì sẽ mắc bệnh. Cho nên nắm bắt thời điểm Tam phục mỗi năm, đông bệnh hạ trị, sẽ có hiệu quả thần kỳ không thể lường trước.

Ngày Tam phục năm nay là: Sơ phục từ ngày 17/7-26/7, Trung phục từ 27/7-15/8, mạt phục từ ngày 16/8-25/8, thời gian phơi lưng tốt nhất là ngày 17/7, ngày 27/7, ngày 16/8. Tuy ngày phơi nắng tốt nhất đã vừa đi qua, nhưng các bạn vẫn có thể bắt cái đuôi của mạt phục. Nếu nơi sinh sống của bạn vẫn có ánh nắng choi chang trong những ngày mạt phục, các bạn có thể thử xem hiệu quả ra sao nhé.

Nhưng trước khi phơi lưng vào ngày Tam phục cũng phải chú ý những điều như sau:

Một, nhớ bôi kem chống nắng, tránh để da bị cháy nắng.

Hai, Đội mũ tránh đầu bị phơi nắng trong thời gian dài.

图片默认标题_fororder_B7592

Ba, hiệu quả phơi lưng tốt nhất là vào ngày đầu tiên của Sơ phục, Trung phục, Mạt phục, vào những ngày khác thì hiệu quả sẽ giảm.

Bốn, khi phơi lưng không nên mặc áo, quàng khăn mỏng cũng không được, phải phơi trực tiếp. Năm, sau bữa cơn nên nghỉ nửa tiếng rồi mới đi phơi. Tuyệt đối không được phơi nắng khi không ăn bữa sáng hoặc bữa trưa, như vậy dễ xảy ra tình huống đường huyết thấp, choáng mặt, khó thở. Sáu, mỗi lần phơi bao lâu là vừa? Có thể phơi 20-40 phút đã, xem tình hình tăng lên đến một tiếng hoặc hai tiếng đồng hồ, xem sức chịu đựng của cơ thể mình; bảy, bất kỳ thể chất gì đều thích hợp phơi nắng; tám, sau khi phơi lưng, chú ý tránh máy điều hòa, uống đồ lạnh, tốt nhất bổ sung thêm nước đường đỏ hoặc nước muối nhạt, nếu buổi tối thấy mồ hôi vẫn ra nhiều thì tắm một cái là được.

Ngoài phơi lưng vào Ngày Tam phục có hiệu quả kỳ lạ ra, theo giáo sư của bệnh viện Đông Trực Môn thuộc trường đại học Trung y Dược Bắc Kinh, phơi nắng khoa học hợp lý cũng có thể giúp cho tinh thần khoan khoái, có lợi cho sức khỏe. Chẳng hạn như phơi lưng, có thể cải thiện chức năng tiêu hóa, tốt cho tim phổi; phơi hai chân có thể giải khí lạnh ở chân, khiến cho chân đỡ bị chuột rút và tăng tốc độ hấp thụ can-xi, phòng chống xốp xương, nhất là đối với những người mắc bệnh viêm khớp xương, phơi nắng có thể làm cho mạch máu lưu thông, khiến bệnh tình được thuyên giảm, hỗ trợ cho việc điều trị bệnh. Ngoài ra, trên đôi chân còn có rất nhiều huyệt, dưới sự kích thích của ánh nắng mặt trời, khiến cho chúng ta cảm thấy hai chân nhẹ nhõm, đỡ mệt mỏi. Ngoài ra, ánh nắng chiếu lên đỉnh đầu giúp chúng ta hấp thụ can-xi càng nhiều hơn. Có nhiều người khi phơi nắng lại hay đội mũ. Thực ra, ánh nắng mặt trời lúc buổi sớm không nóng lắm, mặc áo dài tay và đội mũ thì không phát huy được tác dụng của ánh nắng mặt trời. Mà nhất là các em nhỏ, cha mẹ sợ ánh nắng sẽ làm cháy làn da non nớt của bé, thường hay đội mũ cho bé. Thực ra chỉ cần nắm được thời gian, phơi đỉnh đầu cho bé, có lợi cho sự phát triển của bộ não và sự phát triển của xương sọ, cũng có lợi cho việc mọc tóc.

    Phơi nắng như thế nào cho khoa học và hợp lý? Theo bác sĩ, vào mùa hè, buổi sáng từ 6 giờ đến 9 giờ phơi nắng là tốt nhất. Bởi vì lúc này tia tử ngoại còn thấp, khiến cho chúng ta cảm thấy dễ chịu. Ngoài ra, ở độ tuổi khác nhau, thì sức chịu đựng đối với ánh nắng mặt trời cũng không giống nhau, nên phơi trong thời gian ngắn hay dài phải tuỳ theo sức chịu đựng của mình. Trẻ sơ sinh mỗi lần khoảng 15-30 phút, thanh niên và những người ở độ tuổi trung niên thì mỗi lần khoảng 1-2 tiếng, người cao tuổi thì mỗi lần 20-30 phút.

Cuối cùng chuyên gia nhắc nhở chúng ta, không nên phơi nắng trong cửa kính, vì như vậy sẽ không thu được hiệu quả. Ngoài ra, còn phải áp dụng biện pháp chống nắng, như: xoa kem chống nắng, đeo kính râm v.v.

Biên tập viên:刘芳华
Lựa chọn phương thức đăng nhập