Vũ Minh

Lập thu đọc thơ Đăng Cao của nhà thơ Đỗ Phủ

16-08-2018 17:26:54(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Chào mừng quý vị và các bạn đến với bến hẹn tình bạn mảnh vườn kiến thức Hộp Thư Ngọc Ánh trên sóng và trên mạng CRI. Đây là nơi dốc bầu tâm sự, là cẩm nang trả lời các câu hỏi, là chỗ dừng chân ngắm cảnh nhìn đời, là con thuyền chở đầy ắp tình cảm của các bạn dành cho Hộp Thư Ngọc Ánh đã nhiều năm, đến nay vẫn nhận được sự quan tâm và ưu ái của các bạn. Vậy là đã lập thu rồi, chúc các bạn luôn gặt hái niềm vui.

图片默认标题_fororder_timg (2)

Thưa các bạn, đã lập thu rồi, đây là tiết khí thứ 13 của 24 tiết khí trong một năm nông lịch và là tiết khí đầu tiên mở màn cho cả mùa thu. Trong chữ Hán, xét từ mặt chữ Thu (秋), gồm chữ 禾và chữ 火 hợp thành, có nghĩa là mùa màng đang chín, mùa thu đến rồi, trời nóng chuyển sang mát dần, rồi quá độ sang mùa đông lạnh. Sau mỗi trận mưa thu thì sẽ mỗi lần nhiệt độ giảm và mát lạnh dần. Do vậy, miền bắc Trung Quốc có câu: 一场秋雨一场寒, có nghĩa là mỗi trận mưa thu, mỗi trận hàn. Mùa thu sang, cũng là mùa lá cây bắt đầu vàng, úa rụng theo chiều gió, cho nên người miền bắc Trung Quốc còn có câu: 一叶落,而知天下秋. Một chiếc lá rụng, là biết cả mùa thu thiên hạ. Trong ngày lập thu, một số nơi miền bắc Trung Quốc các gia đình có tục Vỗ Béo (贴膘), bởi vì họ quan niệm rằng suốt cả mùa hè nóng nực, chán miệng, không có hứng ăn uống, ai nấy cũng gầy đi. Lập thu rồi, trời mát rồi, cần phải ăn bổ ăn ngon. Do vậy mà nhiều gia định chuẩn bị nhiều món ăn chế biến bằng thịt cá và tất nhiên cũng có cả món sủi cảo nữa. Còn riêng Ngọc Ánh thì xin chịu, không thích ăn những món nhiều dầu, không ưa ăn những thịt cá ngấy và vẫn khoái khẩu những món ăn thanh đạm và thích ăn rau xanh trái quả.

图片默认标题_fororder_timg

Mời các bạn tiếp tục theo dõi Hộp Thư Ngọc Ánh, bạn Trần Bích Thu ở TP. HCM viết thư cho Ngọc Ánh tâm sự rằng: Chị Ngọc Ánh ơi, em rất thích học tiếng Trung Quốc, kho tàng thơ ca của Trung Quốc rất phong phú. Em hết sức ngưỡng mộ các nhà thơ đời Đường Trung Quốc như Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dịch. Mặc dù đã đọc thơ của các cụ đó, nhưng em vẫn muốn nghe chị giải đáp vần đề của em qua Hộp Thư Ngọc Ánh. Vì nghe chị giải đáp rất lý thú. Em được biết ba nhà thơ đời đường đó là nhà thơ Lý Bạch được mệnh danh là Thi Tiên, Đỗ phủ được mạnh danh là Thi Thánh, Bạch Cư Dịch được mệnh danh là Thi Ma. Vậy thì tại sao Đỗ phủ lại được mệnh danh là Thi Thánh, mong chị Ngọc Ánh giải đáp.

Sau đây Ngọc Ánh xin giải đáp câu hỏi của bạn Bích Thu và hoan nghênh các bạn khác quan tâm vấn đề này cùng nghe.

图片默认标题_fororder_timg (4)

Thưa các bạn, Đỗ Phủ là nhà thơ đời Đường nổi tiếng Trung Quốc, Ngọc Ánh cũng yêu thích những bài thơ bất hủ của ông. Sau đây Ngọc Ánh xin giới thiệu đôi nét về nhà thơ Đỗ Phủ. Trong lịch sử văn học Trung Quốc, mọi người thường nói, Lý Đỗ là đại diện cao nhất của thành tựu thơ ca của đời Đường Trung Quốc. Trong đó Lý là chỉ thi tiên Lý Bạch nổi tiếng khắp thế giới, Đỗ là chỉ thi thánh Đỗ Phủ. Riêng Đỗ Phủ sinh vào năm 712 công nguyên, là cháu của nhà thơ nổi tiếng Đỗ Thẩm Ngôn. Từ nhỏ, Đỗ Phủ đã rất thông minh và chịu khó học tập. Hơn nữa, gia đình có bầu không khí văn hóa nồng nàn. Lúc lên bẩy tuổi, ông đã biết làm thơ. Sau khi thưởng thành, ông thông thạo thư pháp, hội họa, âm nhạc, cưỡi ngựa và chơi gươm. Vào thời thanh niên, Đỗ Phủ cho rằng mình có tài ba lỗi lạc và chí hướng to lớn. Năm 19 tuổi, ông bắt đầu vân du thiên hạ, sống cuộc sống lãng mạn, ăn chơi lông bông. Quãng thời gian đó, chính là thời kỳ phồn vịnh nhất của thời Đường. Đỗ Phủ ngoạn du danh lam thắng cảnh, kiến thức ngày càng rộng, viết ra câu thơ nổi tiếng hàng nghìn năm là Hội đương lăng tuyệt đỉnh, nhất lãm chúng sơn tiểu. Giống như nhiều nhà văn khác, Đỗ Phủ cũng muốn đi lên con đường làm quan. Ông không ngừng làm thơ để tham gia hoạt động xã giao với quyền quý, tham gia thi khoa cử, nhưng đều bị thất bại. Vào thời trung niên, Đỗ Phủ sống trong cảnh nghèo khó ở Trường An—đô thành đời nhà Đường. Ông tận mắt chứng kiến cảnh kẻ quyền quý ăn chơi xa xỉ và cảnh thê thảm của người nghèo chịu rét chết đói trên đường phố. Ông viết ra lời răn rằng: Chu môn tửu nhục xú, lộ hữu đống tử cốt. có nghĩa là cửa son rượu thịt ôi, ngoài đường đầy xác chết. Trải qua sự ngã lòng trầm luân trên con đường làm quan và cuộc sống đói rét khổ cực, Đỗ Phủ nhận thức được sự mục nát của kẻ thống trị và nỗi đau khổ của nhân dân, khiến ông dần đần trở thành một nhà thơ lo việc nước lo việc dân. Năm 755 công nguyên, Đỗ Phủ 43 tuổi được nhậm một chức quan. Nhưng một tháng sau, nhà Đường xảy ra phiến loạn chiến tranh. Sau đó, phiến loạn chiến tranh lại xảy ra liên miên. Trong thời kỳ này, Đỗ Phủ trôi giạt đến đây, trải qua nhiều gian nan, nhận thức tỉnh táo hơn đối với hiện thực. Ông viết ra những bài thơ nổi tiếng như: Đăng Cao, Thạch Hào Lại, Đồng Quan Lại, Tân An Lại, Tân Hôn Biệt, Thủ Lão Biệt và Vô Gia Biệt. Bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với nhân dân và phẫn nộ đối với chiến tranh của nhà thơ. Năm 759 công nguyên, Đỗ Phủ Thất Vọng triệt để đối với chính trị rồi ông từ quan về vườn. Lúc bấy giờ, Trường An đang bị hạn hán, Đỗ Phủ nghèo đến nỗi không thể sống nổi. Bèn dẫn người nhà lưu vong đến Thành Đô miền tây nam Trung Quốc. Được sự cứu tế của bạn bè, Đỗ Phủ sống cuộc sống ở ẩn bốn năm. Trong tình hình nghèo khó, Đỗ Phủ đã viết ra bài thơ: Lều tranh bị cơn gió mùa thu phá hoại, miêu tả hoàn cảnh khốn khổ của cả gia định, rồi từ từng trải thiết thân của mình, nghĩ đến cảnh ngộ của người khác. Ông khát khao có được hàng chục triệu căn nhà để giúp đỡ mọi người nghèo chịu rét chịu đói trong thiên hạ được thoát khỏi nỗi đau khổ. Thậm chí, ông cũng hy sinh cả cá nhân mình để đổi lấy nụ cười của mọi người nghèo trong thiên hạ.

Bài thơ có tình cảm sâu sắc thể hiện tinh thần cao cả của nhà thơ. Năm 770 công nguyên, Đỗ Phủ 59 tuổi, mất trên đường lưu vong bởi bệnh tật. Đỗ Phủ đã để lại hơn 1400 bài thơ, phản ánh sâu sắc toàn diện diện mạo xã hội nhà Đường trong hơn 20 năm phiến loạn chiến tranh. Từ thời kỳ phồn vinh đến thời kỳ suy lụi, hoành tráng như sử thi. Thơ của Đỗ Phủ có kết cấu đa dạng, ông học tập ưu điểm của người khác, dung hợp hình thức kể chuyện, ký sự, trữ tình và bình luận. Thơ có nội dung sâu rộng, tình cảm chân thành nồng nàn. Về mặt nghệ thuật, ông không những thu gom lại cái hay của thơ ca cổ điển mà còn sáng tạo và phát triển, đã mở rộng lĩnh vực thơ ca về mặt nội dung và hình thức, ảnh hưởng sâu rộng tới đời sau. Do vậy mà Đỗ Phủ đã được những người yêu thơ mệnh danh là Thi Thánh. Sau đây, Ngọc Ánh xin đọc bài thơ Đăng Cao của nhà thơ nổi tiếng đời Đường Trung Quốc Đỗ Phủ.

图片默认标题_fororder_timg (3)

Phong cấp thiên cao viên khiếu ai,

Chử thanh sa bạch điểu phi hồi.

Vô biên lạc mộc tiêu tiêu há,

Bất tận trường giang cổn cổn lai.

Vạn lý bi thu thường tách khách,

Bách niên đa bệnh độc đăng đài.

Gian nan khổ hận phồn sướng mấn,

Đạo đảo tân đình trọc tửu bôi.

Thơ đại dịch như sau: Lên cao

 

 Trời cao gió mạnh vượn kêu.

Bãi Quan cát trắng chim chiều bay quanh,

Miên man lá rụng điêu linh,

Nước sông cuồn cuộn mênh mông chạy rào.

 Khách xa, thu tới, thêm sầu,

 Tuổi già lắm bệnh lên cao một người.

Gian nan, tóc bạc, khôn đành.

Nỗi mình vất vả hãy đình chén vui.

Các bạn thân mến, trên đây Ngọc Ánh vừa giới thiệu đõi nét về Thi Thành Đỗ Phủ, nhà thơ nổi tiếng đời Đường Trung Quốc, theo yêu cầu của bạn Trần Bích Thu ở TP. HCM. Hộp Thư Ngọc Ánh kỳ này xin tạm khép lại ở đây, hẹn gặp lại các bạn vào giờ này tuần tới.

Biên tập viên:Vũ Minh
Lựa chọn phương thức đăng nhập