Đại Vận Hà là kênh đào cổ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc trải dài từ Bắc Kinh đến tỉnh Chiết Giang với gần 1800km, kết nối với sông Trường Giang và có vai trò to lớn trong phòng chống lũ lụt, vận tải thủy, thủy lợi, sản xuất nông nghiệp, v.v.. Trên dọc kênh đào cũng có nhiều đoạn dòng chảy cuồn cuộn, gây ảnh hưởng đến giao thông đường thủy và sinh hoạt của người dân hai bên bờ. Đến đời nhà Minh, trên kênh Vận Hà đoạn chảy qua thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô và đổ ra sông Trường Giang đã được cải tạo và ưốn nắn thêm ba khúc cua nhằm làm dịu sức mạnh của dòng chảy, để kênh đào Vận Hà mềm mại và hiền dịu hơn, đồng thời cũng tạo nên một cảnh quan tươi đẹp, trong xanh hơn.
Những năm qua, trong khi thúc đẩy khai thác phát triển trên lưu vực sông Trường Giang và những nhánh sông ngòi và vùng phụ cận như kênh đào Vận Hà, thành phố Dương Châu cũng không ngừng đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy xanh hóa khu vực và tạo dựng môi trường sống xanh, sạch đẹp cho người dân sinh sống xung quanh khu vực này, trong đó có khu du lịch phong cảnh sinh thái Vận Hà Tam Vịnh. Đây là khu phong cảnh lấy ba khúc cua trên kênh Vận Hà làm trung tâm, thể hiện đầy đủ kỹ thuật thủy công và văn hóa Vận Hà, tạo thành khu du lịch nghỉ dưỡng tổng hợp nhiều hạng mục khác nhau như thể thao, văn hóa, vui chơi giải trí, v.v., phục vụ đời sống văn hóa tinh thần, rèn luyện thể chất của cư dân xung quanh và khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Kể từ khi thực hiện cải tạo đến nay, hạng mục công trình trên ba khúc cua ở kênh đào Vận Hà đoạn chảy qua thành phố Dương Châu luôn kiên trì quan niệm "non xanh nước biếc chính là núi vàng núi bạc", tăng cường trị lý đầu nguồn ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước trên kênh đào Vận Hà và môi trường sinh thái xung quanh, phủ xanh hơn 80 % khu vực với hơn 500 loài thực vật, trở thành lá phổi xanh của khu vực, đồng thời cũng khôi phục chức năng và tính đa dạng thực vật khu vực đất ngập nước của thành phố Dương Châu, mang lại cuộc sống sinh thái xanh mới trên kênh Vận Hà và lưu vực sông Trường Giang.