Vũ Minh

"Một vành đai, một con đường" trong con mắt học giả Xin-ga-po

09-08-2018 11:45:55(GMT+08:00)
Chia sẻ:

2015-10-06 

Sáng kiến "Một vành đai, một con đường" do Trung Quốc đề xuất nhận được sự hoan nghênh của các nước ASEAN, các giới Xin-ga-po cũng nhiều lần tổ chức hội thảo, tiến hành thảo luận về khái niệm do Trung Quốc đề xuất này. 

Chủ tịch Viện Nghiên cứu Đông Á, Đại học Quốc gia Xin-ga-po, ông Vương Canh Vũ đã thuộc lớp người "xưa nay hiếm" cho rằng, khái niệm "Một vành đai, một con đường" do Trung Quốc đề xuất rất có ý nghĩa, là sự tìm tòi bổ ích trong quan hệ với nước láng giềng của Trung Quốc. Ông cho biết, toàn cầu hoá kinh tế thế giới trên chừng mực rất lớn là dựa vào vận tải biển, bởi vậy xu thế chung của toàn cầu hóa chủ yếu là dựa vào đại dương. Trong khi đó, "Một vành đai, một con đường" đã mở ra con đường mới, là sáng kiến mới nhằm gìn giữ nền văn minh và phát triển của bản thân xuất phát từ tình hình thực tế của mình kết hợp với nền văn minh hàng nghìn năm của lục địa Á-Âu, cũng là ý tưởng chiến lược chiếu cố đến sự phát triển chung giữa lục địa và đại dương của Trung Quốc". 

Ông Vương Canh Vũ cho biết, Trung Quốc rất coi trọng thiết lập cơ chế giao lưu hữu nghị tốt đẹp với các nước láng giềng lục địa Á-Âu. Hơn thế nữa châu Âu cũng dần dần ý thức được rằng trung tâm kinh tế của thế giới đang chuyển dịch từ đại dương đến châu Á, bởi vậy sự quan tâm của các nước Tây Âu đối với lục địa châu Á ngày càng được tăng cường. Việc Trung Quốc đề xuất sáng kiến "Một vành đai, một con đường" trong thời điểm này là rất có ý nghĩa lịch sử. 

Đối với ông Vương Canh Vũ mà nói, hợp tác và tái thiết sự huy hoàng năm xưa giữa hai lục địa Á-Âu sẽ là một quá trình lâu dài, tuy nhiên ông tin tưởng rằng với sự nỗ lực chung của rất nhiều nước như vây, việc thực hiện công trình đồ sộ này là rất có hy vọng. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Xin-ga-po nhiều lần nhấn mạnh rằng, là một trong những nước văn minh cổ đại, Trung Quốc sẽ không sử dụng sức mạnh trong tư tưởng chiến lược, khiến các nước châu Á khác trở thành khu vực phụ thuộc của mình, mà sẽ áp dụng phương thức uyển chuyển hơn để hội nhập lợi ích của các nước khác với lợi ích của mình. Ông còn cho biết "Một vành đai, một con đường" chẳng khác nào như mạng In-tơ-nét, hệ điều hành của bạn có thể là của Trung Quốc, có thể là của Mỹ hay của Ấn Độ, các nước sử dụng hệ thống này thông qua thoả thuận nào đó, các bên đều được hưởng lợi từ sự kết nối này. Có thể nói, "Một vành đai, một con đường" do Trung Quốc đề xuất có sự khác biệt về bản chất so với chủ nghĩa thực dân bành trướng của các nước đế quốc trước đây. 

Đại sứ lưu động Bộ Ngoại giao Xin-ga-po, Giáo sư Hứa Thông Mỹ cũng cho biết, Trung Quốc mong bên ngoài coi Trung Quốc là một nước lớn có trách nhiệm, có thể hỗ trợ xây dựng trật tự quốc tế mới mang lại lợi ích cho tất cả các nước. Sáng kiến "Một vành đai, một con đường" có thể được coi là sự vươn dài của ý tưởng này, khiến Trung Quốc có thể xây dựng mối quan hệ hữu nghị với các nước trên dọc "Một vành đai, một con đường". Đại sứ Xin-ga-po tại Trung Quốc La Gia Lương cho rằng, Trung Quốc muốn quy hoạch "Một vành đai, một con đường" thành kế hoạch mang tính thế giới, khiến các nước tham gia cảm nhận được vì sự phát triển của mình. Ông còn đề nghị kết hợp "Một vành đai, một con đường" với các chiến lược mang tính khu vực khác của Đông Nam Á như lộ trình kết nối ASEAN, nhằm thực hiện giá trị chung.

Biên tập viên:Vũ Minh
Lựa chọn phương thức đăng nhập