NGHE18-6-10ThuThuy2.mp3
|
Ngọc Ánh rất hân hạnh có dịp mời một vị khách mời vừa trẻ vừa năng động, bạn là lưu học sinh Việt Nam. Và bây giờ Ngọc Ánh xin mời Thu Thủy tự giới thiệu mình, chia sẻ với các bạn thính giả về những trải nghiệm của mình học tập và sinh hoạt tại Trung Quốc như thế nào. Vâng, xin mời Thu Thủy.
Thu Thủy: Xin kính chào toàn thể quý vị và khán thính giả, em là Phạm Thu Thủy, đến từ Trường Đại học Truyền thông Trung Quốc. Hôm nay, em rất vui khi được đến Đại phát thanh Quốc tế Trung Quốc và chia sẻ với tất cả quý vị khán giả cũng như thính giả, câu chuyện " giấc mơ du học "cũng như câu chuyện "giấc mơ trở thành MC truyền hình tiếng Trung " của em.
Ngọc Ánh: Có lẽ các bạn cũng đã nghe ra rồi, Thu Thủy là lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Trường Đại học Truyền thông Trung Quốc. Đây là một trường điểm, Thu Thủy đang theo học chuyên ngành nghệ thuật, phát thanh và truyền hình. Đây là một chuyên ngành rất gần gũi với công tác của Ngọc Ánh hiện nay. Vâng, thì xin hỏi Thu Thủy từ đâu mà lại chọn chuyên ngành mình đang theo học
Thu Thủy: Thì lúc đầu em rất đam mê tiếng Trung, và giấc mơ đam mê tiếng Trung của em bắt nguồn khi em học cấp hai. Sau đó em được trải qua rất nhiều sóng gió phong ba, thi lần thứ hai, em mới đỗ vào Trường Đại học Hà Nội. Đây là một trường điểm liên quan đến ngôn ngữ ở Việt Nam và lúc đấy em mới thực hiện giấc mơ tiếng Trung của mình. Nhưng khi đi làm rồi, em mới phát hiện ra rằng, dù mình có yêu tiếng Trung đến đâu đi chăng nữa, thì ngôn ngữ cũng chỉ là một công cụ và thật sự là mình chưa thể nào thực hiện giấc mơ của mình, nếu như chỉ trang bị cho mình một công cụ, thành thạo một ngôn ngữ. Cho nên, lúc đấy em quyết định đi du học, và muốn tiếp tục được học thêm một chuyên ngành, và cụ thể là truyền hình. Vì trong quá trình em học đại học thì em tham gia rất nhiều hoạt động và với tính cách rất năng động, cũng như thích giao lưu thích giao tiếp của mình, em nhận ra rằng, truyền hình chính là bậc thàng thứ hai giúp em có thể thực hiện đam mê của mình.
Ngọc Ánh: Nói đến phát thanh, truyền hình thì không thể tách rời được với các chương trình, ví dụ như giải trí, văn hóa nghệ thuật. trong quá trình học tập tại Trường Đại học Truyền thông Trung Quốc, Thu Thủy có dịp tiếp xúc với mảng chuyên ngành này không?
Thu Thủy: Dạ, thật sự rất là may mắn, từ khi em học tiếng Trung ở Trường Đại học Hà Nội, em thường xuyên theo dõi các chương trình của Trung Quốc. Ví dụ như là The Voice phiên bản Trung Quốc hay là Có Em Chung Đường hay là Bố Ơi, Mình Đi Đâu Thế. Nếu mà nói không ngoa thì đôi khi em lại còn quan tâm hơn cả những chương trình của Việt Nam. Nói đùa một chút thôi, đó là hai chương trình em đều theo dõi cả. Đó là phiên bản của Trung Quốc. ví dụ như Bố Ơi, Mình Đi Đâu Thế hay là The Voice của Việt Nam hay Trung Quốc. Em đều xem và đều cảm thấy rất là thích thú rất là muốn không chỉ dựng lại việc xem, thích bình luận mà còn muốn phân tích đi sâu vào chương trình đó. Và đến với Đại học Truyền thông Trung Quốc đặc biệt là cụ thể ngành của em, thì việc xem các chương trình truyền hình các chương trình ở trên mạng không chỉ là một thứ vui nữa mà là một công việc. Đó là sự đam mê hàng ngày khi chúng em thuyến trình hàng ngày cũng là liên quan thực tiếp đến các chương trình. Như đợt vừa rồi, em học môn 电视策划,cụ thể là tổ chức chương trình truyền hình, thì em đã thuyết trình phiên bản Bố Ơi, Mình Đi Đâu Thế của Việt Nam của Trung Quốc và của Hàn Quốc. Vì nhóm em, em là người Việt Nam, có bạn là người Trung Quốc nữa. Cho nên, đấy là một sự giao lưu rất là tuyệt vời, không chỉ giao lưu về mặt tiếng Trung và tất nhiên về mặt chuyên ngành về mặt truyền hình về mặt gọi là phân tích các chương trình truyền hình, chúng em đều được giao lưu cọ xát lẫn nhau, và được các thầy cô góp ý hàng ngày.
Ngọc Ánh: Tin rằng Thu Thủy đã có ấn tượng về một số ca sĩ, một số bài hát...
Thu Thủy: Em lập tức liên tưởng đến đó chính là ca sĩ Hoắc Tôn, học Trường Đại học Thượng Hải. Năm 2014, lúc đấy em đang học năm hai ở Đại học Hà Nội. Lúc đấy cũng được nghe một câu lưu chuyện trên mạng, đó chính là năm 2014 toàn Trung Quốc Vén rèm châu. Bời vì bài hát Vén Rèm Châu của ca sĩ Hoắc Tôn cực kỳ cực kỳ nổi tiếng. Đến thầy Lưu Hoan, cũng phải rơi nước mắt vì bài hát này và đây chính là một trong những bài hát mà em cảm thấy vô cùng thích. Bởi vì lời ca của bài hát vô cùng đẹp khiến em khi mà lắng nghe ca khúc này lúc đấy không kìm lòng được và thật sự rơi nước mắt.
Ngọc Ánh: Vâng, qua theo dõi trên mạng, Ngọc Ánh cũng biết rất nhiều fan Việt Nam cũng yêu mến bài hát này và có rất nhiều bạn biết hát bài hát này nữa. Hôm nay thì thế nào, Thu Thủy có món quả gì tặng cho các bạn đang có mặt trước máy thu thanh nhỉ.
Thu Thủy: Vâng, nếu mà quý khan giả quý thính giả không chê giọng ca của em, thì em xin phép được hát vài câu hát của bài hát Vén Rèm Châu ạ.
Ngọc Ánh: Vâng, trên đây các bạn vừa thưởng thức bài hát Vén Rèm Châu do Hoắc Tôn trình bày và đây là bài hát do Thu Thủy tặng cho các bạn. Vâng, cũng cảm ơn lời mở đầu của Thu Thủy cho bài hát này. Bây giờ chúng ta lại tiếp tục với câu chuyện Thu Thủy trong quãng ngày du học tại Trung Quốc nhé. Thu Thủy đã đến Trường Dại học Truyền thông Trung Quốc nửa năm rồi. Đối với thời gian du học, có lẽ chưa phải là dài lắm. Nhưng mà tin rằng cũng có trải nhiệm ban đầu và đang tiếp tục trải nhiệm. Thu Thủy có thể chia sẻ với các bạn trước máy thu thanh cái gì mà Thu Thủy có ấn tượng và khiến cho Thu Thủy cảm động hoặc khiến cho Thu Thủy càng có niềm tin với chuyên ngành mình đang theo học nhỉ.
Thu Thủy: Thực sự là câu chuyên em muốn chia sẻ với quý vị khan giả và thính giả rất là nhiều. Bởi vì tuy rằng em chỉ đến Bắc Kinh có nửa năm thôi, nhưng mà đối với em, mỗi ngày là một món quà, mỗi ngày là để tận hưởng. Ở đây, tận hưởng không có nghĩa là theo nghĩa tiêu cực. mới đây tận hưởng theo đúng nghĩa tích cực của nó, đó là mỗi ngày được học, mỗi ngày theo đuổi đam mê, mỗi ngày được tiếp cận với những con người những thầy cô giáo, những người bạn bè vô cùng uyên bác và em cảm thấy được học rất nhiều. Cụ thể là ở Trường Đại học Truyền thông Trung Quốc, có lẽ rất nhiều người, khi mà mới đến một mảnh đất mới đều cảm thấy rất là bỡ ngỡ. Nào là lo không có bạn bè này, nào là lo thầy cô giáo rất là xa cách. Nhưng mà em cảm thấy may mắn làm sao bởi vì em không hề gặp bất cứ những trường hợp nêu trên. Tình cảm của em đối với Bắc Kinh, cái duyên của em đối với Bắc Kinh cũng như là đối với Đại học Truyền thông Trung Quốc, cứ như là có từ kiếp trước vậy. Bởi vì là khi em vào Đại học Truyền thông Trung Quốc và học các môn, bất cứ lúc nào em cảm thấy khó khăn, em đều liên hệ với thầy cô giáo hướng dẫn trực tiếp của mình cũng như là các thầy cô giáo bộ môn. Và các thầy cô giáo đều vô cùng nhiệt tình và nhiệt trình đến mức mà thật sự em rất là bật cười. Ví dụ, cụ thể như, em học một môn Phân tích các tác phẩm kinh điển. Em định phân tích một bộ phim truyền hình, nhưng mà em chưa tìm được luân văn liên quan để đọc tham khảo. Khi mà em biểu đạt chưa được rõ ràng, cho nên thầy giáo của em tưởng rằng em chưa tìm được phim đấy ở trang mạng nào. Buổi tối, ngay lập tức, thầy giáo gửi trang mạng đấy để cho em xem, còn cẩn thận chú thích là: Ở Youku hay ở Aiqiyi đều có những cái nội dung này và em hãy xem từng tập từng tập nhé. Thực sự những cái chi tiết rất nhỏ như thế này, những cái cử chỉ rất nhỏ như thế này khiến em rất ấm lòng và cảm động. Thực sự là bộ phim này em đã xem ở trên mạng rồi. Nhưng mà cử chỉ gần gũi của thầy rất nhiệt tình của thầy khiến em rất là cảm động. Không chỉ thầy đó mà còn tất cả thầy cô giao ở Đại học Truyền thong Trung Quốc đều khiến em ấm áp như vậy. Bạn bè cũng như thế, bất cứ như lúc nào em cảm thấy học hành hay là thậm chí tình cảm, hay là em lo lắng vấn đề gì, hay là nhớ nhà, mọi người đều cho em một sự ấm long, và cảm thấy khi mà đến đây em không hề có cảm giác lạ laẫm gì cả. Em cảm thấy như một quê hương, một ngôi nhà thứ hai của mình vậy.
Ngọc Ánh: Bởi vì chuyên ngành mà Thu Thủy đang theo học đó là Nghệ thuật truyền hình và phát thanh hả? Tin rằng đã là nghề thuật truyền hình và phát thanh thì bao giờ cũng có nghiên cứu về ca khúc. Trong quá trình mà thưởng thức những ca khúc của Trung Quốc, Thu Thủy cảm thấy phong cách hoặc là giai điệu hoặc lời ca của các bài hát Trung Quốc với cả các bài hát Việt Nam có những điểm giống nhau ở chỗ nào, điểm khác nhau ở chỗ nào và đặc biệt là theo quan sát của Thu Thủy thì thể loại bài hát như thế nào được các bạn thính giả và khán giả đam mê yêu thích?
Thu Thủy: Trong quá trình học tiếng Trung, em cũng thường xuyên tiếp xúc với các bài hát tiếng Trung và có thể nói là nhiều bạn tại sao thích ngôn ngữ tiếng Trung bởi vì có thể tiếp xúc với rất nhiều chương trình giải trí Trung Quốc và những bài hát Trung Quốc. Em cũng không nằm ở ngoại lệ. Thực ra có một số bài hát của Việt Nam thì được dịch thực tiếp từ tiếng Trung hoặc là có một bộ phận thì lấy nhạc, tức gọi là mua bản quyền nhạc của Trung Quốc. Sau đấy thì về sang tác theo cách của Việt Nam. Em đã được nghe và thậm chí có một số bài hát này em rất thích. Ví dụ như có bài 珍惜 (tức là bài Trân Trọng) của Tô Hữu Bằng. Và khi mà dịch sang tiếng Việt Nam, thực ra không phải là dịch mà là bài tiếng Việt Nam có tên Mưa Trên Cuộc Tình. Bài hát này của ca sĩ Đan Trường hát. Bài hát này hơi lâu một chút rồi, nhưng mà thực sự lời ca rất kinh điển.
Thu Thủy: Bài hát tiếng Trung thì em nghĩ rằng lời bài hát rất ý nghĩa và đặc biệt đối với những ai là người trẻ đang theo đuổi giấc mơ của mình cảm thấy rất là thấm thía. Đây là lý do vì sao mà em yêu bài hát này đến vậy, cũng như những bài hát tiếng Trung đa phần em cảm thấy đều có ý nghĩa nội hàm vô cùng sâu sắc và các bài hát Việt Nam cũng như vậy. Đều truyền tải một thông điệp rất tích cực khiến cho những người nghe không chỉ cảm nhận được cái hay của lời bài hát còn có thẩm thấu những nội dung nội hàm văn hóa được ẩn chứa trong bài hát đó. Và hy vọng các bạn trẻ đang có ước mơ của mình thì hãy trân trọng những từng ngày mà mình đang có trong tay, cững như là chặng đường đến ước mơ thì không bao giờ đơn giản cả. Nhưng chỉ cần chúng ta luôn luôn cố gắng, chúng ta luôn luôn trân trọng món quà của cuộc sống tặng cho chúng ta thì 无怨无悔,也是人生的一种美. Không bao giờ nuối tiếc, đó cũng chính là vẻ đẹp của nhân sinh. Đây chính là điều mà Thu Thủy muốn gửi gắm đến tất cả các khán thính giả thông qua câu chuyện du học thông qua câu chuyện hướng đến giấc mơ ngày hôm nay.
Ngọc Ánh: Cảm ơn Thu Thủy và có lẽ Thu Thủy cũng biết Đài phát thanh quốc thanh quốc tế Trung Quốc và Hội Lưu học sinh Việt Nam tại Bắc Kinh có cùng tương tác hợp tác xuất bản một cuốn tạp chí có tên là Cầu Vồng Hữu Nghị. Đến nay đã được xuất bản khá nhiều kỳ rồi. Là một lưu học sinh đang học tập tại Đại học Truyền thông, Thu Thủy đã góp bài viết của mình cho tạp chí này.
Thu Thủy: Em cảm thấy rất là may mắn, bởi vì được học tại trường Truyền thông Trung Quốc, là một ngôi trường nổi tiếng về truyền thông. Chúng em thì việc táp nghiệp hàng ngày, đó là một điều rất là may mắn. Tạp chí Cầu Vồng Hữu Nghị chính là một tờ tạp chí rất là tuyệt vời khiến cho chúng em được táp nghiệp được thỏa sức viết về mọi lĩnh vực, ví dụ như văn hóa, hay là lịch sử, hay là bản thân mình có những trải nghiệm gì thì đều có thể cảm nhận. Có thể nói, em cũng là cậu táp viên của báo khi mà cho đến nay, em có khoảng vải bài viết đăng trên tạp chí. Em rất là hy vọng có thể trong ba năm thời gian du học ở đây em sẽ có nhiều bài viết hơn nữa về trải nghiệm của mình về cuộc sống của mình tại Trung Quốc cũng như là về những thắng cảnh những quán ăn ngon hay về nhiều lĩnh vực khác của Trung Quốc. Và em nghĩ rằng đây là một tạp chí vô cùng tốt để các bạn trẻ lưu học sinh đều co thể chia sẻ những cảm nhận những cảm nghĩ của mình. Em sẽ cố gắng trong ba năm du học tại Bắc Kinh sẽ cố gắng viết nhiều bài, cũng như là cộng tác nhiều bài, để rèn giũa khả năng táp nghiệp của mình, trân trong từng ngày được du học tại Bắc Kinh.
Ngọc Ánh: Vâng, Ngọc Ánh cũng xin hỏi Thu Thủy rằng là tất cả các bài viết ví dù như bài văn hay là bài thơ bài luận v.v. trong cuốn tạp chí Cầu Vồng Hữu Nghị đều là do các bạn lưu học sinh Việt Nam viết có phải không? Hay là còn có các bài viết đến từ các bạn lưu học sinh của các nước khác?
Thu Thủy: Vâng, em có thể khẳng định rằng là các bài viết ở cuốn tạp chí Cầu Vồng Hữu Nghị 100% là do các bạn lưu học sinh Việt Nam Viết, được sự giúp đỡ của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cũng như là sự tài trợ của Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc. Thì đây tạp chí Cầu Vồng Hữu Nghị thật sự là một sân chơi giúp cho các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn lưu học sinh Việt Nam có thể san sẻ những kinh nghiệm những trải nghiệm cũng như cảm xúc của mình trong những năm tháng đi du học tại đây. Em tin chắc chắn rằng nhưng năm tháng du học tại đây là những năm tháng đáng nhớ. Vì tuổi học sinh tuổi sinh viên thậm chí là nghiên cứu sinh, đều có những cảm xúc khác nhau, đều trong trẻo và đều rất ngọt ngào. Vậy các bạn lưu học sinh hãy cố gắng trân trọng và có nhưng tâm tình có những cảm xúc gì thì hãy viết bài gửi về cho tạp chí Cầu Vồng Hữu Nghị nhé!
Ngọc Ánh: Vâng, Thu Thủy ơi, chị Ngọc Ánh cũng muốn tìm hiểu quá trình của Thu Thủy có được cái dịp đến du học tại Trung Quốc, và Thu Thủy du học như thế là do suất học bổng hay là do mình tự túc? Và trong quá trình phấn đấu đạt được mục tích đến Trung Quốc du học này, có lẽ Thu Thủy có những trải nghiệm đáng nhớ đáng chia sẻ với các bạn trẻ, cũng đang trong tâm trạng phấn đấu hoặc thực hiện ước mơ của mình.
Thu Thủy: Thực sự lắng nghe câu hỏi này, trong lòng em nghĩ lại chằng đường mình được đến Bắc Kinh được đến Trường Đại học Truyền thông Trung Quốc, có nhiều cảm xúc đan xen. Em thi lại đại học lần thứ hai mới thi đỗ đại học, muốn học tiếng Trung thì phải học chuyên. Nhưng từ bé, em không được học chuyên tiếng Trung, thì được thi đỗ vào một đại học danh tiếng về ngoại ngữ để học tiếng Trung thì không đơn giản. Và đến lần thứ hai, tức là năm 2012, em mới thi đỗ vào Trường Đại học Hà Nội. Đây thực sự là một cái nuôi đầu tiên để em có thể yêu tiếng Trung, có thể bắt nhịp với tiếng Trung, trang bị cho em những ký năng tốt nhất về tiếng Trung. Nếu không có sự dạy dỗ của các thầy cô giáo ở Trường Đại học Hà Nội thì em không đủ tự tin v để sang đây du học. Đến khi mà em tốt nghiệp, thì em mới nhận ra rằng bản thân em yêu tiếng Trung đến mức độ như thế. Em không thể rời xa được, cũng thấy rằng là em vô cùng hợp với truyền hình phát thanh. Và trong quá trình làm việc, tuy rằng được cọ sát với truyền hình, nhưng mà lại không được dùng tiếng Trung. Thế là em nhớ tiếng Trung, em mong muốn có thể kết hợp hai cái với nhau. Cho nên đến lúc đấy em mới quyết định bằng mọi giá phải sang Trung Quốc du học. Lúc đấy em nhận được rất nhiều lời tư vấn, đó là nếu như em muốn đi du học và đặc biệt được học chuyên về ngành truyền hình này thì em phải nộp hồ sơ vào Trường Đại học Truyền thông, nhưng đây là một ngôi trường đỉnh cao của Trung Quốc, liệu em có vào được hay không thì cung không dám chắc. Và thời gian sau khi em nộp hồ sơ xong, chờ đợi đối với em là cả một sự, lo lắng, những chuỗi ngày cũng khá là căng thẳng mất ăn mất ngủ i hệt như hồi em chờ kết quả thi đại học vậy. Nhưng kết quả cuối cùng là may quá. Ngày 21 tháng 8 năm 2017, em nhận được kết quả đỗ thì cảm xúc đấy gọi là vỡ hòa ra, cụ thể nói thêm là đây là học bổng toàn phận của chính phủ Trung Quốc CSC. Với suất học bổng này, em được học nghiên cứu trong vòng ba năm. Cho đến nay, em vẫn đang trên con đường hướng tới giấc mơ của mình. Điều đặc biệt hơn nữa khi mà đến Đại học Truyền thông Trung Quốc, em còn phát hiện ra là, trường có Học viện MC, là cái nuôi cực kỳ nổi tiếng để đào tạo rất nhiều MC nổi tiếng Trung Quốc. Em dự tính rằng là nếu có cơ hội, em sẽ học liên tiếp về chuyên ngành này. Bây giờ người trẻ, em nghĩ , thời đại là khác rồi. chúng ta hoàn toàn có thể nắm bắt ước mơ của mình. Chúng ta hoàn toàn có thể nỗ lực vì ước mơ của mình, chỉ cần chúng ta không bao giờ từ bỏ nó.
Ngọc Ánh: Xin chúc mừng Thu Thủy và Ngọc Ánh cũng xin tò mò và muốn hỏi Thu Thủy là suất học bổng có đủ sử dụng trong sinh hoạt và học tập không?
Thu Thủy: Suất học bổng toàn phần như vậy, em cảm thấy rất là may mắn. Vì phần tài chính, em không cần lo lắng gì cả, chỉ tập trung vào chuyên môn nghiên cứu của mình thôi. Cho nên đây cũng là nền tảng rất tốt cho nhiều bạn xin học bổng Khổng Tử hay học bổng Chính phủ Trung Quốc. Vì có một nền tảng tài chính rất tốt
Ngọc Ánh: Vâng, thế túc xã là do nhà trường cung cấp hay là mình phải tự đi thuê nhà
Thu Thủy: Dạ, hoàn toàn về phần gọi là ăn ở thì đều được học bổng CSC cung cấp ạ.
Ngọc Ánh: Tức là mình không cần đi tìm nhà trọ nhỉ.
Thu Thủy: Dạ vâng, nếu như so với cả các bạn lưu học sinh khác khá là lo lắng về vấn đề này, nhưng mà em rất là may mắn, chỉ tập trung toàn lực vào nghiên cứu theo đuổi đam mê của mình mà thôi.
Ngọc Ánh: Vâng, tin rằng những thông điệp trên đây của Thu Thủy cũng khiến rất nhiều bạn đang có mặt trước máy thu thanh đang có ý nguyện sang Trung Quốc du học rất là ngưỡng mộ. Xin cảm ơn Thu Thủy đã dành thời gian quý báu đến chương trình Văn Nghệ Cuối Tuần của Đại phát thanh quốc tế Trung Quốc và cũng cảm ơn các bạn thính giả đã quan tâm theo dõi cả chương trình này. Mong trong quá trình lắng nghe và sau khi nghe xong chương trình đêm nay, có một sự gợi ý nào đó đối với một số bạn trẻ đang có lòng đam mê về tiếng Trung Quốc. Chương trình Văn Nghệ Cuối tuần đêm nay của Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc xin tạm khép lại ở đây. Hoan nghênh quý vị và các bạn like Hộp thư Ngọc Ánh trên trang Facebook.