Đại Khắc Đỉnh: Một quyển sách đồng đen mở

2018-03-27 15:31:41     cri2018-03-27 15:31:42

Trong Nhà bảo tàng Thượng Hải, một cuộc quay phim đặc biệt đang diễn ra. Chụp ảnh ba chiều, thu thập thông tin hoàn chỉnh của cổ vật, và tạo ra một mô hình 3D siêu nét theo những thông tin này, rất nhiều chi tiết mà bình thường không thể nhìn thấy hoặc bị bỏ qua sẽ được hiện rõ.

Đại Khắc Đỉnh---báu vật của Nhà Bảo tàng Thượng Hải, cao là 93,1 cm, rộng 75,6 cm, nặng 201,5 kg, thế nhưng, giá trị của cổ vật này không phải vì thể trọng khổng lồ, hoặc tạo hình cổ kính, mà là những dòng chữ bí ẩn ở bên trong. Những văn tự huyền bí này sẽ hướng dẫn chúng ta cùng tìm hiểu về đời nhà Chu.

Ông nội tôi thanh lịch, hiền lành, văn hay chữ tốt, có tấm lòng khiếm tốn, tư duy trầm lặng, đức tính trong sạch, thuần khiết.

Bộ sách đúc đồng này mở màn từ những lời ngợi khen.

Một quý tộc tên là Khắc, vừa nhận được bổ nhiệm làm quan của Chu Vương, mà lần bổ nhiệm này là nhờ sự đóng góp của ông nội hỗ trợ Chu Vương năm xưa.

Quan chức trong thời kỳ Tây Chu, áp dụng cơ chế cha truyền con nối. Trong các đồ đồng đen, đâu đâu cũng có thể thấy những dòng chữ ca ngợi tổ tiên, những thói quen này chính là theo yêu cầu của nghi thức xã giao, cái gọi là "Tàng Lễ Vu Khí", tức ẩn dấu trong cổ vật.

Đỉnh là một dụng cụ nghi lễ quan trọng nhất của thời Chu, Hoàng thất và Quý tộc thường khắc những sự kiện quan trọng trên các đồ đồng đen như chuông, vạc/đỉnh,v.v, những dòng chữ được gọi là "Chuông Đỉnh Văn", cũng gọi là Kim Văn.

Những chuông và vạc này, chính là các bộ sách đồng đen ghi chép lịch sử.

Bên trong của Đại Khắc Đỉnh có 290 chữ Kim Văn, những chữ này khiến những năm xa xưa dần dần hiện rõ trước mắt mọi người.

"Chu Vương nói: ......Ta ban cho ngươi bộ trang phục tế tụng màu đỏ......ban cho người ruộng đất......ban cho người đất canh tác, còn ban cả nô lệ trên miền đất đó......"

Nội dung của Đại Khắc Đỉnh liên quan tới cơ chế làm quan, nghi lễ và cơ chế quản lý đất đai của thời Tây Chu......Đây là một bộ sách đồng đen, một đoạn lịch sử truyền miệng tràn đầy sức sống.

Ngoài giá trị lịch sử ra, Đại Khắc Đỉnh có địa vị rất cao trong lịch sử thư pháp Trung Quốc.

Thời Tây Chu, công nghệ luyện đồng đen rất cao, minh văn này có thể thể hiện đầy đủ ý nghĩa của thư pháp. 290 chữ Đại Khắc Đỉnh, nét chữ rõ ràng, thanh lịch tao nhã, là thể chữ Kim Văn mang tính đại diện của thời kỳ Tây Chu.

Phần cuối của minh văn, Khắc một lần nữa cầu nguyện: "Tất cả những điều tốt lành của nhà Vua, ân sủng của tổ tiên......sẽ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mãi maĩ không tận".

Nhưng mãi mãi chỉ là một niềm mong muốn tốt đẹp, sau khi Đại Khắc Đỉnh được đúc thành, đời nhà Chu đã suy thoái, Xuân Thu tranh bá, trong tình hình loạn lạc, con cháu của Khắc phải đi đâu sống đây?

Sau khi nước Tần tiêu diệt 6 nước khác, chữ viết Trung Quốc đã sử dụng thể chữ tiểu triện, thay cho Kim Văn, sau nhà Hán, các đồ đồng đen đã dần dần rời khỏi vũ đài lịch sử, các quyển sách đồng đen đã gập lại triệt để, từ đó đã mai một trong dòng chảy lịch sử......

Cho đến năm 1890, Đại Khắc Đỉnh bị phát hiện tại một hầm rượu ở huyện Phù Phong, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Người dân mới biết, hơn 2000 năm trước có một người đàn ông mang tên Khắc, vì công lao của ông nội, được Chu Vương phong tước, được ban cho vàng đất rộng lớn, quần áo, thậm chí nô lệ, trong quãng thời gian vinh quang của đời Khắc, Khắc cảm ơn và tưởng niệm ông nội của mình, mong các con cháu của mình cũng được hưởng niềm vinh quang như vậy......

Not Found!(404)