Hà Tôn
|
Tạo dáng trang trọng lạ lùng, họa tiết trang trí nghiêm ngặt và giàu biến hóa, nhưng chỉ có tầm mắt sắc sảo mới có thể nhìn thấy trái tim của nó. Lúc này, nó được đặt trên vị trí trang trọng nhất trong trưng bày báu vật quốc gia. Bởi vì nó đã ghi chép nhịp đập trái tim của hai thiếu niên mười mấy tuổi thời thượng cổ, một đoạn đối thoại về triều đình không quên nguyện ước ban đầu.
Một buổi chiều vào hơn ba nghìn năm trước, trên mặt đất in bóng dáng của hai thiếu niên dưới ánh chiều tà. Trong đó một người đã dựng nên một đô thị đến nay vẫn sầm uất, một người đã đúc nên một chiếc đồ đồng xanh ghi chép sự vẻ vang của mười mấy triều đại. Cha ông của họ đã từng kề vai chiến đấu bên nhau, dựng nên Triều đình mới, đó là nhà Chu.
Hai chàng trai trẻ này một người là Chu Thành Vương Cơ Tụng, con trai Chu Vũ Vương, vừa lên ngôi được 5 năm, một người tên là Hà, quý tộc trong dòng họ. Tuy thủ lĩnh mới của Triều đình Cơ Tụng mới mười mấy tuổi, nhưng bắt đầu chăm lo việc nước dưới sự phò tá của người chú thứ tư tên là Cơ Đán, một vị tiền bối của nho giáo khiến Khổng Tử đời sau cũng phải kính trọng và sùng bái, đồng thời đã xây dựng một thành trì mới ở Lạc Dương, cách đô thành Tây An lúc đó hơn 300 km để bảo vệ đất nước theo lời trăng trối của phụ vương Cơ Phát, những sự tích đó khiến Hà, cùng là trai trẻ hết sức xúc động, thành tích của cha đã được Nhà Vua chấp nhận, mình lại được Nhà Vua mới coi trọng, bởi vậy chàng cũng muốn làm một việc nhiệt huyết. Sau khi được phê chuẩn Hà đã cho đúc một chiếc chậu (Zun) đồng xanh, trong phạm vi có hạn của đáy chậu đã ghi chép tối đa công trạng của các bậc cha ông và Nhà Vua mới cùng những lời khuyên răn của Nhà Vua mới đối với mình.
Khi các nhà khảo cổ phát hiện bốn chữ "Trạch Tư Trung Quốc" trong 122 chữ khắc văn, chẳng khác nào như đã nhìn thấy đáp án của câu đối đã cất giữ dưới lòng đất nghìn năm trong tấc vuông. Đây là ghi chép văn tự sớm nhất về từ Trung Quốc. Trạch Tư, nghĩa là ngụ tại đây. Cho dựng cờ xí tại trung tâm thành bang, chữ Trung trong kim văn đến từ đó; quê nhà cần có hộ thành hào để ngăn cản sự xâm lược của bên ngoài, và dưới sự bảo vệ của quân đôi mới được yên ổn, bởi vậy chữ Quốc trong kim văn có binh giáo bảo vệ. Trung Quốc trong chậu (Zun) là chỉ trung tâm của thiên hạ lúc bấy giờ, trung ương của triều đình, đô thành mới xây dựng trở thành vùng Lạc Dương ngày nay.
Những chữ viết cho tổ tiên này, càng như một bức thư viết cho 1,3 tỉ người Trung Quốc mấy nghìn năm sau.
Diễn biến lịch sử, thay đổi thời đại ba nghìn năm, ý nghĩa trung tâm văn hóa của từ "Trung Quốc" sinh ra từ trung tâm địa lý, trung tâm chính trị, tiếp đó lại được trao cho ý nghĩa chính thống của sự thống trị của triều đình, Cho đến cuối nhà Thanh, từ Trung Quốc được dùng làm tên nước xuất hiện trong công văn chính thức của chính quyền.
Ba nghìn năm trôi qua, bóng dáng của hai chàng trai trẻ đã không còn nữa, quá nhiều câu chuyện cũng đã được chôn vùi dưới lòng đất, nhưng thành Lạc Dương vẫn sầm uất như xưa; chậu (Zun) đồng xanh cũng được chôn vùi dưới lòng đất và năm 1963 được phát hiện từ trong một vách đất ở Thiểm Tây, được đặt tên là Hà Tôn. Tuy đã không con sự lộng lẫy lóa mắt ban đầu, nhưng 122 chữ khắc văn dưới đáy chậu (Zun) lại không phụ lòng mong mỏi của chủ nhân của nó, đã vượt qua ba thiên nhiên kỷ, cho người đời sau biết về công lao vĩ đại của tổ tiên.
Trung Quốc, ba nghìn năm trước được khắc giữa tấc vuông, chôn sâu dưới lòng đất. Ba nghìn năm sau, đất chôn vùi nó và nối liền với vùng đất đai rộng 9,6 triệu km vuông, đều được nó đặt tên, gọi là: Trung Quốc.