Lợi Quỷ
|
Triều đình Tây Chu thường xuyên tổ chức các hoạt động ban thưởng cho quan lại. Năm xưa, Lợi là một viên quan lại của Triều đình Tây Chu cũng được Nhà Vua là Vũ Vương ban thưởng cho đồng xanh, rất đỗi vui mừng. Lợi đã dùng đồng xanh hiếm có này đúc thành một chiếc "Quỷ" nên gọi là "Lợi Quỷ". Cấp bậc của Lợi lúc đó là "Hữu Ty", cũng tức là người phụ trách một cơ quan. Chiếc "Quỷ" nhìn bề ngoài cũng không có gì đặc biệt, nhưng lại được coi là đồ đồng xanh trụ cột tinh thần của đất nước. Vậy thì điều huyền bí quý giá của nó là ở chỗ nào nhỉ?
Người thuyết minh: Đây là phòng trưng bày cơ bản về Trung Quốc cổ đại nằm ở tầng ngầm thứ hai của Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, tôi tên là Viên Thạc, người thuyết minh của Bào tàng Quốc gia. Bấy lâu nay các học giả Trung Quốc luôn có sự nghi ngờ về những ghi chép trong sách sử, trong đó một ví dụ điển hình nhất là ghi chép về trận đánh Mục Dã trong "Sử Ký". Trong "Sử Ký", Tư Mã Thiên đã miêu tả khi Chu Vũ Vương đánh dẹp Thương Trụ Vương, Triều đình Ân Thương đã tổ chức một đội quân chinh chiến gồm 70 vạn người.
Tạm không nói với dân số và năng lực điều hành vào hơn 3.000 năm trước, đánh trận 70 vạn người có khoa trương hay không. Ngay cả thời gian xảy ra trận đánh Mục Dã đã có ít nhất 44 loại kết luận.
Người thuyết minh: Triều đình nhà Chu rực rỡ vĩ đại đã ra đời vào lúc nào, trước đó chúng ta lại không rút ra được một kết luận rõ ràng. Đây quả là một điều rất đáng tiếc. May mắn thay lúc này đã khai quật được đồ đồng xanh Lợi Quỷ.
Quỷ là một đồ đựng thức ăn thời xưa, dùng để đựng thức ăn chính (cơm, mì...) nấu chín. Thời Tây Chu đẳng cấp nghiêm ngặt, đồ đựng đồ cúng tế và yến tiệc, được trao ý nghĩa đặc biệt, trở thành biểu tượng của chế độ lễ nhạc, đây tức là "đồ dùng cho lễ nhạc".
Thiên tử khi cúng tế, yến tiệc, tùy táng, dùng 9 Đỉnh 8 Quỷ, chư hầu 7 Đỉnh 6 Quỷ, đại phu 5 Đỉnh 4 Quỷ. Theo thứ tự suy ra, không được dùng vượt cấp. Hơn 3.000 năm từ đó về sau, "lễ nhạc" trở thành chuẩn tắc tư tưởng và quy phạm hành vi của người Trung Quốc, dân tộc Trung Hoa tự coi là "lễ nhạc chi bang" cũng đến từ đó.
Bởi vậy, là đồ lễ thường dùng của quý tộc Tây Chu, bản thân Quỷ không phải hiếm có. Điều đáng quý của Lợi Quỷ chính là hơn 30 chữ khắc ở đáy Quỷ đã cho biết thời gian Vũ Vương đánh dẹp nhà Thương. Chữ khắc mở đầu viết: " Vũ Vương chinh Thương, duy Giáp Tử triều, tuế đỉnh", dịch ra văn hiện đại tức là chiến dịch đánh dẹp nhà Thương của Vũ Vương xảy ra vào buổi sáng ngày "Giáp Tử", hôm đó sao "Tuế", cũng tức là sao Mộc, đang ở giữa trời. Trước hết, các chuyên gia đã dùng cách định niên đại bằng cacbon-14, tiến hành xét nghiệm mẫu cacbon được khai quật trong di chỉ thời kỳ đầu Tây Chu, đã cho biệt phạm vi niên đại của chiến dịch đánh dẹp nhà Thương của Vũ Vương xảy ra vào khoảng từ năm 1050 đến năm 1020 trước Công nguyên; các nhà thiên văn cũng căn cứ theo hiện tượng thiên văn sao "Tuế", cũng tức là sao Mộc ngày Giáp Tử ghi chép trong văn khắc đang ở giữa trời, tham chiếu ghi chép hiện tượng thiên văn trong "Quốc Ngữ", tính chính xác ra Vũ Vương đánh dẹp nhà Thương xảy ra ngày 20 tháng 1 năm 1046 trước Công nguyên. Do vậy, bí ẩn chưa giải quyết nổi tiếng sử học này rút cuộc đã được khám phá, Lợi Quỷ có công lao lớn nhất. Có thể nói nó đã khắc được cột mốc nhà Thương Chu.
Người thuyết minh: Đương nhiên một số học giả cũng đề xuất không đồng thuận với sự giải thích của hơn 30 chữ khắc này. Chỉ có thể nói rằng, hiện nay chúng ta chỉ tạm thời có được một cách nói đại để còn có thể được chấp nhận. Nếu chúng ta muốn có được một kết luận cuối cùng, có lẽ còn phải tiếp tục khai quật và nghiên cứu.
Thực ra, đối với một người bình thường không làm công việc nghiên cứu học thuật, điều vui mừng không chỉ biết được những năm thay đổi của thời Thương Chu; mà còn nhờ sự ban cho của văn tự không đứt đoạn nghìn năm, thông qua một cổ vật, hơn ba mươi chữ đã có thể trao đổi với các tổ tiên vào hơn ba nghìn năm trước. Mà hình dáng nửa trên của Quỷ đã trở thành cái bát thường dùng của người hiện đại ngày nay, vẫn là đồ đựng thức ăn đựng cơm, mì nâng niu trên bàn tay, cũng nâng niu trong trái tim của chúng ta.