Phượng ngọc Phụ Hảo
|
Cuốn "Sử Ký" ghi chép rằng, Ân Khế là hậu duệ của phượng, thời Ân Thương là thiên hạ của phái mày râu.
Phượng ngọc này có đường nét tự nhiên, thanh thoát, nghiêng người quay đầu, trông rất sinh động. Nó thuộc về Phụ Hảo – Hoàng hậu của Vua Nhà Thương Võ Đinh. Trong mộ của Phụ Hảo ở Ân Hư đã khai quật được nhiều rồng ngọc, tuy nhiên, phượng ngọc chỉ có mỗi chiếc này.
Có lẽ Phụ Hảo là người phụ nữ nổi tiếng nhất năm đó, trong hơn 10 nghìn giáp cốt khai quật tại Ân Hư, An Dương, có hơn 200 chỗ đề cập đến bà, nội dung bao gồm chinh chiến, sinh đẻ, bệnh tật, thậm chí bao gồm hỏi han tình hình sau khi bà qua đời.
Trong mộ Phụ Hảo có rất nhiều đồ tùy táng, 755 đồ ngọc, 499 trâm xương, gương đồng, lược xương, còn có các loại đá quý như cốc ngà voi tinh xảo, dao xương, đá ngọc lam, đá chim công, mã não...cũng như rất nhiều đồ đá xinh xắn đáng yêu. Chúng ta dường như chứng kiến một người phụ nữ vừa theo đuổi cái đẹp lại rất cầu kỳ trong cuộc sống. Đúng như sự ung dung, quý phái, dáng điệu muôn vẻ như phượng ngọc.
Là người vợ được Vua Nhà Thương chiều chuộng, sở hữu những cái đó có lẽ không có gì kỳ lạ. Điều kỳ lạ là, trong mộ của Phụ Hảo còn có một số đồ tùy táng mà hậu phi các đời sau không có: Hàng trăm vũ khí đồng đen và một loạt đồ dùng đồng đen trong các nghi lễ. Điều thu hút sự quan tâm của mọi người là binh khí việt lớn tượng trưng cho binh quyền của nhà nước, trên có khắc Phụ Hảo. Vị Hoàng hậu này không phải là một người phụ nữ tầm thường sống trong hậu cung, bà tham gia vào các việc lớn quốc gia, có chỗ đứng trong xã hội nam quyền, phát ngôn bằng thực lực. Sinh thời, Phụ Hảo giỏi chinh chiến, thường tổ chức các lễ tế lớn. Có đất phong của mình, độc lập về kinh tế, cũng nộp cống cho Hoàng gia Nhà Thương.
Võ Đinh là Nhà vua cần chính, dân chủ vào giữa đời Nhà Thương, thời đại Võ Đinh gọi là "Võ Đinh Trung Hưng". Triều đình Võ Đinh chiếm đóng Trung nguyên, mở rộng bờ cõi, có thể nói một cách không ngoa rằng, Phụ Hảo đã giúp giành được nửa dải non sông.
Là Hoàng hậu và nữ tướng, đảm đương công việc gia đình và nhà nước bằng trí tuệ và thực lực, được mọi người kính trọng, bà kiên cường như đồng đen: Trong cuộc sống, sinh con đẻ cái cho Võ Đinh, là người vợ và người mẹ, bà dịu dàng như ngọc. Người đẹp yêu võ cũng yêu cái đẹp, có thể nói là tấm gương của phụ nữ hoàn hảo.
Chính vì vai trò người yêu, tri kỷ và chiến hữu này, lúc Phụ Hảo qua đời ở tuổi 33, Võ Đinh hết sức đau đớn, mai táng bà gần hoàng cung mà mình làm việc, đồng thời xây dựng hưởng đường "Mẫu Tân Tông" trên mộ để mình và các thế hệ sau tưởng niệm. Các con cháu và dòng họ tùy táng nhiều đồ quý cho bà, thậm trí có hơn 6.800 Hải Bối – đồng tiền lúc đó. Đồ tùy táng hậu như vậy để lại cho chúng ta di sản văn hóa hết sức phong phú.
Trùng hợp thay, mộ Phụ Hảo nằm ngoài khu vực lăng mộ hoàng gia, trở thành mộ hoàng gia đời Thương duy nhất được bảo tồn toàn vẹn ở Ân Hư. Chữ viết và di vật phong phú khiến chúng ta may mắn được làm quen với một phụ nữ truyền kỳ như vậy sống cách đây hơn 3.000 năm trước, với phẩm chất độc lập và cao quý, bà đã nhận được sự ưu ái của rất nhiều người. Phượng ngọc của Phụ Hảo giống như dáng điệu xinh đẹp của bà, in dấu trên bức tranh lịch sử, để các thế hệ sau mến phục.