Giải đáp về Lập bàn thờ Quan Công

CRI2017-10-10 14:22:40

VỀ LẬP BÀN THỜ QUAN CÔNG

Giải đáp về Lập bàn thờ Quan Công

Hôm qua là Tết Lạp bát, có nghĩa là Tết xuân cổ truyền đang đến gần với đất trời hai nước Trung-Việt. Nhân dân hai nước Trung-Việt có nhiều phong tục tập quán giống nhau. Ví dụ như Tết sắp đến, nhiều gia đình bắt tay vào việc bày lại bàn thờ, quét dọn vệ sinh gia đình. Nhiều gia đình lập bàn thờ Quan Công, một nhân vật trung nghĩa trong Tam Quốc diễn nghĩa. Trước đây, Ngọc Ánh từng giới thiệu về việc lập bàn thờ Quan Công theo yêu cầu của thính giả và cư dân mạng.

Gần đây Ngọc Ánh nhận được E_mail của bạn Tri Minh viết:  

Em rất muốn đặt tượng gỗ Quan Công (khoảng 50x70cm) trên bàn làm việc của em, nhưng ngặt nỗi, bàn làm việc của em lại nằm trong phòng ngủ. Chị có cách nào tư vấn và hướng dẫn cho em không ạ. Em cảm ơn chị rất nhiều và chúc chị luôn thành công, may mắn trong cuộc sống.

Bạn Định Cường, có E_mail Cuong Dinh48@ viết: Em từng nghe chị giới thiệu về Lập bàn thờ Quan Công, nhưng nghe chưa rõ, mong chị giới thiệu thiệu lại.

Giải đáp về Lập bàn thờ Quan Công

Ở Trung Quốc nhiều gia đình hoặc các nhà hàng và cả văn phòng thương gia có lập bàn thờ Quan Công. Quan Công là nhân vật quan trọng trong "Tam Quốc diễn nghĩa" tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Quan Công tượng trưng cho sáu chữ "Trung, nghĩa, tín, Trí, nhân, dũng", mà 6 chữ này chính là đạo lý cần thiết cho các thương gia làm ăn phát tài. Trung, có nghĩa là trung thành; Nghĩa, chính là nghĩa khí; Tín, là tín dụng; Trí, có nghĩa là Trí tuệ; Nhân, chính là nhân nghĩa; Dũng, là dũng cảm. Chính trên mình Quan Vân Trường tức Quan Công tập chung phẩm chất của 6 chữ này, cho nên Quan Công thường đánh đâu thắng đó, và được người muôn vàn đời sau kính ngưỡng, kính trọng. Và coi là Thần Tài.

Ở Trung Quốc, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, và cũng có quyền không tín ngưỡng. Lập bàn thờ cũng là một hình thức tín ngưỡng. Trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, vị trí của các văn võ tài thần có sự đòi hỏi rất cầu kỳ. Bàn thờ Thần Văn thường đặt tại vị trí bên phải và bên trái cửa ra vào, hướng vào trong nhà, có thể mang lại phúc lộc thọ, mang lại của cải và phù hộ cho cả gia đình. Còn bàn thờ của Thần võ Quan Công thì lại phải hướng ra ngoài cửa, như vậy mới có thể mời "Thần Tài" đến, bảo vệ cho mọi người trong gia đình bình an. "Thần Tài" Quan Công chia thành ba loại, đó là Quan Công áo đỏ, Quan Công áo nhiều màu và Quan Công song y hợp nhất. Mọi người thường đặt bàn thờ Quan Công áo đỏ ở trong nhà, chủ yếu là để trấn trại bình an, bàn thờ Quan Công áo nhiều màu thường đặt ở cửa ra vào của các nhà hàng để mời "Thần Tài" đến, còn bàn thờ Quan Công song y hợp nhất thì vừa có để đặt ở nhà mà cũng có thể đặt tại nhà hàng. Tất nhiên rồi, muốn mời "Thần Tài" đến, bảo vệ mọi người trong gia đình bình an, mới chỉ thờ cúng Quan Công thôi là chưa đủ, mà cần phải noi theo chuẩn tắc xử thế của Quan Công đó là "trung, nghĩa, tín, trí, nhân, dũng" như vậy mới có thể làm ăn thịnh vượng, của cải tràn trề.

Giải đáp về Lập bàn thờ Quan Công

Trong Đạo giáo Trung Quốc, Quan Vũ được gọi là "Quan Thánh Đế Quân", gọi tắt là "Quan Đế", là một trong bốn vị thần hộ pháp của Đạo giáo. Các thương gia rất tôn sùng Quan Công, họ cho rằng, Quan Công có ba đặc điểm sau đây: Một là, lúc sinh thời Quan Công rất giỏi quản lý tài sản, giỏi về kế toán; Hai là, Quan Công là người trọng nghĩa khí và chữ tín, mà làm ăn buôn bán phải giữ chữ tín với nhau; Ba là, sau khi Quan Công mất, có thần đến phù hộ, khiến ông lại chiến thắng, các thương nhân cho rằng, nếu như làm ăn thua lỗ mong sẽ có ngày được như Quan Công, có thể làm lại từ đầu và lại ăn nên làm ra.

Qua đó có thể thấy, Quan Công là một nhân vật đại diện cho "Thần Tài", cho chữ tín, cho chính nghĩa. Doanh nhân xuất sắc thường lấy Quan Công làm gương, làm quân tử coi đối tác của mình như ba anh em kết nghĩa vườn đào trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa", nghiêm khắc thực hiện hợp đồng và cam kết, chứ không làm tiểu nhân gian trá trong quá trình buôn bán kinh doanh, Quan Công đã trở thành thần tượng trong kinh doanh của các doanh nhân làm ăn chân chính lương thiện.

Not Found!(404)