Tết Trùng dương, ngày lễ Người Cao tuổi Trung Quốc

CRI2017-10-10 14:22:26

Tết Trùng dương, ngày lễ Người Cao tuổi Trung Quốc

Trong các ngày Tết ngày lễ cổ truyền dân gian Trung Quốc, còn một ngày lễ rất quan trọng mà những người làm con đều nên ghi nhớ, đó là Tết Trùng Dương Mồng 9 tháng 9 âm lịch, còn gọi là Tết Trùng Cửu, Tết người cao tuổi, Tết người già. Kính trọng người cao tuổi,quan tâm đến mọi mặt và chăm sóc người cao tuổi đã trở thành nhiệm vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người con, mỗi gia đình, mỗi một vùng miền và cả nước Trung Quốc. Do vậy hằng năm đến Tết Trùng Dương, khắp các nơi trong cả nước Trung Quốc đều tổ chức các hoạt động mang đề tài kính lão trọng già.

Trong quan niệm phong tục dân gian vì chữ "cửu cửu 九 九" là 9 9, đồng âm với "cửu cửu 久 久" là lâu dài, ngụ ý cầu mong mạnh khỏe trường thọ. Tết Trùng dương năm nay là thứ Tư, ngày 21 tháng 10 dương lịch. Trước thềm Tết Trùng Dương, mảnh vườn kiến thức Hộp thư Ngọc Ánh xin giới thiệu với các bạn về ngày lễ truyền thống này.

Hằng năm cứ đến dịp Tết Trung Dương mồng 9 tháng 9 âm lịch, là nhiều người Trung Quốc lại dìu già dắt trẻ, đi leo núi, ngắm hoa cúc, còn cắm thủ dũ(một loại thực vật để làm thuốc có mùi thơm), ăn bánh bò. Về gốc tích của ngày tết Trùng cửu, có một truyền thuyết mang đậm màu sắc thần thoại.

Tết Trùng dương, ngày lễ Người Cao tuổi Trung Quốc

Truyền thuyết kể rằng vào thế kỷ 3 trước công nguyên, lúc đó có một người thần thông quảng đại, tên là Phí Trường Phòng. Ông không những có thể cầu mưa, gọi gió, mà còn có thể đuổi thần, bắt ma. Có một người thanh niên tên là Hoàn Cảnh biết được tin này, rất tôn kính ông, xin ông nhận làm trò. Do người thanh niên này có quyết tâm rất lớn, ông Phí Trường Phòng đành phải nhận làm học trò, dạy anh thần phép. Có một hôm thầy nói với trò: "đến ngày 9 tháng 9, cả gia đình con sẽ gặp một nạn lớn, con phải chuẩn bị trước đi." Hoàn Cảnh nghe vậy rất sợ hãi, liền quỳ xuống xin thầy dạy cho cách để tránh tai qua, nạn khỏi. Phí Trường Phòng nói: "Đến mồng 9 tháng 9, con làm mấy chiếc túi bằng vải đỏ, bỏ lá thủ dũ vào trong túi rồi buộc vào cánh tay, mang theo ít rượu ngâm với hoa cúc, đưa cả nhà già trẻ, gái trai lên uống rượu trên một dốc cao. Như vậy sẽ tai qua, nạn khỏi". Hoàn Cảnh làm theo lời căn dặn của thầy. Đến sáng sớm mồng 9 tháng 9, Hoàn Cảnh đưa cả gia đình lên một dốc cao ở gần đó, ban ngày bình an vô sự. Thế nhưng lúc trời tối, Hoàn Cảnh và cả gia đình về đến nhà thấy, trâu bò, cừu, chó, gà đều chết hết, cả nhà đều rẫt đỗi kinh ngạc. Mọi người trong gia đình đều đã tránh được nạn. Từ đó, ngày trùng cửu trèo núi lên cao, cắm thủ dũ, uống rượu hoa cúc trở đã thành phong tục và lưu truyền hơn 2 nghìn năm. Tết Trùng Dương leo núi đăng cao, nhưng tại vùng đồng bằng Trung Quốc không có núi để leo thì mọi người lấy gạo nếp, kê, táo đỏ v,v, làm bánh hấp, trên còn cắm lá cờ nhỏ 5 màu, gọi là "bánh hoa", ăn bánh hoa với ngụ ý là đã trèo núi.

Trung Quốc có nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Vương Duy, Đỗ Mục v.v. viết những bài thơ mang đề tài Tết Trùng Dương. Nổi tiếng nhất là bài thơ "Mồng 9 tháng 8 nhớ anh em Sơn Đông" của nhà thơ Vương Duy. Nhưng Ngọc Ánh lại rất ấn tượng với bài thơ:

Cửu nhật đăng Huyền Vũ sơn lữ thiệu

Tết Trùng dương, ngày lễ Người Cao tuổi Trung Quốc

九日登玄武山旅眺

邵大震 唐

九 月 九 日 望 遥 空,

秋 水 秋 天 生 夕 风。

寒 雁 一 向 南 飞 远,

游 人 几 度 菊 花 丛

Tết Trùng dương, ngày lễ Người Cao tuổi Trung Quốc

Mồng Chín  leo núi Huyền Vũ ngắm ra xa

Trùng cửu lên ngắm trời xa.

Trời thu nước mát đẩy đà gió đêm.

Bầy nhạn kia bay về nam.

Du khách mấy bận trong lùm cúc hoa".

Not Found!(404)