Quý vị và các bạn thân mến: Ngày 20/2, ông Âu Dương Ngọc Tĩnh, Phó vụ trưởng Vụ Biên giới và Biển đảo Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có cuộc giao lưu trực tuyến trên CRI Online với chủ đề "Giữ gìn ổn định biên giới trên bộ và trên biển, phục vụ cho sự phát triển của đất nước và hợp tác với các nước xung quanh".

Phóng viên: Xin chào quý vị và các bạn. Trước hết xin cám ơn ông Âu Dương Ngọc Tĩnh, Phó vụ trưởng Vụ Biên giới và Biển đảo Bộ Ngoại giao đã dành thời gian cho cuộc giao lưu trực tuyến của CRI Online hôm nay.

Âu Dương Ngọc Tĩnh: Xin chào quý vị và các bạn. Rất phấn khởi có dịp được giao lưu trực tuyến với đông đảo cư dân mạng của CRI Online.

Phóng viên: Hoan nghênh quý vị và các bạn cư dân mạng theo dõi và tham gia cuộc giao lưu trực tuyến của CRI Online, trước hết xin ông Âu Dương Ngọc Tĩnh giới thiệu tóm tắt về chức trách chính và công việc thường ngày của Vụ Biên giới và Biển đảo.

Âu Dương Ngọc Tĩnh: Vụ Biên giới và Biển đảo được thành lập tháng 3 năm 2009, lúc đó cơ cấu lại một số chức năng của mấy Vụ và Cục của Bộ Ngoại giao để thành lập Vụ Biên giới và Biển đảo. Chức năng chính gồm hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất là biên giới, bộ phận thứ hai là các công việc biển đảo.

Phóng viên: Có thể nhận thấy công việc của Vụ Biên giới và Biển đảo là rất bận rộn, cũng rất quan trọng. Có cư dân mạng nói rằng Trung Quốc là nước lớn cả về đất liền và biển đảo, nước ta giáp với 14 nước trên đất liền, còn trên biên giáp hoặc gần gũi với 8 nước. Láng giềng đông, quan hệ phức tạp, một khi xảy ra mâu thuẫn thường không dễ giải quyết. Xin ông giới thiệu tóm tắt về tình hình biên giới và biển đảo của Trung Quốc hiện nay?

Âu Dương Ngọc Tĩnh: Những năm gần đây đặc biệt là năm 2012, biên giới trên đất liên của nước ta nhìn chung giữ đà ổn định, vấn đề biên giới được giải quyết và quản lý rất tốt, việc xây dựng pháp chế hoá, chế độ hoá, quy phạm hoá và thông tin hoá trong quản lý biên giới không ngừng được tăng cường và hoàn thiện, hợp tác tại các khu vực biên giới bao gồm hợp tác xuyên biên giới cũng đang từng bước được đẩy mạnh, đà phát triển rất tốt.

Những năm gần đây, tình hình trên biên xung quanh Trung Quốc xảy ra một số biến đổi, thu hút sự quan tâm của các bên, cần phải nói rằng tình hình trên biển nhìn chung là ổn định, đường hàng hải quốc tế thông suốt, tàu thuyền các nước đi lại có trật tự, tự do và an ninh hàng hải không xuất hiện vấn đề gì. Tranh chấp chủ quyền các đảo và bãi đá cũng như chủ trương đối với một số vùng biển chồng lấn giữa Trung Quốc và một số nước là một phần trong công việc với các nước xung quanh của Trung Quốc, cũng là một mặt trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước liên quan, là hiện tượng cục bộ, cũng là vấn đề được tích tụ trong nhiều năm. Do sự đan xen của các nhân tố lịch sử và hiện thực, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, quyền chủ quyền và tài phán biển đảo giữa Trung Quốc và các nước xung quanh khó có thể được giải quyết toàn diện trong thời gian ngắn, có những vấn đề sẽ tồn tại lâu dài. Báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng lần thứ 18 đề xuất Trung Quốc sẽ tiếp tuc̣ tăng ưcờng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng, kiên trì thân thiện với láng giềng, làm đối tác với láng giềng, củngcố quan hệ láng giềng hữu nghị, sâu sắc hợp tác cùng có lợi, chúng tôi cũng sẽ tuân thủ nguyên tắc và tinh thần này trong giải quyết công viên biên giới lãnh thổ và biển đảo, bên cạnh đó Trung Quốc không thay đổi lập trường và chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua hình thức đàm phán hoà bình với các bên. Mặt khác, Trung Quốc sẽ kiên trì quan điểm hoà bình, cùng thắng, sẵn sàng thúc đẩy hợp tác và đối thoại với các nước láng giềng liên quan, tạo điều kiện cho giải quyết dứt điểm tranh chấp.

Phóng viên: Từ năm 2012 đến nay, tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và các nước xung quanh khá nổi cộm. Có cư dân mạng hỏi: "Xin ông đánh giá về tình hình biển đảo ở xung quanh nước ta trong năm 2012? Trước tình hình này, chúng ra đã áp dụng những biện pháp gì để giữ gìn chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển quốc gia?

Âu Dương Ngọc Tĩnh: Do một số nước xung quanh áp dụng một số hành động xâm phạm chủ quyền và quyền lợi biển Trung Quốc, dẫn đến vấn đề Nam Hải và vấn đề đảo Điếu Ngư có phần nóng lên, thu hút sự quna tâm rộng rãi ở trong và ngoài nước. Trước tình hình phức tạp đan xen này, chúng ta ứng phó một cách bình tỉnh và thoả đáng. Trước việc Nhật Bản gây ra vụ "mua đảo" cũng như Phi-li-pin gây ra vụ việc đảo Hoàng Nham, chúng ta đã áp dụng một số biện pháp cần thiết, kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của nươć ta. Bên cạnh đó, chúng ta cũng tích cực thúc đẩy đàm phán giải quyết tranh chấp, thúc đẩy hợp tác thiết thực, nỗ lực thúc đẩy diễn biến tình hình phát triển theo hướng tích cực. Công việc biển đảo xung quanh nước ta liên quan tới nhiều nhân tố như lịch sử, pháp lý, cảm tình của nhân dân cũng như quan hệ quốc tế, cực kỳ phức tạp và nhạy cảm, không thể giải quyết trong thời gian ngắn, trong thời gian tới tình hình biển đảo xung quanh có thể lại xảy ra một số vấn đề phức tạp và trắc trở.

Phóng viên: Ông vừa cho biết tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và các nước xung quanh là do nhiều nguyên nhân, thực ra đối với khán giả bình thường như chúng tôi mà nói, cảm thấy việc này là do đường biển giới trên biển chưa được hoạch định phân giới tốt, có cư dân mạng nói rằng tại sao nước ta lại tồn tại nhiêu tranh chấp như vậy trong vấn đề hoạch định phân giới trên biển với các nước xung quanh? Cơ sở cho việc hoạch định phân giới trên biển là gì?

Âu Dương Ngọc Tĩnh: Trung Quốc vừa là một nước lớn lục địa, cũng là một nước lớn về biển, nước ta có hơn 18.000 km đường bờ biển với hàng nghìn đảo, do nguyên nhân lịch sử và sự́ phát triển của luật biển, hiện nước ta tồn tại sự tranh chấp trên biển với 8 nước láng giềng, lần lượt là: Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Phi-li-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam, hơn thế nữa tình hình tranh chấp với mỗi nước lại hoàn toàn khác nhau. Chúng ta đại để có thể chia thành hai loại: lại thứ nhất là tranh chấp chủ quyền đảo và bãi đá, ví dụ như quần đảo Nam Sa, vấn đề này chủ yếu là do các nước liên quan xâm chiếm hoặc kiểm soát phi pháp lãnh thổ và vùng biển xung quanh của nước ta gây nên. Loại thứ hai là tranh chấp phân giới trên biển, chủ yếu là "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển" năm 1982, bởi vì Công ước này quy định các nước ven biển có thể chủ trương vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý, dẫn đến chủ trương vùng biển của rất nhiều nước láng giềng trên biển xuất hiện chồng lấn, điều này đỏi hỏi phải hoạch định phân giới, như vậy đã xuấ thiện vấn đề phân giới trên biển. Về những tranh chấp này, Chính phủ Trung Quốc luôn luôn chủ trương giải quyết thông qua đàm phán hữu nghị và hiệp thương với các nước liên quan trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế.

Phóng viên: Vậy, chúng ta hãy nói về đảo Điếu Ngư-vấn đề nóng nhất trong tranh chấp trên biển, sau trò hề "mua đảo" của Chính phủ Nhật Nam năm ngoái, vấn đề đảo Điếu Ngư khôn gngừng leo thang, nước ta cũng đa áp dụng rất nhiều biện pháp đáp trả, thiết thực bảo vệ chủ quyền đảo Điếu Ngư, trong đó bao gồm công bố điểm cơ sở và đường cơ sở lãnh hải của đảo Điếu Ngư và các đảo xung quanh, cũng như trình phương án hoạch định thềm lục địa bên ngoài vùng biển 200 hải lý trên biển Hoa Đông lên Liên Hợp Quốc. Cư dân mạng Thạch Tử hỏi: "Việc công bố điểm cơ sở và đường cơ sở lãnh hải của đảo Điếu Ngư và các đảo xung quanh có tác dụng gì? Chúng ta trình phương án hoạch định thềm lục địa bên ngoài 200 hải lý trên biển Hoa Đông lên Liên Hợp Quốc, hiện tiến triển ra sao?

Âu Dương Ngọc Tĩnh: Việc này liên quan tới quy định lãnh hải của "Công ước Liên Hơp Quốc về Luật Biển", nước ta đã công bố một loạt pháp luật và pháp quy về mặt lãnh hải cũng như điểm cơ sở và đường cơ sở lãnh hải. Ngày từ năm 1996, Chính phủ Trung Quốc đã công bố một số đường sở sơ thềm lục địa ven biển và đường cơ sở lãnh hải của quần đảo Tây Sa. Lần này lại công bố điểm cơ sở và đường cơ sở lãnh hải của đảo Điếu Ngư trên thực tế đây là một nước đi quan trọng tiếp tục hoàn thiện chế độ lãnh hải của nước ta. Việc xác định điểm cơ sở và đường cơ sở lãnh hải của đảo Điếu Ngư sẽ có thể xác định phạm vi cụ thể của vùng nội thủy và lãnh hải của đảo Điếu Ngư, đồng thời tiến hành sự quản lý cần thiết đốiv ới vùng nước này dựa trên pháp luật liên quan.

"Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển" cho phép các nước ven biển chủ trương vùng thềm lục địa bên ngoài 200 hải lý, tính đến cuối năm ngoái, đã có 65 quốc gia trình phương án hoạch định vùng thềm lục địa bên ngoài lên Ủy ban Thêm lục địa theo Công ước và quy định liên quan, Ủy ban này đã đưa ra kiến nghị đối với 18 phương án. Các nước ven biển có thể hoạch định đường biên giới vùng thêm lục địa bên ngoài "cuối cùng và có sức ràng buộc" trên cơ sở đề nghị của Ủy ban Thêm lục địa. Tháng 12/2012, nước ta đã chính thức trình Ủy ban nay phương án hoạch định vùng thêm lục địa bên ngoài 200 hải lỷ tại một số vùng biển Hoa Đông, đồng thời cũng tuyên bố bảo lưu quyền lợi trình phương án hoạch định một số vùng biển khác và biển Hoa Đông trên cơ sở cung cấp thông tin sơ bộ cho Liên Hợp Quốc năm 2009.

Theo nguyên tắc làm việc của Ủy ban Thềm lục địa, phương án hoạch định vùng thềm lục địa bên ngoài mà nước ta trình lên sẽ tiến hành xem xét tại Hội nghị lần thứ 32 diễn ra tháng 7 năm nay, đến lúc đó Ủy ban này sẽ nghe phái đoàn Trung Quốc trình bày và trả lời, tiến hành xem xét bươć đầu đối với phương án của nước ta, kết quả xem xét bước đầu này sẽ quyết định phương án của nươć ta có được đưa vào trình tự xem xét thực chất hay không.

Phóng viên: Trình tự rất phức tạp, chúng ta chờ đợi cất bươć đi đầu tiên, bước tới như thế nào vẫn cần chờ thông tin hơn nữa.

Âu Dương Ngọc Tĩnh: Tháng 7 tới chúng ta sẽ chính thức cử phái đoàn.

Phóng viên: Về biển Hoa Đông, tiêu chuẩn đề ra của chúng ta khác với tiêu chuẩn đều ra của Nhật Bản, Liên Hợp Quốc sẽ áp dụng tiêu chuẩn nào có lẽ cũng khá phức táp.

Âu Dương Ngọc Tĩnh: Các nước nêu phương án theo lập trường Chính phủ nước mình là căn cứ theo tình hình đáy biển của nước mình và tình hình liên quan các mặt.

Phóng viên: Quyền lợi biển không những liên quan chủ quyền mà còn liên quan tới quyền lợi kinh tế, bao gồm tranh chấp tài nguyên dưới đáy biển cũng rất phức tạp, các nước liên quan tranh giành từng tấc đất. Cư dân mạng Phi-li-pin viết: "Phi-li-pin sẽ đưa tranh chấp Nam Hải lên trọng tài quốc tế, Trung Quốc tính toán ra sao? Đã chuẩn bị sẵn sàng theo kiện hay chưa?

Âu Dương Ngọc Tĩnh: Ngày 22/1 năm nay, Phi-li-pin đã đưa tranh chấp Nam Hải với Trung Quốc lên trọng tài quốc tế. Lập trường và chủ trương của Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải là nhất quán và rõ ràng. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo và vùng biển xung quanh trên Nam Hải.

Trung Quốc và Phi-li-pin có nhận thức chung trong việc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương. Việc Phi-li-pin đưa lên trọng tài quốc tế là đi ngược với nhận thức chung liên quan giữa hai nước, cũng đi ngược với nguyên tắc và tinh thần của "Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Nam Hải", tức do nước có liên quan trực tiếp tiến hành hiệp thương hữu nghị và đàm phán để giải quyết tranh chậ́p lãnh thổ và quyền chủ quyền bằng phương thức hoà bình, đã phá hoại nghiêm trọng bầu không khí về khởi động đàm phán "Bộ Quy tắc ứng xử" giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, tạo ra chướng ngại mới cho việc khởi động tiến trình thương lượng.

Chúng tôi đã nghiên cứu nghiêm túc cái gọi là công hàm và thông báo kèm thèo mà Phi-li-pin gửi cho Trung Quốc, phát hiện nước này có rất nhiều sai lầm nghiêm trọng trong sự thật và pháp lý, bao gồm nhiều sự chỉ trích không đúng sự thật đối với Trung Quốc. Trong thông báo còn có nhiều nội dung vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc một nước Trung Quốc, làm tổn hại nền tảng chính trị trong quan hệ Trung Quốc – Phi-li-pin, Trung Quốc kiên quyết phản đối. Xuất phát từ việc này, Trung Quốc không chấp nhận công hàm và thông báo kèm theo của Phi-li-pin, và đã trả lại Phi-li-pin ngày 19/2.

Trung Quốc kiên trì giải quyết hoà bình tranh chấp thông qua đàm phán song phương, tháng 3/2010, Trung Quốc đề xuất với Phi-li-pin về việc thành lập "cơ chế thương lượng định kỳ về vấn đề trên biển Trung Quốc – Phi-li-pin", Trung Quốc cũng nhiều lần đề xuất tái khởi động cơ chế biện pháp xây dựng lòng tin giữa hai nước, nhưng đến nay Phi-li-pin vẫn không có sự trả lời. Trung Quốc mong Phi-li-pin trở lại quỹ đạo đúng đắn giải quyết tranh chấp qua đàm phán song phương.

Phóng viên: Bất kể tranh chấp đảo Điếu Ngư hay tranh chấp trên Nam Hải, chúng ta đều đề xuất chủ trương "gác lại tranh chấp, cùng khai thác", song, tình hìnht hực tế lại là "chúng ta gác lại tranh chấp, nước khác tự mình khai thác", chẳng hạn như Việt Nam đơn phương khai thác dầu khí trên Nam Hải. Cư dân mạng news-ling hỏi: "Làm thế nào để chủ trương 'gác lại tranh chấp, cùng khai thác' mới được thực hiện thực sự? Trước hoạt động khai thác dầu khí đơn phương của nước nào đó, chúng ta có những biện pháp ứng phó gì?"

Âu Dương Ngọc Tĩnh: Nguyên tắc "gác lại tranh chấp, cùng khai thác" là do ông Đặng Tiểu Bình đề ra ý tưởng đối với tranh chấp đảo Điếu Ngư năm 1978, đến thập niên 80 của thế kỷ 20, ông Đặng Tiểu Bình lại mở rộng ý tưởng này đến tranh chấm Nam Sa. Lãnh đạo Trung Quốc đề ra ý tưởng này là xuất phát từ đại cục hoà bình, phát triển và ổn định của khu vực. Về mặt pháp lý mà nói, "gác lại tranh chấp, cùng khai thác" là một sự sắp xếp mang tính tạm thời và quá độ thực hiện quản lý và kiểm soát mâu thuẫn về chính trị và thực hiện cùng thắng về kinh tế dưới tiền đề không ảnh hưởng tới chủ quyền và lập trường cơ bản về quyền lợi biển của các bên. Đây không phải chỉ có Trung Quốc có, mà nó cũng phù hợp quy định liên quan của luật pháp quốc tế, có thực tiễn rất rộng rãi trên trường quốc tế, đặc biệt là tại một số khu vực tồn tại tranh chấp lãnh thổ và biển đảo, có rất nhiều tiền lệ về cùng nhau khai thác trong tình hình chủ quyền vẫn chưa được xác định.

Chủ trương "gác lại tranh chấp, cùng khai thác" cũng đã thể hiện thiện chí và nguyện vọng trong việc giải quyết thoả đáng vấn đề Nam Hải của Trung Quốc, có lợi cho tạo ra bầu không khí và điều kiện để giải quyết triệt để tranh chấp trên Nam Hải trong sau này. Về việc các nước liên quan tiến hành hoạt động khai thác dầu khí trên vùng biển do Trung Quốc quản lý khi chưa được phép của Chính phủ Trung Quốc, chúng ta kiên quyết phản đối và đã áp dụng biện pháp bảo vệ chủ quyền tương ứng. Hiện nay, việc thực hiện cùng khai thác trên Nam Hải tuy còn đứng trước một số khó khăn, nhưng chủ trương này có sức sống lớn mạnh.

Phóng viên: Cư dân mạng có tên Năm Châu Bốn Biển viết: "Phi-li-pin và Nhật Bản dám lên gân với Trung Quốc, một nguyên nhân quan trọng là được Mỹ hậu thuẫn". Xin ông cho biết Mỹ sắm vai gì trong vấn đề Nam Hải?

Âu Dương Ngọc Tĩnh: Tranh chấp Nam Hải nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế và thông lệ quốc tế mà nói, cần phải do các nước đương sự giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương song phương. Mỹ không phải là nước đương sự trong tranh chấp Nam Hải, cũng luôn bày tỏ không có lập trường trong tranh chấp Nam Hải. Là hai nước lớn của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc và Mỹ có lợi ích chung trong rất nhiều mặt, cần phải nỗ lực thực hiện sự tương tác lành tính tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc hoan nghênh Mỹ phát huy vai trò tích cức và mang tính xây dựng cho hoà bình, ổn định và phồn thịnh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bên cạnh đó cũng mong Mỹ tôn trọng đầy đủ và chiếu cố tới lợi ích quan trọng và các quan tâm hợp lý của các nước châu Á-Thái Bình Dương trong đó có Trung Quốc, bằng hành động thực tế thực hiện cam kết liên quan, đưa ra nỗ lực xứng đáng cho giữ gìn hoà bình và ổn định của khu vực.

Phóng viên: Cư dân mạng gilmore kid viết: Hiện sức mạnh nhà nước của Trung Quốc đã được tăng cường, có một số nước xung quanh đứng ngồi không yên. Cá biệt nước hình như nếu không gây ra chuyện gì trên biển thì cảm thấy khó chịu, chính sách "giấu tài" mà chúng ta thi hành lâu nay liệu có cần điều chỉnh hay không? Liệu có khả năng dạy cho họ một bài học bằng biện pháp quân sự hay không?" Cư dân mạng này có thể đã đại diện cho tiếng nói của rất nhiều người dân bình thường, vậy ông thấy tế nào?

Âu Dương Ngọc Tĩnh: Những vấn đề nguyên tắc liên quan tới chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển, quyết tâm và ý chí bảo vệ quyền lợi quốc gia của Chính phủ Trung Quốc là kiên định. Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng không thay đổi lập trường chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hoà bình và hiệp thương hữu nghị.

Tôi muốn nói thêm đôi lời về vấn đề mà cư dân mạng nêu ra. Sau hơn 30 năm cải cách mở cửa, phát triển kinh tế-xã hội của nước ta đã thu được tiến bộ vượt bậc. Muốn thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, chúng ta vẫn còn có rất nhiều công việc phải làm. Tuy nhiên tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển với các nước láng giềng rất khó được giải quyết toàn diện trong thời gian ngắn, đây là một trong những vấn đề phức tạp mà chúng ta cần phải nhìn thẳng và xử lý thoả đáng trên con đường phục hưng. Chỉ có hoà bình, ổn định của khu vực mới có thể thúc đẩy phát triển và phồn thịnh, đây cũng là môi trường bên ngoài tốt đẹp để chúng ta sớm thực hiện "Giấc mở Trung Quốc". Từ ý nghĩa này mà nói, chúng ta còn phải tiếp tục đi con đường phát triển hoà bình.

Phóng viên: Cư dân mạng Sophia hỏi: "Năm 2002, Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký kết "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải", hiện rất nhiều nước kêu gọi khởi động đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử trên Nam Hải. ASEAN cho biết cần phải hình thành lập trường thống nhất trong vấn đề Nam Hải. Xin ông cho biết việc này có nói lên Trung Quốc cần phải hiệp thương với tập thể ASEAN trong việc giải quyết vấn đề Nam Hải hay không? Bộ Quy tắc ứng xử liệu có giải quyết được tranh chấp Nam Hải hay không?

Âu Dương Ngọc Tĩnh: "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải" là một văn kiện chính trị quan trọng được ký kết giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, đã góp phần quan trọng cho giữ gìn hoà bình và ổn định của Nam Hải. Tôn chỉ của "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải" cần phải là tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác, chứ không phải giải quyết tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền. Vấn đề Nam Hải không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, nó cần phải do các nước chủ quyền có liên quan trực tiếp tiến hành thương lượng hữu nghị và đàm phán, giải quyếttranh chấp lãnh thổ và quyền chủ quyền bằng phương thức hoà bình. Là một tổ chức khu vực, ASEAN không thể đề xuất chủ trương lãnh thổ và quyền chủ quyền về biển, tất nhiên cũng không được coi là bên đường sự tranh chấp để tham gia đàm phán.

Phóng viên: Chúng ta hãy nhìn lại vấn đề trên đất liền. Ngày ngày đầu nước Trung Hoa mới thành lập, chúng ta và rất nhiều nươć láng giềng đều có tranh chấp trong vấn đề hoạch định phân giới biên giới, nhưng phần lớn đều được giải quyết thông qua hiệp thương hoà bình. Trung Quốc có những nguyên tắc và kinh nghiệm gì trong giải quyết những vấn đề này?

Âu Dương Ngọc Tĩnh: Trung Quốc là một nước lớn lục địa, có đường biên giới trên đất liền rất dài với hơn 22.000 km, khi nước Trung Hoa mới thành lập, giữa chúng ta và tất cả các nước láng giềng đều tồn tại vấn đề biên giới lãnh thổ. Thông qua hình thức đàm phán hoà bình và hiệp thương hữu nghị, tính đến thời điểm này, chúng ta đã hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc với 12 trong số 14 nước láng giềng. Đây là một thành quả cực kỳ quan trọng của ngoại giao Trung Quốc, cũng là thành tựu quan trọng, có thể nói đã tập trung thể hiện nước ta kiên trì đi con đường phát triển hoà bình, có được điều này là không dễ dàng. Trong quá trình này, trong hơn 60 năm qua, chúng ta đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiêm và nguyên tắc bổ ích. Một trong những kinh nghiệm này là nắm bắt cơ hội, không bỏ lỡ cơ hội để thúc đẩy giải quyết thoả đáng vấn đề.

Phóng viên: Xin ông đơn cử cụ thể?

Âu Dương Ngọc Tĩnh: Chẳng hạn như trong thập niên 60 của thế kỷ trước, khi giải quyết vấn đề biên giới Trung Quốc – Mi-an-ma, 10 năm trước đó không có cơ hội để giải quyết, bởi vì nước Trung Hoa mới mới thành lập không lâu. Từ năm 1960, chúng ta và Mi-an-ma lần đầu tiên tiếp xúc về giải quyết vấn đề biên giới, trải qua hai năm, vấn đề biên giới đã được giải quyết, cho rằng phương thức này rất tốt, từ đó về sau, chỉ trong 4-5 năm ngắn ngủi, Trung Quốc đã giải quyết vấn đề biên giới với 5 nước khác. Đây chính là nắm bắt cơ hội. Thập niên 90 của thế kỷ trước, trong tình hình bố cục thế giới có sự thay đổi to lớn, Chính phủ Trung Quốc đã nắm bắt cơ hội quan trọng này, thúc đẩy giải quyết vấn đề biên giới với các nước Nga, Ca-dắc-xtan, Cư-rơ-gư-xtan và Tát-gi-ki-xtan. Đây là một kinh nghiệm cực kỳ quan trọng.

Thư hai, chúng ta kiên trì hiệp thương bình đẳng, giải quyết bất đồng và tranh chấp thông qua đàm phán hoà bình. Thực tiễn chứng minh, đàm phán hoà bình mới là chiếc chìa khoá vàng cho giải quyết vấn đề biên giới, nó là biện pháp cực kỳ hiệu quả.

Thứ ba, tôn trọng pháp lý, đối xử công bằng và hợp lý với những vấn đề do lịch sử để lại. Bất kể vấn đề biên giới hay vấn đề biển đảo, phần lớn đều là do lịch sử để lại. Thực tiễn chứng minh, việc kiên trì nguyên tắc này đã góp phần cực kỳ quan trọng cho Trung Quốc thúc đẩy giải quyết phần lớn vấn đề biên giới.

Thứ tư, cần phải sáng tạo ý tưởng, băng mọi cách loại bỏ một số chướng ngại mấu chốt. Do vấn đề biên giới giữa Trung Quốc và các nước láng giềng cực kỳ phức tạp, muốn giải quyết là điều rất khó và nhạy cảm. Đôi khi một hoặc nhiều điểm khó sẽ quyết định việc giải quyết toàn bộ vấn đề biên giới. Vì vậy, Trung Quốc đã kết hợp một cách linh hoạt và hữu cơ giữa tính kiên định và sách lược của nguyên tắc, không ngừng sáng tạo.

Thứ năm, phải có lòng tin, lòng kiên nhẫn và kiên trì trong giải quyết vấn đề biên giới. Quá tình đàm phán về biên giới lãnh thổ thường là rất dài. Lúc này đòi hỏi chúng ta và các nước láng giềng đều phải có đủ lòng kiên nhẫn. Xin đơn cử mấy thí dụ. Cuộc đàm phán biên giới lãnh thổ giữa Trung Quốc và Liên Xê kéo dài hơn 40 năm, Trung Quốc và Việt Nam giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ trên đất liền cũng mất hơn 30 năm. Từ tình hình quốc tế cho thấy, Mỹ và Ca-na-đa giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước đã mất hơn một trăm năm. Cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ thổ giữa Bô-li-vi-a và Pa-ra-guay cũng kéo dài hơn 70 năm, muốn giải quyết tất cả những vấn đề còn lại phải mất hai trăm năm.

Điều cuối cùng là phải giữ gìn hoà bình và an ninh của khu vực biên giới và khu vực có tranh chấp trước khi vấn đề biên giới lãnh thổ được giải quyết. Hiện nay trên biển cũng đối mặt với vấn đề này. Trước khi phân giới vùng biển cũng đòi hỏi phải tận khả năng giữ gìn sự ổn định triển biển, tạo điều kiện cho sau này các bên giải quyết dứt điểm vấn đề.

Phóng viên: Xem ra việc giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ trên đất liên với 12 nước láng giềng quả thực là không dễ dàng. Cư dân mạng MOViewer hỏi: "Tình hình biên giới giữa nước ta với các nước láng giềng hiện nay ra sao? Có những nước nào tồn tại tranh chấp biên giới lãnh thổ với Trung Quốc?

Âu Dương Ngọc Tĩnh: Sau khi nước Trung Hoa mới thành lập, chúng ta đã kế thừa một đường biên giới có tranh chấp với tất cả các nước láng giềng, trải qua sự nỗ lực bền bỉ của mấy thế hệ, dưới sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương, chúng ta lần lượt hình thành hai thời kỳ cao điểm giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ trên đất liền vào thập niên 60 và 90 của thế kỷ trước cũng như vào điểm điểm bản lề của thế kỷ. Trong hai thời điểm này, trong thập niên 60 giải quyết 6 đường biên giới, từ thập niên 90 của thế kỷ trước đến 10 năm đầu của thế kỷ này, chúng ta lại giải quyết 6 đường biên giới khác, tức phân giới cắm mốc biên giới. Tính đến thời điểm này, chúng ta đã phân giới cắm mốc 20.000 km biên giới trên đất liền, chiếm 90% trong hơn 22.000 km đường biên giới của nước ta, cũng tức là trên 90% đường biên giới trên đất liền của nước ta đã được phân giới cắm mốc. Về hiện này còn những nước nào có tranh chấp biên giới với Trung Quốc, hiện chỉ còn hai nước, đó là Ấn Độ và Bu-tan.

Phóng viên: Một cư dân mạng Ấn Độ nói rằng: "Vấn đề biên giới Ấn Độ-Trung Quốc đến nay vẫn chưa được giải quyết, chướng ngại chủ yếu là gì? Bao giờ mới được giải quyết?

Âu Dương Ngọc Tĩnh: Như mọi người đều biết, vấn đề biên giới Trung Quốc-Ấn Độ là cực kỳ phức tạp do lịch sử để lại. Hiện nay, sự phát triển toàn diệnc ủa quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ đã tạo điều kiện có lợi cho đàm phán biên giới, hai nước đã thiết lập cơ chế Đặc phái viên về vấn đề biên giới. Hai bên cũng đã xây dựng lộ trình "ba bước" trong giải quyết vấn đề biên giới, hơn thế nữa năm 2005 đã ký thoả thuận nguyên tắc chỉ đạo chính trị giải quyết vấn đề biên giới, hoàn thành bước thức nhất trong ba bước. Hiện hai bên đã bước vào bước thứ hai, bắt đầu thảo luận khuôn khổ giải quyết vấn đề biên giới, tính đến thời điểm này, hai bên đã tích lũy được rất nhiều nhận thức chung bổ ích về mặt này.

Phóng viên: Cư dân mạng Lão Tưởng Gia viết: "Trung Quốc có hàng ngàn km đường biên giới, nhiều đường biên giới đều là ở những nơi không có hoặc ít người sinh sống, trong môi trường như vậy làm thế nào để hoạch định và phân giới? Xin ông giới thiệu vài nét về công tác hoạch định phân giới của nước ta kết hợp với vấn đề nói trên?

Âu Dương Ngọc Tĩnh: Xét từ luật pháp quốc tế hay từ góc độ thông tệ quốc tế mà nói, việc hoạch định phần giới bao gồm ba trình tự, trước tiên là hoạch định, tức hai bên đạt được nhất trí về đường biên giới thông qua đàm phán, ký kết Hiệp định Biên giới có kèm theo một bản đồ biên giới.

Phóng viên: Vậy, việc hoạch biên giới là tiến hành trước trên bản đồ?

Âu Dương Ngọc Tĩnh: Trước tiên xác định hướng đi của đường biên giới, đây là bươć thứ nhất, là vĩ mô và nguyên tắc. Sau khi Hiệp định hoạch định biên giới có hiệu lực mới bắt đầu bước thứ hai, tức phân giới cắm mốc, chủ yếu là thông qua biện pháp kỹ thuật, tôyhng qua hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu, công nghệ viễn tham, công nghệ hàng không cũng bao gồm công nghệ đo đạc bản đồ và công nghệ thông tin địa lý, tìm ra nơi thực địa của đường biên giới được miêu tả trong Hiệp định Biên giới, xác định hướng đi của đường biên giới sau đó cắm mốc, đây chính là quá trình hoạch định phân giới cắm mốc. Sau khi cắm mốc, theo thông lệ quốc tế cần phải tiến hành kiểm tra chung. Bởi vì sau 10 năm, 20 năm, đường biên giới có thể sẽ không rõ nét hay đã thay đổi.

Phóng viên: Cần phải vé một đường thực sự không?

Âu Dương Ngọc Tĩnh: Cần phải xác định. Sau một thời gian có thể đường biên giới không rõ nét nữa, ví dụ đi qua một cánh rừng, cây cối mọc cao lên không trông thấy nữa hoặc qua sông, qua suối, dòng chảy sông suối đã có sự thảy đổi, lúc này đường biên giới và dòng sông suối sẽ không khợp nhau, đây chính là bước thứ ba, cần phải tiến hành kiểm tra chung sau 10 năm hoặc 20 năm, khiến cho đường biên giới luôn ở trong trạng thái rõ nét.

Công tác hoạch định phân giới cắm mốc là một công việc cực kỳ gian khổ, đôi khi còn rất nguy hiểm nữa. Vùng miền bắc Trung Quốc phần lớn là xa mạc, gô bi, sông suối, đầm lầy, hồ nước, còn vùng miền nam là rừng già trong đó có núi cao triền miên, vùng cao nguyên, vùng miền tây cơ bản là cao nguyên núi tuyết, độ cao của vùng miền tây và tây-nam trung bình từ 4000-5000 mét, không khí loãng, rất nhiều nơi không người, cơ bản không có đường sá. Phải đó đạc thực địa có khí bước đầu tiên là ngồi xe, khi xe không đi được nữa phải cuốc bộ, cưỡi ngựa, nhiều khi còn phải mang vác theo các thiết bị cần thiết. Khi đến những vạch núi dựng đứng còn phải bò mới lên được.

Phóng viên: Nghe ông vừa giới thiệu, rất nhiều cư dân mạng đã có sự hiểu biết về công tác phân giới cắm mốc, thật là không đơn giản, mọi người thường nghĩ chỉ cần hai bên ngồi vào bàn giở bản đồ ra vẽ xong ký tên là xong. Cư dân mạng có tên Mr Thẩm Tiểu Hoa hỏi, sau khi hoạch định và cắm mốc có phải là đã hoàn thành công tác phân giới chưa? Còn những công việc gì phải làm?

Âu Dương Ngọc Tĩnh: Sau khi phân giới cắm mốc xong chủ yếu có hai việc phải làm, một là quản lý tốt biên giới, hai là sử dụng tốt biên giới. Quan lý tốt tức là công việc mà chúng tôi đang làm hiện nay, chúng tôi gọi là xây dựng 4 hoá trong quản lý biên giới, tức pháp chế hoá, cơ chế hoá, chế độ hoá, thông tin hoá torng quản lý biên giới. Tính đến thời điểm này, theo thông kê chưa đầy đủ, công tác này đã hoàn thành khoảng 70%, còn có 30 % khối lượng công việc vẫn chưa hoàn thành. Loại thứ hai là khi mở cửa vùng biên giới và phát triển khu vực miền Tây, việc làm thế nào để sử dụng tốt biên giới, đây là một đề tài cực kỳ quan trọng đặt ra cho chúng tôi trong thời kỳ mới, bao gồm mở cửa các cửa khẩu, kết nối, phát triển kinh tế vùng biên giới, v.v.

Phóng viên: Nước ta còn có đường biên giới đi ra sông suối, ví dụ như sông Mê-công, vụ thảm sát thủy thủ Trung Quốc trên sông Mê-công xảy ra năm ngoái thu hút sự quan tâm của thế giới. Cư dân mạng có tên Thảo Vị Trà Sữa hỏi: "Tại những vùng nước xuyên biên giới giữa nước ta và các nước láng giềng có những biện pháp hợp tác mới gì, có thể tránh tái diễn các vụ thảm kịch, tạo dựng lên một tuyến đường thủy vàng an toàn?

Âu Dương Ngọc Tĩnh: Việc này liên quan đến vấn đề hợp tác trên các lưu vực xuyên biên giới của nước ta. Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, nước ta có khoảng 100 con sông lớn nhỏ xuyên biên giới, ví dụ như sông Lan Thương, Hắc Long Giang, U-xu-li, Đồ Môn, v.v. Chúng ta luôn tận dụng hợp lý và bảo vệ các con sông xuyên biên giới theo yêu cầu thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên. Tính đến thời điểm này, nước ta và các nước láng giềng đã xây dựng lên rất nhiều cơ chế hợp tác trên các con sông xuyên biên giới thông qua ký kết thoả thuận song phương, ví dụ đã thiết lập cơ chế hợp tác với các nước Nga, Mông Cổ, Ca-dắc-xtan, Ấn Độ, Việt Nam, đã triển khai rất nhiều công việc về các mặt tận dụng và bảo vệ, phòng chống lũ lụt, giám sát chất lượng nước, quản ký nghề cá, vận tài đường thủy, an ninh đường thủy của các con sông xuyên biên giới, cũng đã thu được hiệu quả rất tốt trong quá trình thực tế. Trong thời gian tới chúng tôi còn sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này với các nước láng giềng thông qua xây dựng cơ chế, ký kết thoả thuận song phương, để cho những con sông xuyên biên giới trở thành tài sản chung của chúng ta và các nước láng giềng, khiến nó mang lại hạnh phúc cho nhân dân các nước dọc sông.

Phóng viên: Cuối cùng, xin ông giới thiệu vài nét về cơ hội và thách chức của công tác biên giới, biển đảo trong năm 2013 của nước ta?

Âu Dương Ngọc Tĩnh: Từ sự phát triển và thay đổi của tình hìnhhhiện nay cho thấy, những thách thức chủ yếu trong công tác biên giới, biển đảo của nước ta trong năm 2013 vẫn có thể là trên biển, cá biệt vấn đề có thể sẽ tiếp tục nổi cộm. Tuy nhiên cũng cần phải nhận thấy rằng, nhận thức chung cùng giữ gìn hoà bình và ổn định của khu vực giữa nước ta và các nước láng giềng đang được tăng cường, mọi người không mong những vấn đề cục bộ hoặc bất đồng trong quan hệ song phương làm ảnh hưởng tới đại cục hoà bình, ổn định và phát triển của cả khu vực, các nước xung quanh cũng càng thêm coi trọng giải quyết bất đồng thông qua đối thoại, nguyện vọng của các nước mong cùng với nước ta thông qua sâu sắc hợp tác để cùng mưu cầu sự phát triển chung đang không ngừng được tăng cường. Đây là những điều kiện có lợi cho chúng ta giữ gìn ổn định của vùng biên giới. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải tiếp tục duy trì đà tốt đẹp trong mấy năm qua của khu vực biên giới trên đất liền, duy trì sự hợp tác tốt đẹp trong quản lý biên giới đặc biệt là sự kết nối cũng như hợp tác kinh tế xuyên biên giới với các nước xung quanh.

Phóng viên: Cảm ơn ông đã dành thời gian cho buổi giao lưu trực tuyến hôm nay của CRI Online, khiến đông đảo cư dân mang hiểu biết được vấn đề biên giới và biển đảo của Trung Quốc là một quá trình công tác cực kỳ phức tạp và rất gian nan, chúng ta đòi hỏi sự kiên nhẫn nhiều hơn trong giải quyết các vấn đề sau này, đòi hỏi phương pháp hợp lý hơn để giải quyết những vấn đề này. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn ông.