Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Phát thanh trực tuyến trực tiếp Hoạt động chào mừng 60 năm Quốc khánh Trung Quốc-17
   2009-10-01 11:41:32    CRIonline
(Phần hai: Cải cách mở cửa)

A: Diễu hành quần chúng tiếp đến là chủ đề thứ hai: Cải cách mở cửa.

Đang đi về phía chúng ta là Khối "Câu chuyện mùa xuân" gồm khoảng ba nghìn người, mọi người tay cầm những bó hoa đón xuân màu vàng, hộ tống bức chân dung lớn của Nhà tổng thiết kế sư công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, đi về khu trung tâm Quảng trường. Cũng trong lúc này bức tranh nền trên quảng trường đã đổi thành "Giải phóng tư tưởng".

B: Ông Đặng Tiểu Bình là hạt nhân trong tập thể lãnh đạo Trung ương thế hệ thứ hai của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng là Tổng thiết kế sư của công cuộc cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hoá của Trung Quốc. Tháng 1-1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập Hội nghị Toàn thể lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Đặng Tiểu Bình tại Hội nghị đã đề ra giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị, đưa ra lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Từ đó Trung Quốc bước vào thời kỳ mới cải cách mở cửa. Năm 1978, ông Đặng Tiểu Bình đề xuất thành lập Đặc khu kinh tế, mở cửa 14 thành phố ven biển, phát triển khu mới Phố Đông Thượng Hải, thúc đẩy hình hành bố cục mở cửa đối ngoại toàn diện của Trung Quốc.

Đại hội đại biểu toàn quốc khoá 15 Đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập năm 1997 đã khái quát lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thành Lý luận Đặng Tiểu Bình.

A: Để giải quyết vấn đề Hồng Công, Ma-cao và Đài Loan, thực hiện thống nhất hoà bình đất nước, ông Đặng Tiểu Bình đã xuất phát từ tình hình quốc tế đề ra ý tưởng đầy sáng tạo "Một nước hai chế độ". Theo ý tưởng này, Trung Quốc đã thu hồi Hồng Công năm 1997, và thu hồi Ma-cao năm 1999.

B: Về mặt ngoại giao, ông Đặng Tiểu Bình đã đưa ra lập luât: hoà bình và phát triển là hai vấn đề lớn của thế giới ngày nay, đề ra chính sách ngoại giao hoà bình độc lập, tự chủ của Trung Quốc. Dưới sự chủ trì của ông, năm 1978, Trung Quốc và Nhật Bản đã ký kết Hiệp ước Hoà bình Hữu nghị Trung-Nhật, năm 1979 Trung Quốc và Mỹ đã thiết lập quan hệ ngoại giao và năm 1989 Trung Quốc và Liên Xô thực hiện bình thường hoá quan hệ. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tích cực phát triển quan hệ hữu nghị với các nước chung quanh và các nước thế giới thứ ba, mở ra cục diện mới cho nền ngoại giao Trung Quốc.

A: Nhân dân Trung Quốc đã hìh thành một nhận thức chung vĩ đại trong không ngừng thực tiễn:(Tiếng nói Đặng Tiểu Bình)

"Đi con đường của mình, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc".

A: Khối diễu hành đang đi về phía lễ đài là khối biểu ngữ Cải cách mở cửa với hơn 3200 người. Mọi người tay cầm những bông lúa màu sắc rực rỡ hộ tống hai tấm pa-nô biểu ngữ khổng lồ với dòng chữ: "Kiên trì Lý luận Đặng Tiểu Bình" và "Thúc đẩy cải cách mở cửa sự nghiệp hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa". Cũng trong lúc này, bức tranh nền trên Quảng trường Thiên An Môn đã đổi thành "Cải cách mở cửa".

B: Dưới sự chỉ dẫn của Lý luận Đặng Tiểu Bình, nhân dân các dân tộc Trung Quốc tích cực tham gia vào thực tiễn vĩ đại cải cách và xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự nghiệp phục hưng dân tộc không ngừng tiến về phía trước, đã thu được những thành tựu huy hoàng được cả thế giới ghi nhận.

A: Năm 1978, nông dân Trung Quốc lần đầu tiên ký thoả ước "khoán sản phẩm đến hộ", thi hành chế độ trách nhiệm khoán sản phẩm đến hộ, làm cho nông dân giành được quyềnt tự chủ về sản xuất và phân phối, động viên tích tích cực của nông dân, đã trực tiếp thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Với sự mở đầu tốt đẹp này, Trung Quốc đã từng bước giải quyết thành công vấn đề ấm no cho nhân dân cả nước.

B: Năm 1980, các Đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu và Hạ Môn ở vùng duyên hải đông-nam Trung Quốc đã trở thành cửa sổ và thửa ruộng thí nghiệm cải cách mở cửa của Trung Quốc. Đặc khu kinh tế được thành lập đã có ảnh hưởng quan trọng trong phát triển kinh tế của Trung Quốc, trở thành một điểm tăng trưởng kinh tế chủ yếu của Trung Quốc.

A: Trong khi đó, Trung Quốc cũng thu được thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực khác. Năm 1984, vận động viên Trung Quốc Hứa Hải Phong giành Huy chương vàng tại Thế vận hội Ô-lim-pích Lốt An-giơ-lét, thực hiện sự đột phá không có Huy chương vàng Ô-lim-pích của Trung Quốc.

A: Hiện đang đi về phía chúng ta là đội múa tập thể cỡ lớn "Trung Quốc thanh xuân" gồm 676 người. Cải cách mở cửa, muôn vật đổi mới, trên mọi miền đất nước Trung Quốc đâu đầu cũng tràn đầy sức sống, các diễn viên tay cầm dải lụa hồng và tràn đầy nhiệt tình thể hiện lên lớp trẻ Trung Quốc thế hệ mới bừng bừng sức sống, vươn lên.

B: Năm 1977, cuộc thi đại học bị gián đoạn mười năm ở Trung Quốc đã được khôi phục, ngọn lửa hy vọng âm ỉ trong lòng muôn vàn bạn trẻ đã tháp cháy, tri thức là sức mạnh, họ đã làm thay đổi số phận của mình thông qua thi đại học, tiếp thêm nguồn nhân tài xuất sắc cho công cuộc xây dựng hiện đại hoá, thúc đẩy tiến bộ xã hội và tiến trình hiện đại hoá của Trung Quốc. Trên ý nghĩa nhất định mà nói, việc khôi phục thi đại học không những đã làm thay đổi số phận của cả một thế hệ, mà còn làm thay đổi vận mệnh của Trung Quốc.

A: Trong tiến trình lịch sử cải cách mở cửa của Trung Quốc, lớp trẻ có tư tưởng năng động, tầm nhìn rộng lớn, giàu tinh thần sáng tạo. Họ tràn đầy nhiệt tình tham gia vào thực tiễn xây dựng đất nước, trưởng thành và trở thành lực lượng mới và cốt cán trong phát triển của đất nước. Có thể nói, chặng đường cải cách mở cửa đã để lại dấu ấn phấn đấu của một thế hệ, thúc đẩy cải cách mở cửa phát triển vào chiều sâu đòi hỏi sự tham gia và nỗ lực của thế hệ trẻ.