Cảnh quan chính của Thiên Đàn-Kỳ Niên Điện
Kỳ Niên Điện nằm ở phía Bắc Thiên Đàn, trước đây từng lần lượt gọi là Đại Kỳ Điện, Đại Hanh Điện, khởi công xây dựng vào năm 18 Vĩnh Lạc nhà Minh (năm 1420), là tòa kiến trúc sớm nhất của Thiên Đàn.
Hàng năm, vua đều tổ chức lễ tế trời tại Kỳ Niên Điện, cầu mong mưa thuận gió hòa, ngũ cốc phong đăng. Kỳ Niên Điện hình tròn, nền điện là Kỳ Cốc Đàn, hiên điện màu xanh sẫm, lợp bằng ngói lưu ly xanh, tượng trưng cho trời, bởi vì trời màu xanh.
Khi du khách bước ra khỏi Kỳ Niên Điện, nhìn về phía Nam, đập vào mắt là con đường thẳng tắp vươn dài về phía Nam, dọc đường hết hành lang này sang hành lang khác, càng xa càng nhỏ, ngút tầm mắt, có cảm giác như từ trời xuống đất. Chả trách một chuyên gia kiến trúc Pháp sau chuyến thăm Thiên Đàn đã nói: Cao ốc chọc trời cao hơn rất nhiều so với Kỳ Niên Điện, nhưng lại không có cảm giác hùng vĩ sâu thẳm như Kỳ Niên Điện, không có tầm cao nghệ thuật của Kỳ Niên Điện.
Hoàng Khung Vũ và Hồi Âm Bích
Phía Bắc Viên Khưu Đàn là Hoàng Khung Vũ, tọa Bắc hướng Nam, bao bọc trong bức tường hình tròn, phía Nam có ba cửa lưu ly, kiến trúc chính gồm có Hoàng Khung Vũ, ngôi điện phụ phía Đông và ngôi điện phụ phía Tây, là nơi đặt bài vị tế của Viên Khưu Đàn, bài vị dùng cho lễ tế trời đều được cất giữ tại đây. Hoàng Khung Vũ khởi công xây dựng từ năm thứ 9 Gia Tĩnh (năm 1530), lúc đầu được gọi là Thái Thần Điện, năm thứ 17 (năm 1538) đổi tên là Hoàng Khung Vũ. Năm thứ 17 Càn Long (năm 1752) tiến hành trùng tu và sửa thành tòa kiến trúc đỉnh nhọn hiên đơn nóc hình chóp mạ vàng, lợp ngói lưu ly màu xanh, tượng trưng cho trời xanh. Tám cột vàng và tám cột hiên cùng nâng mái điện khổng lồ, trần điện hình giếng ba tầng thu nhỏ dần, cấu tạo hết sức tinh xảo.
Bên cạnh đó, trên đoạn đường lát đá từ trước điện Hoàng Khung Vũ đến giữa cửa có ba tấm đá trải từ Bắc xuống Nam, được gọi là Tam Âm Thạch. Khi đóng cửa Hoàng Khung Vũ và không chịu bất cứ ảnh hưởng của xung quanh, bạn đứng trên tảng đá đầu tiên vỗ tay sẽ nghe thấy một tiếng vọng, đứng trên tảng đá thứ hai vỗ tay sẽ nghe thấy hai tiếng vọng; đứng trên tảng đá thứ ba vỗ tay sẽ nghe thấy ba tiếng vọng.
Hồi Âm Bích là bức tường bao quanh Hoàng Khung Vũ, độ cong rất quy luật, mặt tường phẳng bóng, phản xạ của sóng âm thanh cũng rất quy luật. Hai người lần lượt đứng sát tường ở kiến trúc phía Đông và phía Tây, một người đứng sát tường nói về hướng Bắc, âm thanh sẽ tỏa lên phía trước cách xa một đến hai trăm mét, dù tiếng nhỏ đến mấy, người đứng ở đằng kia cũng có thể nghe rõ tiếng vọng trong quãng thời gian nhất định, đây là hiện tượng rất lý thú, tạo nên bầu không khí "thiên nhân cảm ứng" hết sức thần bí, vì vậy được gọi là "Hồi Âm Bích".
Viên Khưu Đàn
Viên Khưu Đàn còn được gọi là Tế Thiên Đài, Bái Thiên Đài, Tế Đài, là đàn đá hình tròn ba tầng lộ thiên, là nơi tế trời trong ngày Đông chí của vua, bắt đầu xây dựng từ năm thứ 9 Gia Tĩnh đời Minh (năm 1530), đồng thời xây mở rộng vào năm 14 Càn Long đời Thanh (năm 1749). Viên Khưu Đàn gồm ba tầng, chia làm tầng trên, tầng giữa và tầng dưới, số lượng cột ngăn lan can và bậc thang đều là số dương, (còn gọi là "số trời",tức bội số của 9), tương xứng với vị thế "cửu ngũ chi tôn" của vua chúa Trung Quốc. Tảng đá hình tròn đặt chính giữa tầng đỉnh được gọi là Thái Dương Thạch hoặc Thiên Tâm Thạch, đứng trên đó hét to hoặc gõ, sóng âm thanh sẽ bị phản hồi của lan can làm bằng các tấm đá ngăn ở gần đó, hình thành tiếng vọng nghe rõ mồn một.
Thiên Đàn trong con mắt người Trung Quốc
Thiên Đàn là nơi tế trời của vua, song, tư tưởng tôn kính và cảm ơn trời không chỉ thuộc về vua chúa, mà được gắn kết quan niệm tôn sùng trời của người Trung Quốc.
Như phần trên bài này đã viết, Thiên Đàn đã thể hiện chí cao vô thượng của trời bằng thủ pháp bố cục và kết cấu kiến trúc, đồng thời nêu bật sự tôn nghiêm của trời bằng cách tận dụng đầy đủ con số 9 (cửu). Ngoài ra, Thiên Đàn còn thể hiện ước mơ của người Trung Quốc qua màu sắc: Nghỉ ngơi dưỡng sức và trưởng thành hài hòa trong vòng tay âu yếm của thiên nhiên.
Thiên Đàn lấy màu xanh làm gam màu chính, màu xanh là màu của bầu trời, với ngụ ý tĩnh mịch, sâu thẳm, thần bí, cho dù không thể kiểm soát, nhưng hấp dẫn biết bao; trời mang lại sự sống cho loài người và vạn vật, tất cả mọi sự sống trên trái đất đều được tắm trong ánh nắng rực rỡ linh thiêng của trời, Kỳ Niên Điện, mái Hoàng Khung Vũ lợp bằng ngói lưu ly xanh, ngay cả bốn bức tường xung quanh cũng là gam màu lưu ly xanh. Khi bạn bước vào Thiên Đàn có nghĩa là đã đi vào một thế giới màu xanh. Trời xanh làm nền cho Thiên Đàn, tất cả mọi thiết kế của Thiên Đàn đều được thực hiện dựa trên màn trời như vậy. Dưới màn trời xanh là cung điện xanh, đó là mục tiêu theo đuổi thiên nhân hài hòa của các nhà thiết kế Thiên Đàn, chính đây cũng là ước mơ to lớn nhất của người Trung Quốc.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |