• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Di chỉ kinh đô 3.500 năm trước đây thể hiện những quan niệm chính trị – Thành quả mới nhất của công tác khảo cổ di chỉ Nhị Lý Đầu nói lên mối liên hệ trực tiếp giữa di chỉ với đời nhà Hạ

    2018-06-15 17:43:44     cri

    Trong lịch sử mà người Trung Quốc quen biết, triều đại cổ xưa nhất là nhà Hạ. Đời nhà Hạ tuy là triều đại thế tập đầu tiên được ghi chép trong sử sách Trung Quốc, nhưng do lâu nay thiếu chứng cứ trực tiếp từ công tác khảo cổ, giới khảo cổ Trung Quốc và nước ngoài cũng hoài nghi liệu triều đại này có thực sự tồn tại hay không. Thành quả khảo cổ vừa được công bố cho thấy, qua khảo cứu về cả khảo cổ học lẫn môn học văn hiến lịch sử, di chỉ Nhị Lý Đầu nằm ở tỉnh Hà Nam miền trung Trung Quốc, cách đây từ 3.500-3.800 năm về trước, rất có khả năng là di chỉ kinh đô của đời nhà Hạ—triều đại sớm nhất Trung Quốc. Ở đây không những khai quật ra kiến trúc cung đình sớm nhất, mạng lưới các đường chính ở đô thị sớm nhất, xưởng chế tác đồ đồng đen và đồ ngọc lam sớm nhất Trung Quốc, mà còn có hàng loạt phát hiện quan trọng và một loạt quan niệm chính trị được thể hiện trong những phát hiện này, vượt qua sự tưởng tượng của người thế hệ sau.

    Trung Quốc triển khai công tác khai quật và nghiên cứu khảo cổ tại di chỉ Nhị Lý Đầu ở thành phố Yển Sư, tỉnh Hà Nam trong gần 60 năm qua. Di chỉ nằm tại ruộng lúa mì hiện có diện tích 3 triệu mét vuông. Phó đội trưởng Đội chuyên trách di chỉ Nhị Lý Đầu, Phòng nghiên cứu triều đại Hạ-Thương-Chu, Sở Nghiên cứu Khảo cổ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, ông Triệu Hải Đào cho biết, di chỉ chia thành khu trung tâm và khu hoạt động bình thường. Hệ thống đường xá ở khu trung tâm là mạng lưới các đường chính hình chữ "Tỉnh" sớm nhất Trung Quốc, trên đường có vết bánh xe của xe hai bánh sớm nhất Trung Quốc. Kết quả khai quật nền tảng số 5 của di chỉ cho thấy, bộ phận này gồm tối thiểu 4 dãy nhà. Ông Triệu Hải Đào cho rằng, đây là mô hình ban đầu của kiến trúc cung đình Trung Quốc, nguồn gốc mô hình kiến trúc "nhiều dãy nhà" với đại diện là Tử Cấm Thành có thể ngược dòng lịch sử hơn 3.000 năm trước. Ông nói:

    "Sau đời nhà Thương và Chu, dòng chính của kiến trúc cung điện Trung Quốc là nhiều dãy nhà, cho đến Tử Cấm Thánh đời nhà Minh và Thanh đều là dòng chính của kiến trúc cung điện. Xét từ hiện nay, nguồn gốc có thể ngược dòng lịch sử hơn 3.000 năm trước".

    Ở di chỉ Nhị Lý Đầu còn phát hiện rất nhiều di tích và cổ vật, chẳng hạn, những đồ dùng nghi lễ và nhạc cụ làm bằng đồng đen sớm nhất, xưởng chế tác đồ đồng đen sớm nhất, đồ ngọc lam hình rồng có giá trị lịch sử, nghệ thuật và khoa học cực cao, v.v. Ông Triệu Hải Đào cho biết, những phát hiện này nói lên di chỉ Nhị Lý Đầu là di chỉ kinh đô của triều đại sớm nhất Trung Quốc. Ông nói:

    "Ở di chỉ Nhị Lý Đầu có rất nhiều phát hiện quan trọng, những phát hiện này nói lên đây là di chỉ cấp kinh đô, hơn nữa, niên đại, nơi sở tại của di chỉ này khớp với tình hình thời kỳ giữa và cuối đời nhà Hạ được ghi chép trong sử sách. Cũng có học giả cho rằng, di chỉ này có khả năng đã bước vào đời nhà Thương. Di chỉ Nhị Lý Đầu là di chỉ then chốt nghiên cứu triều đại nhà Hạ và Thương cũng như phân chia hai triều đại nhà Hạ và Thương".

    Trong quá trình triển khai dự án "Nghiên cứu tổng hợp về nguồn gốc và sự phát triển trong thời kỳ đầu của nền văn minh Trung Hoa" từ năm 2001-2016, các nhà khảo cổ học còn phát hiện một loạt "phát minh" quan trọng và những quan niệm chính trị được thể hiện trong những "phát minh" này ở di chỉ Nhị Lý Đầu. Chẳng hạn, vũ khí, công cụ, đồ ngọc v.v. trong thời kỳ sớm hơn có chức năng thực dụng bị "suy yếu", bắt đầu trở nên có kích cỡ lớn hơn, được giao phó tính chất nghi lễ nhiều hơn, những đồ này không phải là công cụ, cũng không phải là vũ khí, lại chứa đựng quan niệm chính trị và chế độ nghi lễ của một triều đại ở vùng Trung Nguyên. Một ví dụ nữa, cả bộ đồ đựng bằng đồng đen được khai quật từ di chỉ Nhị Lý Đầu cho thấy một phát minh mang tính chính trị là thể hiện sự khác biệt về đẳng cấp qua số lượng đồ đồng đen, nguồn gốc chính là di chỉ Nhị Lý Đầu. Các chuyên gia nói thẳng thắn rằng, điều này hoàn toàn vượt quá sự tưởng tượng của họ.

    Ngày 28/5, tại buổi họp báo diễn ra ở Bắc Kinh, Nghiên cứu viên Sở Nghiên cứu Khảo cổ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc Vương Nguy nói:

    "Xét từ thời gian, không gian, quy mô và sức ảnh hưởng của nó đối với toàn quốc Trung Quốc, theo các nhà khảo cổ, những hiện tượng này là 'khí tượng' của một triều đại. Đối chiếu với nội dung ghi chép trong văn hiến, văn hóa di chỉ Nhị Lý Đầu rất có thể là di chỉ triều đại nhà Hạ. Tuy hiện nay chưa phát hiện chứng cứ đích thực bằng văn tự, nhưng chúng tôi không thể lấy cớ này không tiến hành khảo sát thời gian, không gian, quy mô, tính chất của di chỉ này, cũng như giai đoạn lịch sử và chính trị với di chỉ này là đại diện".

    Các nhà khảo cổ học cho rằng, sự xuất hiện của kinh đô Nhị Lý Đầu và "nhà nước" đặt tại Nhị Lý Đầu nói lên lịch sử Trung Quốc từ thời đại thành bang bước vào thời đại vương quốc. Nó cũng mở màn và đặt nền móng cho văn minh đồ đồng đen, văn minh chế độ nghi lễ, văn minh vương quốc đời nhà Thương và Chu phồn thịnh và trình độ cao.

    Hiện nay, từ di chỉ Nhị Lý Đầu đã khai quật ra gần 10.000 cổ vật, tuyệt đại đa số trong số đó là đồ gốm. Kỹ sư Sở Nghiên cứu Khảo cổ Quách Thần Quang chủ yếu phụ trách công tác phục chế đồ gốm được khai quật ra. Ông cho phóng viên biết, phục chế một đồ gốm khó hơn nhiều so với tưởng tượng, phải trải qua 3 bước gồm nhặt, ghép và dán. Ông nói: 

    "Phải chọn ra một miếng từ hàng nghìn miếng mảnh gốm, vì từ một hầm khai quật ra rất nhiều mảnh gốm khác nhau, trước tiên phải nhặt ra theo họa tiết, chất gốm và sắc màu, rồi ghép từng mảnh, trường hợp khó phải mất 2-3 ngày mới ghép thành một chiếc đồ gốm".

    Kỹ sự cao cấp Sở Nghiên cứu Khảo cổ Vương Hồng Chương nói thẳng thắn rằng, khai quật di chỉ kinh đô cách đây hơn 3.000 năm về trước tuyệt đối không phải là chuyện dễ dàng, ảnh hưởng của hoạt động của con người đối với di chỉ là không thể coi nhẹ. Ông nói:

    "Sau khi cung điện bị bỏ hoang, có dấu vết bị phá hoại bởi người. Chẳng hạn, đến đời nhà Hán, một rãnh thoát nước rộng 3 mét đã ngăn cách di chỉ ở phần giữa. Khi chúng tôi tiến hành khai quật, theo niên đại sớm và muộn, tiến hành khai quật từ niên đại muộn đến niên đại sớm. Vì di chỉ Nhị Lý Đầu có địa hình khá phức tạp, nên công tác khai quật khó hơn các công tác khai quật khác của cơ quan văn vật địa phương".

    Trung Quốc hiện đang xây dựng Viện bảo tàng di chỉ Nhị Lý Đầu, dự kiến sẽ khánh thành và mở cửa đón khách vào tháng 10 sang năm. Đồ trưng bày và đồ sưu tầm ở viện bảo tàng chủ yếu đến từ những cổ vật khai quật từ di chỉ và khu vực văn hóa Nhị Lý Đầu trong gần 60 năm qua cũng như tài liệu văn tự, ảnh và video đến từ hai dự án nghiên cứu học thuật lớn là dự án nghiên cứu phân chia triều đại Hạ-Thương-Chu và dự án nghiên cứu nguồn gốc văn minh Trung Hoa, tổng số hiện vật dự kiến đạt gần 40.000 chiếc. Công viên di chỉ khảo cổ Nhị Lý Đầu rộng khoảng 41-héc-ta theo quy hoạch cũng sẽ xây dựng đồng bộ với viện bảo tàng. Công viên di chỉ sẽ trưng bày mang tính bảo hộ tường thành cung đình, cụm nền tảng kiến trúc cung điện, đường xá hình chữ "Tỉnh", di tích xưởng đúc đồng, di tích xưởng làm đồ ngọc lam, v.v., để khán giả cảm nhận hơn nữa sức cuốn hút của di chỉ lịch sử.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>