• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Liên hoan văn hóa "Mùi hương của sách tiếng Trung" tại Anh lần thứ 2: Giới thiệu Trung Quốc với bạn đọc Anh

    2018-03-30 19:04:49     Xin Hua

    Mới đây, mùi hương của sách tiếng Trung đang "lan tỏa" khắp phố người Hoa sôi động và náo nhiệt nhất ở thành phố Luân Đôn, Anh. Trong thời gian 2 tuần từ ngày 5-18/3, tại phố người Hoa tập trung đông đảo nhà hàng Trung Quốc và du khách các nước, Liên hoan văn hóa "Mùi hương của sách tiếng Trung" đã thu hút nhiều nhà văn, dịch giả và nhà xuất bản ùn ùn kéo đến, cũng khiến càng nhiều bạn đọc Anh được tiếp xúc và làm quen với Trung Quốc qua sách tiếng Trung. 

    Liên hoan văn hóa "Mùi hương của sách tiếng Trung" là hoạt động văn hóa tập trung vào tác giả và sách của Trung Quốc đầu tiên tại Anh, do mặt bằng giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và phương Tây nổi tiếng Anh mang tên "Trạm Trung Quốc" (China Exchange), Nhà Xuất bản Cypress và Hiệu sách Quang Hoa—nhà sách chuyên bán sách tiếng Trung duy nhất ở Anh phối hợp tổ chức, năm nay là lần thứ 2.

    Ngày 15/3, là nội dung quan trọng trong Liên hoan văn hóa, Triển lãm sách tiếng Trung chính thức mở màn. Hiện trường đã trưng bày hơn 1.000 đầu sách, chủng loại nhiều, nội dung liên quan tới truyền ký lịch sử, văn học cổ đại và ngày nay, văn hóa đại chúng, giáo dục nghệ thuật, mỹ thuật, v.v., trong đó những đầu sách đặc biệt dành cho hoạt động ở khu vực Luân Đôn.

    Một người đàn ông Anh đứng trước quầy trưng bày, xem cuốn sách "Tập Cận Bình: Về quản lý đất nước Trung Quốc" tập 2 phiên bản tiếng Anh. Ông cho biết rất hứng thú với lý luận quản lý đất nước của nhà lãnh đạo quốc gia Trung Quốc, sẽ mua quyển sách này mang về nhà đọc từ từ.

    Truyện dài "Phương Hoa" và "Kim Lăng Thập Tam Thoa" của nữ nhà văn Nghiêm Ca Linh, truyện dài "Cao Hưng" của nhà văn Giả Bình Ao những năm qua đã được dịch sang tiếng Anh, và khá nổi tiếng ở Anh. Tại Liên hoan văn hóa lần này, những truyện dài phiên bản tiếng Anh này cũng thu hút không ít bạn đọc.

    Ở khu trưng bày sách dạy tiếng Trung, giáo viên tiếng Anh về hưu Martin Parrot cầm trong tay một quyển sách dạy ngữ pháp tiếng Trung như được của quý, nói với phóng viên rằng: "Tôi không ngờ ở đây có nhiều sách tiếng Trung như vậy, hoạt động này rất tuyệt vời". Ông cho biết, ông từng học một ít tiếng Trung khi làm việc ở Vũ Hán, Trung Quốc, ông hiện đã về hưu, muốn tiếp tục học tiếng Trung, nhưng ngữ pháp tiếng Trung khó quá, ông cần có sự chỉ đạo chuyên nghiệp. Ông cho rằng, liên hoan văn hóa và triển lãm sách như vậy nên thường xuyên tổ chức tại Anh, hơn nữa nên đến với các trường đại học, cộng đồng chung cư và khu thương mại. Ông nói: "Bạn chắc biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp Anh có hoạt động thương mại với Trung Quốc, nhiều người muốn học tiếng Trung".

    Bà Louise Chapman đến từ mặt bằng giao lưu "Trạm Trung Quốc" cũng có sự cảm nhận như nhau. Bà cho biết, cùng với quan hệ ngoại giao Anh-Trung ngày càng gắn bó, Anh đòi hỏi hiểu biết Trung Quốc từ các mặt như chính trị, kinh tế, văn hóa, v.v. Bà nói: "Truyền thống văn học lâu đời, nội dung tác phẩm phong phú của Trung Quốc sẽ giúp bạn đọc Anh suy nghĩ tương lai và thế giới của chúng ta từ góc độ khác".

    Người phụ trách Nhà Xuất bản Cypress, bà Như Tĩnh cho biết, cùng với nhà văn và tác phẩm Trung Quốc những năm qua nhận được nhiều quan tâm hơn từ giới xuất bản của Anh, thậm chí giới xuất bản toàn cầu, hiện nay là "thời đại vàng" cho quảng bá sách và tác phẩm văn hóa Trung Quốc. Bà Như Tĩnh nói: "Thế giới quan tâm tất cả các mặt về Trung Quốc, không chỉ riêng kinh tế, văn hóa Trung Quốc cũng nên cất tiếng nói".

    Liên hoan văn hóa lần này diễn ra trong 2 tuần, chủ đề là "Phiên dịch Trung Quốc". Ngày 6/3, nữ nhà văn nổi tiếng Nghiêm Ca Linh không ngại đường xa, từ Trung Quốc đến Luân Đôn, cùng dịch giả Nicky Harman phiên dịch tác phẩm của nhà văn Nghiêm Ca Linh thành tiếng Anh, đã có một buổi nói chuyện với bạn đọc, đây cũng là buổi nói chuyện đầu tiên của Liên hoan văn hóa lần này. Tại hiện trường không còn một ghế trống, không ít bạn đọc đặc biệt từ miền Bắc Anh đến Luân Đôn, dù không có chỗ ngồi, đứng cũng nghe xong buổi nói chuyện này. Ngoài ra, những nhà văn đương đại Trung Quốc như Tô Đồng, Lộ Nội, v.v., dịch giả Anna Holmwood—dịch giả của bộ tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung "Anh hùng xạ điêu" phiên bản tiếng Anh vừa xuất bản dạo này, cũng có buổi nói chuyện chuyên đề, trao đổi với bạn đọc Anh về văn học Trung Quốc.

    Ngày 17/3, tại buổi nói chuyện, dịch giả Anna Holmwood đã chia sẻ niềm thú vị và thách thức đặt ra cho bà khi phiên dịch tác phẩm của nhà văn Kim Dung.

    Bố của bà Anna Holmwood là người Anh, mẹ là người Thụy Điển, chồng là người Đài Loan. Tiếng mẹ đẻ của bà là tiếng Anh, học tiếng Thụy Điển với mẹ từ thuở nhỏ, bắt đầu học tiếng Trung từ lúc theo học tại Trường Đại học Oxford. Năm 2005, bà Anna Holmwood lần đầu tiên đến Trung Quốc, học tiếng Trung ở Bắc Kinh và Đài Loan, không lâu sau bà đã có hứng thú với văn hóa Trung Quốc. Bà từng làm công tác đại lý bản quyền sách Trung Quốc nhiều năm, nhà văn Kim Dung là nhà văn mà bà từ trước đã rất mong giới thiệu đến phương Tây.

    Là dịch giả, bà Anna Holmwood đã phải nghiên cứu sâu sắc từng chữ một, từng câu một trong tiểu thuyết của Kim Dung, tuy vậy, bà vẫn được thu hút trong mỗi lần đọc. Bà mong tác phẩm dịch thuật của mình không những thể hiện thế giới quan hoành tráng và các vai có cá tính rõ nét trong tiểu thuyết của Kim Dung, mà còn thể hiện đặc sắc và sức cuốn hút của ngôn ngữ tiểu thuyết Kim Dung.

    Giang hồ dưới ngòi bút nhà văn Kim Dung chan chứa kiến thức phong phú về lịch sử và văn hóa Trung Quốc, nhiều nội dung đều đặt thách thức cho dịch giả. Nhằm tận khả năng giảm thiểu sự xa cách về văn hóa này, bà Anna Holmwood đã đặt mình ở vị trí như trẻ em, trước tiên để nội dung dịch thuật phải thú vị, chứ không quá chuyên sâu, mục đích là khơi dậy hứng thú của bạn đọc về văn hóa và lịch sử của Trung Quốc, giúp bạn đọc hiểu biết những kiến thức, sau đó lại trở về tiểu thuyết, thì sẽ có sự cảm nhận mới. Nội dung quá nhiều chỉ khiến bạn đọc cảm thấy mệt nhọc.

    Bà Anna Holmwood còn cho biết, câu chuyện dưới ngòi bút của nhà văn Kim Dung tuy xảy ra trong cổ đại, nhưng vai trò và chủ đề khiến bạn đọc cảm thấy rất hiện đại và quốc tế hóa, dù thiếu kiến thức về bối cảnh lịch sử, cũng rất dễ hiểu biết, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung rất được hoan nghênh. Tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung lâu nay luôn đầy sức cuốn hút, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ lớp trẻ Trung Quốc, vì vậy bà tin tưởng rằng tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung được dịch sang các thứ tiếng khác cũng sẽ có sức cuốn hút tương tự.

    Bà Anna Holmwood cho biết, trong quá trình phiên dịch, điều khó khăn nhất là phiên dịch phần đánh nhau, vì còn phải thể hiện cả bầu không khí căng khẳng và tiết tấu đánh nhau. Bà mong sự dịch thuật của bà sẽ khiến bạn đọc cảm nhận trực tiếp sức cuốn hút của nguyên tác tiểu thuyết nhà văn Kim Dung, thậm chí quên mất sự tồn tại của dịch giả.

    Về tác phẩm dịch thuật của bà Anna Holmwood, luôn có tranh luận lớn về tên của nhân vật. Chẳng hạn, Quách Tĩnh—vai nam chính trong bộ tiểu thuyết "Anh hùng xạ điêu", được dịch sang tiếng Anh theo cách dịch âm là Jing Guo, trong khi đó, vai nữ chính Hoàng Dung lại được dịch theo cách dịch nghĩa là Lotus Huang. Về điều này, bà Anna Holmwood giải thích rằng, tên được dịch theo cách dịch âm là chẳng có ý nghĩa nào, dịch theo cách nghĩa thì truyền quá nhiều thông tin cho bạn đọc. Cách làm của bà là, đối với những tên nhân vật có đặc điểm rõ nét, thì kết hợp dịch âm và dịch nghĩa, như vậy tuy làm cho bạn đọc cảm thấy hơi kỳ lạ, chẳng hạn tên Hoàng Dung được dịch thành Lotus Huang, nhưng bà cho rằng như vậy mới có thể thể hiện đặc điểm của nhân vật như gia thế, tính cách, v.v. Bà cho rằng, dịch thuật không có quy định cứng rắn, mọi cách dịch đều nhằm thể hiện tốt hơn đặc trưng của nguyên tác.

    Người hâm mộ, chị Trương đặc biệt mang theo tất cả các tác phẩm dịch thuật đã xuất bản của bà Anna Holmwood để trao đổi với bà, sau khi được chữ ký và chụp ảnh chung với bà Anna Holmwood, chị Trương rất phấn khởi và nói: "Từ năm mười mấy tuổi tôi bắt đầu đọc tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung. Sau khi định cư ở nước ngoài, rất ít có cơ hội giao lưu với người khác sự cảm nhận về đọc sách Kim Dung. Tôi rất thích tác phẩm dịch thuật mới mẻ của bà Anna Holmwood, tôi rất hân hạnh được cơ hội nói chuyện với bà"!

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>