• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Bốn biển cùng vui Xuân: Tết Nguyên đán dần trở thành ngày lễ tầm cỡ quốc tế

    2018-03-09 09:46:08     Hãng tin TQ

    Tết Nguyên đán giống như một nút thắt về tình cảm, "kéo" người Trung Quốc ở trời nam đất bắc về quê hương, đoàn tụ với gia đình.

    Trong thời gian tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới, người dân Trung Quốc dán câu đối, gói sủi cảo, tham gia lễ hội, tái hiện các phong tục dân gian, tạo bầu không khí hết sức sôi động và náo nhiệt. Hiện nay, trong dịp Tết Nguyên đán, không chỉ riêng Trung Quốc có bầu không khí sôi động, người Hoa và Hoa kiều ở khắp nơi trên thế giới đã quảng bá phong tục truyền thống Tết Nguyên đán đến bốn phương, từ đó, khoảng cách giữa phương Đông và phương Tây ngày càng được thu hẹp.

    Với sức cuốn hút và giá trị độc đáo của văn hóa phong tục dân gian phương Đông, Tết Nguyên đán cổ truyền của Trung Quốc đang tỏa sáng chói lọi trong nền văn hóa thế giới đa nguyên. Học giả nổi tiếng, Giáo sư trường Đại học Bắc Kinh Trương Di Vũ cho rằng, do có đủ nhiều điều kiện, nên Tết Nguyên đán đang trở thành ngày lễ tầm cỡ quốc tế.

    Thực lực kinh tế và văn hóa tăng trưởng nhanh chóng đã tạo nên Trung Quốc có sức cuốn hút phi thường, đây là nguyên nhân căn bản nhất khiến Tết Nguyên đán trở thành ngày lễ tầm cỡ quốc tế.

    Trước thềm Tết Nguyên đán, nhà lãnh đạo các tổ chức quốc tế và các nước, Đại sứ các nước tại Trung Quốc đồng loạt gửi thông điệp hoặc ghi hình chúc mừng năm mới tới người dân Trung Quốc; tòa nhà Empire State, kiến trúc tiêu biểu ở Niu-oóc khoác "màu đỏ tượng trưng cho Trung Quốc"; Thị trưởng Sydney, Ô-xtrây-li-a có mặt tại phố người Hoa, tặng phong bao lì xì cho người qua lại; tại Auckland, Niu Di-lân có biểu diễn múa rồng, múa sư tử và đường phố được treo đèn kết hoa; Man-ta tổ chức lễ hội Tết Nguyên đán, trình diễn nghệ thuật sân khấu truyền thống Trung Quốc...

    Nhiều thương hiệu xa xỉ hàng đầu thế giới còn thiết kế sản phẩm mang phong cách Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán, để thể hiện sự coi trọng đối với khách hàng Trung Quốc. Để phục vụ tốt hơn du khách Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều địa phương ở nước ngoài bố trí nhân viên công tác nói tiếng phổ thông Trung Quốc, các biển báo ở sân bay cũng bắt đầu viết bằng tiếng Trung.

    Nghiên cứu viên Sở Nghiên cứu Bắc Kinh học của trường Đại học Liên Hợp Bắc Kinh Trương Bột cho rằng, Tết Nguyên đán có lịch sử lâu đời, nội hàm phong phú, có ý nghĩa cùng hưởng văn hóa. Anh Trương Bột nói: "Người dân ở các nước khác hoặc thuộc các dân tộc khác có lẽ không hiểu sâu sắc nội hàm của ngày lễ này. Nhưng, một số hoạt động trong dịp Tết Nguyên đán vẫn thu hút họ".

    Điểm này đã được thể hiện rõ ràng tại hoạt động "Trung Quốc văn hóa•Bốn biển cùng vui Xuân" được tôn vinh là "Đêm liên hoan mừng Xuân ở nước ngoài". Kể từ năm 2009 đến nay, hoạt động "Bốn biển cùng vui Xuân" không những đã gửi lời chúc phúc năm mới của tổ quốc tới đông đảo người Hoa và Hoa kiều, mà còn thu hút rất nhiều người hâm mộ trên toàn thế giới.

    "Âm nhạc không biên giới". Nhiều năm qua, giọng nam cao của Đoàn ca múa Tổng Bộ Chính trị, diễn viên cấp 1 quốc gia Trung Quốc Vương Hồng Vĩ đã đi theo hoạt động "Bốn biển cùng vui Xuân" đến thăm nhiều nước và vùng lãnh thổ ở châu Mỹ, châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Đại Dương. Ông cho phóng viên Hãng tin Trung Quốc biết, nhiều bạn nước ngoài ngưỡng mộ văn hóa Trung Hoa, mỗi khi ông biểu diễn đến chỗ xúc động, họ cùng hát theo giai điệu.

    Mục đích tổ chức hoạt động "Bốn biển cùng vui Xuân" là nhằm thăm hỏi người Hoa và Hoa kiều trong dịp Tết Nguyên đán, gửi lời chúc và quan tâm của tổ quốc, Hoa kiều và người Hoa đang trở thành sức mạnh ngày càng quan trọng trong việc quảng bá văn hóa Trung Hoa ở nước ngoài.

    Có người nói: "Ở nơi có nước biển thì có người Hoa". Hiện nay, hơn 60 triệu người Hoa và Hoa kiều sinh sống ở khắp nơi trên thế giới đã "gieo hạt giống" văn hóa Tết Nguyên đán, bắc cây cầu giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và nước ngoài qua tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mang đậm phong tục dân tộc. Tết Nguyên đán đã trở thành một cửa sổ quan trọng giúp cộng đồng quốc tế tìm hiểu văn hóa Trung Hoa.

    Giáo sư Trương Di Vũ cho rằng, người Hoa và Hoa kiều đã quảng bá rộng rãi Tết Nguyên đán trong phạm vi toàn thế giới, chẳng hạn, biểu diễn múa rồng, múa sư tử, v.v. đã giúp người dân các dân tộc khác hình thành khái niệm trực tiếp nhất về Tết Nguyên đán.

    Người Mỹ gốc Hoa Vương Lý Ngang cho biết: "Trong dịp Tết Nguyên đán, nơi tập trung người Hoa như Flushing thường tổ chức nhiều hoạt động chào mừng, chẳng hạn như múa sư tử, biểu diễn võ thuật, v.v., còn có người nước ngoài mặc kỳ bào, người rất đông, rất náo nhiệt, dù người lớn hay trẻ em cũng thích xem. Là phụ huynh, ông Vương Lý Ngang còn theo lời mời của giáo viên đến trường tiểu học mà con ông đang theo học, giới thiệu Tết Nguyên đán Trung Quốc và các phong tục liên quan.

    Chị Emma là người Mỹ, hai năm trước, chị lần đầu tiên đến Trung Quốc du lịch, qua chuyến du lịch này chị bắt đầu thích ăn sủi cảo Trung Quốc. Qua mạng xã hội Wechat, chị Emma nói với phóng viên rằng: "Trong dịp Tết Nguyên đán, người Trung Quốc đều ăn sủi cảo, tôi biết sủi cảo tượng trưng cho đoàn tụ và mỹ mãn". Chị Emma cho biết thích ý nghĩa đoàn tụ của Tết Nguyên đán, cho rằng "các phong tục như múa sư tử, tặng phong bao lì xì, v.v. cũng rất thú vị".

    Hiện nay, mười mấy nước trên thế giới đã xác định Tết Nguyên đán là ngày nghỉ chính thức, chẳng hạn: năm 2003, In-đô-nê-xi-a quyết định xác định Tết Nguyên đán là ngày nghỉ chính thức; năm 2005, Phi-li-pin chính thức tuyên bố người dân toàn quốc được nghỉ một ngày trong dịp Tết Nguyên đán; năm 2015, thành phố Niu-oóc, Mỹ xác định học sinh các trường công lập được nghỉ Tết Nguyên đán; năm 2016, Ca-na-đa xác định Tết Nguyên đán là ngày lễ chính thức...

    Năm này qua năm khác, toàn thế giới cùng chào đón Tết Nguyên đán. Các nước trên thế giới giữ thái độ ngày càng cởi mở, khẳng định đối với văn hóa Trung Hoa với Tết Nguyên đán là biểu tượng điển hình.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>