• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Giáp Cốt Văn một lần nữa "làm rung động" thế giới

    2018-01-11 14:02:55     Xin Hua

    Ngày 26/12/2017, Bộ Giáo dục, Ủy ban Công tác Ngôn ngữ-Văn tự Nhà nước Trung Quốc chính thức tuyên bố, dự án Giáp Cốt Văn do Trung Quốc nộp hồ sơ đã được đưa vào Danh sách Ký ức Thế giới.

    Một mảnh xương thú có khắc chữ đã làm rung động thế giới. Hơn 100 năm trước, học giả đời nhà Thanh Vương Ý Vinh phát hiện những đường nét chạm khắc trên một loài thảo dược có tên là "Long Cốt". Qua khảo chứng, chuyên gia cho rằng những ký hiệu thần bí này là Giáp Cốt Văn—văn tự thời kỳ Thượng Cổ, từ đó đã khiến niên đại Trung Quốc có văn bản ghi chép đã sớm hơn 1.000 năm.

    Sau hơn 100 năm, Giáp Cốt Văn được đưa vào Danh sách Ký ức Thế giới, một lần nữa "làm rung động" thế giới.

    Những năm qua, Trung Quốc lần lượt triển khai các dự án như thống kê tất cả các mai rùa, xương thú có khắc chữ được sưu tầm trong và ngoài nước, biên soạn cuốn sách "Tập hợp Giáp Cốt Văn 3", xây dựng kho dữ liệu ký tự Giáp Cốt Văn, v.v. Hơn 100 nghìn mảnh mai rùa, xương thú phát hiện ở Ân Khư đã hoặc đang được chỉnh lý công phu, Giáp Cốt Văn phát hiện ở Ân Khư đang bước vào thời kỳ chỉnh lý và nghiên cứu toàn diện.

    Thành viên Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, Chủ tịch Hội Nghiên cứu lịch sử Tiên Tần Trung Quốc Tống Trấn Hào nói: "Công tác chỉnh lý, nghiên cứu Giáp Cốt Văn hiện nay là toàn diện, tỉ mỉ, tiến cùng thời đại, đặt công tác bảo vệ lên vị trí hàng đầu, không bỏ sót bất cứ mảnh nhỏ nào".

    Tính đến nay, Trung Quốc đã cơ bản nắm rõ tất cả các mai rùa và xương thú có khắc chữ được sưu tầm trong và ngoài nước, cũng như tình hình bảo tồn của chúng, cả thảy có khoảng 160 nghìn mai rùa, xương thú có khắc chữ, có hơn 4.300 ký tự, đã giải mã hơn 1.600 ký tự.

    Giáp Cốt Văn phát hiện ở Ân Khư được khắc trên mai rùa và xương thú là văn bản ghi lại việc bói toán và sự việc của hoàng thất và quý tộc cuối đời nhà Thương, là di sản văn hóa ký ức lịch sử độc đáo của Trung Quốc. Sau hơn 100 năm phát hiện, mai rùa và xương thú có khắc chữ lưu lạc trên khắp nơi thế giới, nhà nghiên cứu khó mà tiếp xúc với hiện vật Giáp Cốt Văn. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949, nhà nghiên cứu Giáp Cốt Văn nổi tiếng Hồ Hậu Tuyên đã chủ trì biên soạn cuốn "Tập hợp Giáp Cốt Văn", dẫn dắt nghiên cứu lịch sử nhà Thương đi vào chiều sâu và phát triển toàn diện bộ môn nghiên cứu Giáp Cốt Văn. Nhưng, trong cuốn sách này chỉ thu thập được 41.956 mảnh mai rùa và xương thú, cuốn "Bổ sung tập hợp Giáp Cốt Văn" đã bổ sung thêm 13.450 mảnh mai rùa và xương thú, số lượng mảnh mai rùa và xương thú bị bỏ sót vẫn rất đáng kể.

    Năm 2009, cuốn "Tập hợp Giáp Cốt Văn 3"—dự án trọng điểm được hỗ trợ bởi Quỹ Khoa học Xã hội Quốc gia Trung Quốc khởi động, sau hơn 7 năm nỗ lực, Phòng nghiên cứu lịch sử Tiên Tần Viện Sử học thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đã bổ sung khoảng 30 nghìn mảnh mai rùa, xương thú bị bỏ sót trong hai cuốn sách trước đó.

    Hiện nay, Viện Sử học thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cùng những cơ quan sưu tầm Giáp Cốt Văn như Thư viện Quốc gia, Viện Bảo tàng Cố Cung, Viện Bảo tàng Sơn Đông, v.v. hỗ trợ lẫn nhau, phối hợp chặt chẽ, đang lần lượt triển khai chỉnh lý và nghiên cứu triệt để hơn 70.000 mảnh mai rùa và xương thú được chia thành 3 đợt.

    Viện Sử học thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc còn hợp tác với nhiều cơ quan và nhà sưu tầm, chụp, dập và chỉnh lý hơn 10.000 mảnh mai rùa và xương thú, ngoài ra còn thu thập và công bố một đợt bản dập vừa phát hiện trong dân gian.

    Ngoài ra, cùng với dự án "Giải mã, nghiên cứu ký tự Giáp Cốt Văn được hỗ trợ bởi dữ liệu lớn và điện toán đám mây", dự án được ủy thác quan trọng của Quỹ Khoa học Xã hội Quốc gia Trung Quốc chính thức được triển khai, Trung Quốc còn sẽ xây dựng kho dữ liệu toàn văn Giáp Cốt Văn. Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Giáp Cốt Văn và Văn hóa nhà Thương Quách Húc Đông cho biết, hiện đại hóa phương pháp và biện pháp nghiên cứu Giáp Cốt Văn sẽ thu được nhiều đột phá hơn. 

    Đầu mùa đông không phải là thời gian tốt nhất du ngoạn ở miền Bắc Trung Quốc, nhưng thôn Tiểu Đồn ở thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam lại đón chào mùa đông khách. Thoạt nhìn, thôn Tiểu Đồn chẳng khác gì các thôn làng khác. Nhưng, đó là nơi khai quật Giáp Cốt Văn sớm nhất, di tích Ân Khư nằm ở thôn Tiểu Đồn 10 năm trước đã được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, được bảo tồn một cách khoa học và hiệu quả. Năm 2018 là năm kỷ niệm 90 năm ngày khảo cổ di tích Ân Khư.

    Ở nội thành An Dương cách thôn Tiểu Đồn không xa có một viện bảo tàng cấp quốc gia với chữ viết là chủ đề. Trong phòng học Giáp Cốt Văn ở tầng hai Viện Bảo tàng Văn tự Trung Quốc này, những trẻ em đang viết chữ trên giấy cứng một cách nghiêm túc. Viết từng chữ một từ Giáp Cốt Văn đến Kim Văn, Tiểu Triện, Lệ Thư và Khải Thư, đường nét non nớt đã thể hiện lịch trình diễn biến của văn tự Trung Quốc.

    Trong 4 văn tự cổ nổi tiếng thế giới, Giáp Cốt Văn của Trung Quốc cùng chữ tượng hình Ai Cập cổ viết trên giấy cói, chữ viết hình nêm Babylon khắc trên bảng đất sét cũng như chữ viết Maya của người Indian khắc trên đá đều từng tỏa sáng rực rỡ trong kho tàng văn minh thế giới.

    Ông Quách Húc Đông nói: "Điều đáng tiếc là, 3 loại chữ viết khác đều bị thất truyền, trở thành bí ẩn lịch sử không thể nào giải mã được, chỉ có Giáp Cốt Văn trải qua 3.000 năm, kế thừa từ đời này đến đời khác và diễn biến thành chữ Hán ngày nay". 

    Ngày 28/10/2016, một "thông báo treo thưởng" đăng trên báo đã thu hút sự chú ý của mọi người: Giải mã mỗi ký tự Giáp Cốt Văn chưa giải thích và được ủy ban chuyên gia giám định thông qua, sẽ được tặng thưởng 100 nghìn Nhân dân tệ.

    Tuy việc hiện đại hóa phương pháp và biện pháp nghiên cứu Giáp Cốt Văn đã thực hiện nhiều đột phá, nhưng trong các ký tự Giáp Cốt Văn chưa giải mã, quá trình giải mã mỗi ký tự đều sẽ là một "trận đánh công kiên". Trong lịch sử nghiên cứu Giáp Cốt Văn hơn 100 năm, tuy vài ba lần xuất hiện những "phương pháp mới" giải mã toàn bộ ký tự Giáp Cốt Văn gây chấn động, nhưng sau khi gây chấn động, lại chưa thúc đẩy thực sự công tác giải mã ký tự đi lên phía trước.

    Có người nói, Giáp Cốt Văn đời nhà Thương là một bách khoa toàn thư phản ánh xã hội hồi đó. Cũng có chuyên gia cho rằng, Giáp Cốt Văn là sách báo và hồ sơ có niên đại sớm nhất thế giới. Nhưng xét từ tình hình hiện nay, sự đọc và hiểu biết bách khoa toàn thư này còn chưa đi vào chiều sâu và toàn diện.

    Hàng trăm năm qua, để giải mã gen văn hóa Trung Hoa, học giả nhiều thế hệ nghiên cứu và viết sách không ngừng, họ hoặc thu thập các mảnh mai rùa và xương thú để thống kê, hoặc giải mã các ký tự, hoặc nghiên cứu bí ẩn xã hội thời cổ đại được chứa trong Giáp Cốt Văn, nhịp bước giải mã Giáp Cốt Văn chưa bao giờ dừng lại. Tuy nhiên, thiếu nhân tài kế thừa là khó khăn và vấn đề nan giải đặt ra cho công tác nghiên cứu Giáp Cốt Văn trong thời gian dài.

    Ông Quách Húc Đông cho biết, người ta đều nói thông báo tặng khoản tiền thưởng là thông báo treo thưởng, theo ông thực ra là thông báo chiêu mộ tài năng. Những năm qua, công tác nghiên cứu Giáp Cốt Văn từng một dạo có tiến triển chậm chạp, đặc biệt là công tác giải mã ký tự.

    Ông Quách Húc Đông cho biết, Giáp Cốt Văn có cách viết không cố định, một ký tự có nhiều cách viết, trường hợp nhiều nhất có mười mấy cách viết. Cộng thêm các ký tự biểu ý thời kỳ đầu Giáp Cốt Văn không có quy luật, những ký tự dễ giải thích đã được những người thế hệ trước giải mã, các ký tự còn lại đều rất khó giải mã. Điều đáng mừng là công tác nghiên cứu Giáp Cốt Văn vốn ít người lưu ý hiện đã thoát khỏi tình trạng này, thông báo chiêu mộ tài năng đã thu được hiệu quả nổi bật, hiện nay những giải mã đợt đầu đã bước vào giai đoạn sàng lọc.

    Ông Quách Húc Đông cho biết, trong ngành nghiên cứu Giáp Cốt Văn, người 70 tuổi vẫn được coi là người trẻ, nhưng kế thừa và nêu cao Giáp Cốt Văn đòi hỏi đào tạo nhiều người nối nghiệp hơn. Giáp Cốt Văn được đưa vào Danh sách Ký ức Thế giới sẽ khiến tình hình tiến triển chậm chạp của công tác nghiên cứu Giáp Cốt Văn được cải thiện, để càng nhiều người có chí hướng tham gia công tác nghiên cứu Giáp Cốt Văn, cũng khiến càng nhiều người học tốt chữ Hán, dùng tốt chữ Hán, yêu thích chữ Hán và quảng bá chữ Hán.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>