• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Văn học trong thời đại Wechat: "Câu chuyện nhỏ, ý nghĩa lớn"

    2016-10-08 15:53:40     cri
    D/H: Xin chào quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hóa", tôi là Duy Hoa.

    H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, mới đây, danh sách "Các đầu sách được bạn đọc hoan nghênh nhất tại Liên hoan sách Nam Quốc năm 2016" đã ra lò, trong đó, sách thể loại tự lực, lấy câu chuyện tình cảm và phấn đấu của những người ở đô thị làm chủ đề có lượng tiêu thụ đáng kể và thu hút sự quan tâm rộng khắp.

    H/A: Vâng. Cuốn sách "Thế giới này không thể thiếu bạn" của nhà văn Ngô Đại Vĩ, "Ngang qua thế giới của em" của nhà văn Trương Gia Giai, "Người lái đò" của nhà văn Claire Mcfall đều thuộc thể loại này.

    D/H: Trong đó, nhà văn Trương Gia Giai đăng tác phẩm qua mặt bằng ứng dụng "Nhất Cá" cài đặt trên điện thoại di động, và hình thành phong cách viết với nội dung "câu chuyện nhỏ, ý nghĩa lớn", được công nhận là một trong những nhà văn đại diện cho văn học thể loại Wechat.

    H/A: Những tác phẩm văn học được quảng bá qua điện thoại di động hoàn toàn khác hẳn với những tác phẩm văn học đăng trên tạp chí văn học truyền thống và được xuất bản với hình thức sách giấy về các mặt như nội dung, hình thức, lối viết, hiệu quả tương tác, v.v.

    D/H: Có nhà bình luận văn học cho rằng, ứng dụng di động, tài khoản Wechat nhắn tin công khai không những đã thay đổi thói quen đọc sách của bạn đọc, mà còn bắt đầu ảnh hưởng tới phương thức sáng tác của nhà văn.

    H/A: Vâng. Trong thời đại mạng Internet chú trọng "trải nghiệm của người sử dụng", văn học cũng bắt đầu tiếp tục được phân khúc và phát triển, phương thức quảng bá thay đổi làm cho nội dung buộc phải thay đổi tương ứng.

    D/H: Quý vị và các bạn thân mến, trong tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn về đặc điểm của văn học trong thời đại Wechat.

    H/A: Thưa quý vị và các bạn, trong thời đại thịnh hành đọc sách điện tử hôm nay, điều thay đổi đầu tiên mà văn học thuần túy phải đối mặt là giới thiệu tác phẩm văn học thông qua tài khoản Wechat nhắn tin công khai hoặc ứng dụng APP cài đặt trên di động.

    D/H: Ông Trần Sùng Chính là Phó Chủ nhiệm Ban biên tập tạp chí "Hoa Thành", ông cho biết, vai trò thúc đẩy lớn nhất của phương tiện truyền thông mới đối với tạp chí truyền thống là cơ cấu lại nguồn tài nguyên tác giả, tăng cường sự tương tác giữa tác giả với bạn đọc.

    H/A: Vâng. Ông Trần Sùng Chính cho biết, trước khi tạp chí "Hoa Thành" chuyển đổi mô hình phát triển, công việc liên hệ với tác giả chỉ hạn chế trong các khâu gửi tác phẩm, xét duyệt tác phẩm và đăng tác phẩm, nhưng hiện nay đã tăng thêm những công việc như quảng bá và kinh doanh tác phẩm của tác giả.

    D/H: Vâng. Hơn nữa, thông qua phương tiện truyền thông mới "Chúng ta – Giới truyền thông" (We Media), đã phát hiện được những tác giả chưa có tiếng tăm, phá vỡ tình trạng nguồn nhà văn cố định, có lợi cho phát hiện gương mặt mới.

    H/A: Tạp chí "Thu hoạch" là tạp chí văn học nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc. Trong thời đại truyền thông mới, tạp chí này cũng đã lập tài khoản Wechat nhắn tin công khai, đồng thời mở cửa hàng tiếp thị cho tạp chí trên Taobao và Wechat.

    D/H: Ông Trần Sùng Chính phát hiện, tài khoản Wechat nhắn tin công khai cũng đang ảnh hưởng tới tầm nhìn và tư duy của các biên tập viên ở tòa soạn.

    H/A: Vâng. Theo ông, văn học đang đi trên con đường hội nhập và phân khúc, tư duy làm tạp chí của họ cũng chịu ảnh hưởng bởi phương tiện truyền thông mới, xuất hiện tư duy và góc nhìn từ bạn đọc, tập trung vào các điểm nóng xã hội.

    D/H: Đúng vậy. Chẳng hạn, mới đây, tạp chí "Hoa Thành" đưa ra một số chuyên đề mới, đặc biệt thảo luận trò chơi trực tuyến và công nghệ thực tế ảo (VR), hai vấn đề này đều là điểm nóng xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

    H/A: Vâng. Theo ông Trần Sùng Chính, phương tiện truyền thông mới giúp các biên tập viên phản ứng nhanh hơn và đưa ra nội dung phù hợp với lớp trẻ hơn.

    D/H: Chịu ảnh hưởng của phương tiện truyền thông mới, hiện tượng "chia dòng" trên văn đàn cũng ngày một nổi bật, nhà văn truyền thống bắt đầu thường xuyên thay đổi "trận địa".

    H/A: Tài khoản Wechat nhắn tin công khai "7 nhà văn" là một ví dụ điển hình, 7 nhà văn nổi tiếng gồm Tưởng Phương Châu, Phí Dũng, Mộ Dung Tuyết Thôn, Vương Tiểu Sơn, v.v. phối hợp sáng lập "trận địa" văn học "Chúng ta – Giới truyền thông".

    D/H: Các tạp chí văn học chuyển đổi mô hình phát triển là nhằm xây dựng thêm mặt bằng quảng bá, còn tài khoản Wechat nhắn tin công khai của nhà văn là phù hợp với trào lưu đổi mới phương tiện truyền thông và thu hút được nhiều người hâm mộ hơn.

    H/A: Vâng. Điều khiến các nhà văn cảm thấy ngạc nhiên là, lượng đọc tác phẩm được thể hiện bằng số liệu rõ ràng và cụ thể trên tài khoản Wechat nhắn tin công khai.

    D/H: Vâng. Nhà văn Phí Dũng cho biết, trước kia, nhà văn không thể biết có bao nhiêu người đã đọc tác phẩm của mình, không thể tưởng tượng tình huống có hàng vạn bạn đọc cùng đọc tác phẩm của mình, nhưng hiện nay nhà văn đã có thể nắm được số liệu cụ thể.

    H/A: Vâng. Quá trình lập tài khoản Wechat nhắn tin công khai cũng đổi mới nhận thức về sáng tác của nhiều nhà văn. Chẳng hạn, ban đầu, nhằm tiết kiệm thời gian và công sức, nhà văn Phí Dũng sao chép lại tác phẩm cũ của mình và giới thiệu cho cư dân mạng, nhưng hiệu quả không khả quan.

    D/H: Sau nhiều lần thất bại, nhà văn Phí Dũng phát hiện tài khoản Wechat nhắn tin công khai có thể đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, nên tôn trọng "trải nghiệm" của bạn đọc.

    H/A: Chỉ sau 2 tháng ngắn ngủi, tài khoản Wechat nhắn tin công khai "7 nhà văn" đã thu hút hơn 100 nghìn người hâm mộ.

    D/H: Vâng. Sau khi sáng tác và giới thiệu tác phẩm qua tài khoản Wechat nhắn tin công khai, các nhà văn buộc phải cần cù sáng tác hơn.

    H/A: Vâng. Trong thời đại bùng nổ thông tin, nếu muốn được bạn đọc nhớ tên và trụ vững trên văn đàn, thì nhà văn phải đảm bảo luôn có tác phẩm mới được đưa ra. Hiện nay, tài khoản "7 nhà văn" yêu cầu mỗi nhà văn mỗi tuần đều phải đưa ra một tác phẩm mới.

    D/H: Lâu nay, văn học luôn được đánh giá là tài liệu ghi lại dấu ấn tiến trình thời đại. Nhà văn Lý Lập cho rằng, tác giả thế hệ 8X và 9X thích ghi lại thời đại qua kể lại câu chuyện cuộc sống hiện nay, chứ không phải điểm lại lịch sử đi truy tìm đáp án.

    H/A: Vâng. Nhà văn Lý Lập cho biết, làm việc ở tòa nhà văn phòng, sống trong căn phòng chật hẹp, xung quanh đều là những người xa lạ, v.v., những điều này đều khiến giới trẻ ngày càng nhớ về cái đẹp và thuần túy của thời sinh viên, mong có được tình yêu trong sáng. So với lời văn nhạy bén, giới trẻ càng cần sự an ủi từ những "món ăn tinh thần".

    D/H: Đúng vậy. "Câu chuyện nhỏ, ý nghĩa lớn" đã nhận được sự yêu thích của bạn đọc, đã thể hiện nhu cầu thẩm mỹ của đại chúng trong thời đại này.

    H/A: Dù là một việc nhỏ nhưng vẫn dốc hết sức làm cho tốt, thể hiện thái độ và tình cảm qua từng tác phẩm, đây chính là tinh thần của tác phẩm thể loại này.

    D/H: Những tác phẩm được giới thiệu trên ứng dụng mang tên "Xưởng Nhất Cá" của nhà văn Hàn Hàn được đánh giá đã hướng dẫn phong cách viết văn này.

    H/A: Vâng. Những tác phẩm này có nội dung và phong cách thể hiện cá tính, cốt truyện và nhân vật bám sát hiện thực, kết cục giống như tác phẩm của nhà văn Mỹ nổi tiếng O Henry "hợp tình hợp lý, nằm ngoài dự đoán".

    D/H: Ứng dụng "Xưởng Nhất Cá" của nhà văn Hàn Hàn ra mắt vào năm 2013. Trong 3 năm qua, mặt bằng này đã thu hút nhiều tác giả tham gia. Những tác giả này tuy có thân phận khác nhau, nhưng đa số là các bạn trẻ sinh sống ở đô thị, có nhà báo, bác sĩ tâm lý, Tổng Giám đốc Điều hành công ty khai thác Internet, thậm chí có công nhân làm ở công trường xây dựng.

    H/A: Vâng. Kết quả điều tra hữu quan cho thấy, các tác giả trên mặt bằng "Xưởng Nhất Cá" có độ tuổi bình quân khoảng 30 tuổi, có sự từng trải nhất định, đã quan sát và có sự hiểu biết nhất định đối với xã hội, cũng có kinh nghiệm về viết văn. Họ biến hiện thực và tình cảm cá nhân thành từng câu chuyện, giống như người khai thác tình cảm của những người sinh sống ở đô thị.

    D/H: Năm ngoái, Công ty điện ảnh Đình Đông—"anh em ruột" của ứng dụng "Xưởng Nhất Cá" đã thành lập. Thực ra, trong gần 2 năm qua, nhiều ứng dụng về văn học đều hướng tầm nhìn vào màn bạc trên cơ sở chú trọng kết hợp điện thoại di động với ấn phẩm giấy.

    H/A: Vâng. Nhân sĩ trong ngành cho biết, sau khi tác giả văn học mạng bắt đầu có lượng người hâm mộ đạt chỉ tiêu nhất định, tác phẩm của họ sẽ được xuất bản ngay. Đồng thời, tác phẩm được quảng bá nhiều nhất sẽ chuyển thể thành điện ảnh và phim truyền hình. Mô hình này sẽ trở thành một khâu cực kỳ quan trọng trong chuỗi ngành công nghiệp văn học.

    D/H: Qua những cụm từ như "Tiểu thời đại", "Hạnh phúc nhỏ nhoi nhưng chắc chắn", "Câu chuyện nhỏ, ý nghĩa lớn", ... chúng ta có thể thấy, văn học đang chuyển từ "lớn" đến "nhỏ" trong thời đại đọc qua di động.

    H/A: Theo nhà văn Lý Lập, một mặt do đặc trưng sáng tác được phương tiện và bạn đọc cùng tham gia và thúc đẩy, hiện nay rất khó xuất hiện tác phẩm có bố cục hoành tráng như "Thế giới bình thường", "Trăm năm cô đơn". Nhưng, mặt khác, những "Câu chuyện nhỏ, ý nghĩa lớn" sẽ ghép các mảnh nhỏ thành bức tranh thời đại, việc chắp ghép này không chỉ dựa vào sự sáng tác của nhà văn, mà còn đòi hỏi sự tham gia của bạn đọc. 

    D/H: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay đến đây là hết, Duy Hoa cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.

    H/A: Hùng Anh xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hóa" tuần tới.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>